HỘI THẢO

Hướng đi mới cho nghề nuôi cá tra ở An Giang

Ngày đăng: 18 | 03 | 2011

Với khoảng 1.200 ha, An Giang là tỉnh có diện tích nuôi cá tra lớn thứ hai ở đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) chỉ sau Ðồng Tháp. Hiện tại, nghề nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn do thiếu sự liên kết. Khắc phục điểm yếu này, tỉnh đang đẩy mạnh việc liên kết, trong đó chú trọng đến chuỗi liên kết dọc để nghề nuôi cá tra này phát triển bền vững.

Tại An Giang, hiện cá tra nguyên liệu có giá từ 24.000 đến 25.000 đồng/kg, tăng 4.000 đến 5.000 đồng/kg so với cuối năm 2010, cao nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, theo người nuôi cá tra, với mức giá này, người nuôi cá vẫn chưa có lãi vì tất cả đầu vào đã tăng, nghề nuôi cá tra còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Ông Lê Văn Mạnh ở xã cù lao Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, người có nhiều năm kinh nghiệm nuôi cá tra cho biết: 'Năm 2010, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng mười lần, ba tháng đầu năm nay, giá thức ăn tăng thêm hai lần nữa. Giá xăng, dầu, điện tiếp tục tăng nên đã đẩy giá thức ăn tự chế lên hơn 10.000 đồng/kg, thức ăn công nghiệp của các nhà máy khoảng 12.000 đồng/kg. Trong khi đó để có 1kg cá thương phẩm phải tốn từ 1,7 đến 2 kg thức ăn, cho nên giá thành cá tra hiện hơn 22.000 đồng/kg. Với mức lãi hơn 3.000 đồng/kg, tỷ suất lợi nhuận hơn 10% chia đều cho bảy tháng nuôi, thì mỗi tháng chỉ lãi hơn 1%, thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng. Ðó là chưa kể người nuôi cá tra còn đối mặt với nhiều rủi ro khác do thiên tai, dịch bệnh, giá luôn bấp bênh... Vì vậy, người nuôi cá vẫn dè chừng, không dám nuôi nhiều'.
Do nhiều năm thua lỗ, cho nên những hộ nuôi nhỏ lẻ ở An Giang một số 'treo' ao, bè, một số bán hoặc cho doanh nghiệp thuê để nuôi cá. Hiện tại, vùng cá tra nguyên liệu của tỉnh đều do doanh nghiệp đầu tư, liên kết với những hộ. Tuy nhiên, việc liên kết này chưa nhiều, chưa vững chắc. Thấy được việc liên kết là hướng mở cho nghề nuôi cá tra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang đã triển khai mô hình chuỗi liên kết dọc cá tra được các doanh nghiệp, người nuôi hưởng ứng tích cực. Trong chuỗi liên kết này, An Giang chọn ba doanh nghiệp làm nòng cốt trong xây dựng chuỗi liên kết dọc gồm Công ty cổ phần Việt An, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang và Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Thuận An. Các doanh nghiệp này đều có vùng nguyên liệu nuôi cá tra, một số đạt chuẩn Global Gap (thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu), có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu cá tra. Chi cục phó Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, Phó Ban điều hành chuỗi liên kết dọc cá tra Trần Văn Nhì cho biết, mục tiêu của chuỗi liên kết là cân đối đầu vào và đầu ra, bảo đảm hài hòa lợi ích và chia sẻ rủi ro giữa các bên; dễ dàng thực hiện truy xuất nguồn gốc, bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và nâng cao năng suất hiệu quả kinh doanh của các thành viên trong chuỗi. Kinh phí thực hiện chuỗi liên kết dọc cá tra là hơn 8,3 tỷ đồng, trong đó ngân sách hỗ trợ 3,8 tỷ đồng.
Ngoài doanh nghiệp, chuỗi liên kết dọc gồm có các cơ sở sản xuất, ươm giống, nuôi, sản xuất thức ăn, hóa chất, thuốc thú y, doanh nghiệp và thị trường. Doanh nghiệp có ban điều hành chuỗi liên kết dọc, bộ phận giám sát, đàm phán, liên kết toàn bộ chuỗi bằng các hợp đồng kinh tế xem người nuôi cần những gì từ giống, thức ăn, thuốc thú y... bảo đảm theo một quy trình chặt chẽ, khoa học. Việc liên kết này không phân biệt thành phần kinh tế, mọi người có thể tham gia. Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Thuận An Khưu Thị Cẩm Nhung, cho biết, 'thực hiện chuỗi liên kết dọc, công ty Thuận An ký kết với các đối tác tham gia vào quy trình từ sản xuất, nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ cá tra. Trong chuỗi liên kết dọc tạo ra giá trị con cá tra, các bên liên quan đều có quyền lợi và nghĩa vụ gắn chặt với nhau nên ít xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp hay phá vỡ hợp đồng như liên kết bốn nhà, giúp nghề nuôi cá tra phát triển bền vững. Vì vậy, hiện tại dù nguồn cá tra nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu thiếu nhưng nhờ chủ động liên kết, công ty vẫn đủ cá tra nguyên liệu đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu mà công ty đã ký kết'.
AGROINFO – Theo Báo Nhân dân

Nguồn: http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/kinh-te/kinh-t-tin-chung/h-ng-i-m-i-cho-ngh-nuoi-ca-tra-an-giang-1.288799#fwMag8PhEumb

NỘI DUNG KHÁC

Thanh long, cây làm giàu của nông dân Bình Thuận

18-3-2011

Thanh long hiện là cây làm giàu của hàng chục nghìn hộ nông dân ở Bình Thuận. Bình Thuận đang tiếp tục Phát triển cây thanh long để góp phần mang lại niềm vui, sự ấm no, giàu có cho bà con nông dân...

Gian nan phục hồi rừng Hoàng Liên

17-3-2011

Vụ cháy lịch sử VQG Hoàng Liên, Lào Cai đầu tháng 2/2010 được ghi nhận là lớn nhất nhiều năm trở lại đây khi thiêu rụi hơn 700 ha rừng. Một năm sau vụ hỏa hoạn, công việc khôi phục diện tích rừng bị cháy đang gặp không ít khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ tái cháy.

Khánh Hòa: Mùa mía ngọt

17-3-2011

Trong khi người trồng mía tại Gia Lai đang khóc dở mếu dở vì các Nhà máy đường thu mua mía chậm khiến cho mía bị chết khô ảnh hưởng đến năng suất và chữ đường thì người trồng mía tại Khánh Hoà lại rất phấn khởi vì mía vừa được giá được mùa.

Trà Vinh: Nông dân được mùa, được giá

16-3-2011

Nông dân ở các huyện Cầu Kè, Trà Cú và Càng Long (tỉnh Trà Vinh) đã thu hoạch xong 15.000 ha lúa đông xuân xuống giống trong đợt I. Năng suất bình quân đạt gần 6 tấn/ha, tăng 0,4 tấn/ha so vụ lúa đông xuân trước. Đáng mừng là, lúa thu hoạch đúng vào thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Trà Vinh nói riêng đang triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo theo chỉ đạo của Chính phủ.

Lạng Sơn tạo “cú hích” thúc đẩy chăn nuôi phát triển

16-3-2011

Đàn bò của tỉnh Lạng Sơn tuy vẫn đang trên đà phát triển, nhưng đa phần các mô hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh là nhỏ lẻ, chất lượng của đàn vật nuôi chưa được chú trọng đúng mứcChính vì vậy việc cải tạo chất lượng đàn vật nuôi, đặc biệt là đàn bò là một nhiệm vụ đặt ra vừa cấp bách, vừa lâu dài đối với ngành chăn nuôi Lạng Sơn.

Nông dân Kon Tum điêu đứng vì nắng hạn

16-3-2011

Chúng tôi đến xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum), khi bà con nông dân ở đây đang dốc sức chống hạn. Ông Hồ Đình Tài, Chủ tịch HĐND xã cho biết: Vụ đông xuân năm nay cả xã gieo trồng 280ha lúa. Đến nay, đã có 17ha khô cháy. Nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài thêm sẽ có 5 đến 10ha lúa tiếp tục khô cháy.

Bình Định: Trồng bắp lai nuôi cho bò sữa

15-3-2011

Ngày 9/3, Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam phối hợp với trang trại nuôi bò sữa Bình Định (Công ty TNHH Một thành viên bò sữa Việt Nam) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trồng bắp lai làm thức ăn cho bò sữa tại địa bàn xã Cát Tài (huyện Phù Cát).

Cà Mau: Nỗ lực nâng cao năng suất tôm - lúa

15-3-2011

Là tỉnh ven biển, Cà Mau có nhiều lợi thế để phát nuôi trồng thủy sản, nhất là sản xuất theo mô hình lúa-tôm. Tuy nhiên, thời gian qua năng suất nuôi tôm, trồng lúa của tỉnh tăng rất chậm và thấp xa so với các tỉnh trong khu vực. Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã có nhiều nỗ lực để đưa năng suất tôm-lúa ra khỏi vùng trũng.

Sơn Dương (Tuyên Quang): Cây mía giúp dân xoá nghèo

7-3-2011

“Cứ sau mỗi vụ thu hoạch mía bộ mặt nông thôn lại thay đổi rất lớn. Nhà nào diện tích đất ít thì lâu thoát nghèo hơn, cây mía không chỉ giúp dân thoát nghèo mà còn làm giàu”. Đó là những tâm sự rất chân tình của ông cán bộ xã có diện tích đất trồng mía lớn nhất huyện Sơn Dương. Một trong những xã điển hình chứng minh cho lợi ích từ trồng cây mía.

Giúp nông dân sản xuất theo hướng bền vững

4-3-2011

TP Cần Thơ có 116.992 ha đất nông nghiệp, hệ số sử dụng đất gần 2,5. Hàng năm nông dân thành phố canh tác lúa khoảng 210.000 ha, sản lượng 1,1 – 1,2 triệu tấn/năm. Riêng năm 2010, với 208.897ha lúa, sản lượng đạt lỷ lục 1.231.040 tấn. Trong đó, trên 80% lúa chất lượng cao, đặc biệt là các giống lúa thơm đặc sản như Jasmine 85, VD20.

"Nút thắt” của làng nghề Phú Túc

4-3-2011

Xã Phú Túc (Phú Xuyên, Hà Nội) từng được ca ngợi là "làng tỉ phú" nhờ có nghề xuất khẩu hàng mây, tre đan. Nhưng hiện nay, hàng trăm cơ sở đang phải "đắp chiếu" hoặc sản xuất cầm chừng, sản phẩm làm ra không xuất khẩu được vẫn ứ đọng trong kho, hàng nghìn lao động không còn việc làm… Các doanh nghiệp đang kêu trời vì đã cạn vốn trong khi nguồn vốn hỗ trợ lãi suất chưa thể tiếp cận.

Xã Trung Tú (Ứng Hòa): No đủ nhờ trồng nấm

4-3-2011

Chưa đầy hai năm kể từ khi Hội Nông dân huyện Ứng Hòa đưa nghề trồng nấm về xã Trung Tú, nhiều hộ nông dân trong xã đã trở nên khấm khá. Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Tú Dư Văn Chiến chia sẻ, nhờ có nghề trồng nấm mà đời sống của bà con đổi thay.