HỘI THẢO

Nông dân xung phong hiến đất, góp công

Ngày đăng: 04 | 04 | 2011

Nhiều nông dân ở Hòa Bình đã xung phong hiến đất để xây dựng nhà văn hóa, góp tiền làm đường, góp sức làm cầu... Những đóng góp tích cực ấy đã và đang làm cho bộ mặt nông thôn ở Hoà Bình ngày một thay đổi.

Đối với các thôn, bản đến ăn còn chẳng no, việc xây dựng một nhà văn hóa thôn đang là "gánh nặng", ấy vậy mà đối với người dân ở xóm Bống, một xóm nghèo 100% dân số là đồng bào dân tộc Mường, thuộc xã Bắc Phong, huyện Cao Phong thì chuyện đó dễ như… lấy đồ vật trong túi.
Cây cầu tránh lũ vào thôn Đai do người dân góp công sức xây dựng.
 
Từ chuyện ở xóm Bống
Chị Bùi Thị Nhi - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ xóm Bống kể: "Nhiều năm liền, khi chưa có nhà văn hóa, mỗi lần đi tập huấn về, chúng tôi phải gọi chị em đến tận nhà riêng, hoặc vào từng hộ để phổ biến kiến thức. Cuối năm, chị em có muốn gặp gỡ, liên hoan, ăn uống cũng phải nhờ vả nhà dân. Trẻ con trong xóm cũng không có lấy một chỗ để học hành, vui Tết trung thu. Bí lắm".
Tình trạng ấy đã chấm dứt từ năm 2009, với sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), chính quyền huyện và xã đã xây dựng cho xóm một nhà văn hoá khang trang với tổng kinh phí 49,3 triệu đồng. Số tiền đó có lẽ sẽ làm thất vọng không ít người vì giá trị đầu tư một nhà văn hóa hiện nay thường ở mức thấp nhất là 100 triệu đồng. Nhưng chỉ qua vài cuộc họp với dân xóm Bống, mọi khó khăn đã được tháo gỡ, vì người dân đã xác định được số tiền trên thực chất chỉ là vốn "mồi" để người dân tự đóng góp xây dựng cho mình một nhà văn hoá.
Anh Bùi Văn Thường - một hộ dân trong xóm, là người đi tiên phong khi xung phong hiến 320m2 đất của mình ở cạnh trục đường chính, nằm giữa trung tâm của thôn để làm địa điểm xây nhà văn hóa. Những người dân còn lại, người góp xà gồ, người góp gạch đá, hộ thì góp tiền mặt, ai không có tiền thì góp bằng ngày công xây dựng...
Cứ thế, chỉ hơn 1 tháng, nhà văn hóa xóm Bống đã hoàn thành. Tổng chi phí xây dựng và ngày công chỉ hơn 70 triệu đồng nhưng ngôi nhà cũng đủ vững chắc, rộng rãi ngoài sức mong chờ của người dân xóm Bống.
Khi người dân vào cuộc
Ông Đinh Văn Vượng- Phó Giám đốc Sở Kế hoạch- Đầu tư tỉnh Hòa Bình cho biết: "Từ 3 năm nay, UBND tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với JICA thực hiện việc đổi mới quy trình lập kế hoạch kinh tế - xã hội ở cấp xã. Việc lập kế hoạch được triển khai từ thôn, bản qua các cuộc họp xóm, chứ không theo kiểu "lập cho có", từ trên giội xuống như trước đây.
Theo ông Koshida - chuyên gia của JICA, để xây dựng các công trình, Nhà nước và các tổ chức xã hội cần hỗ trợ nông dân số tiền ban đầu, rồi huy động nông dân đóng góp những thứ mà họ dễ chấp nhận như: Ngày công, vật liệu xây dựng sẵn có tại địa phương; cuối cùng mới huy động đóng góp bằng tiền.
Khi thực hiện các kế hoạch đầu tư, trong đó có các công trình xây dựng phải đảm bảo đúng ý dân, được dân ủng hộ và tạo điều kiện để họ sẵn sàng đóng góp bất cứ thứ gì có thể. Đây là điều rất phù hợp và cần thiết để xây dựng chương trình NTM ở cơ sở".
Đến nay, trên địa bàn huyện Cao Phong đã có không ít công trình hạ tầng ở nông thôn được xây dựng nhờ vào sự đóng góp tự nguyện của người dân.
Như cây cầu bắc qua con suối vào xóm Đai, xã Yên Thượng là một ví dụ điển hình. Xóm Đai nằm trên sườn núi, cách trung tâm xã một con suối. Mùa mưa, nước ngập quá đầu người, chảy xiết, vì thế bọn trẻ phải nghỉ học, nhiều người già đau ốm không đến được trạm xá. Những cây cầu tạm bằng tre, bằng ụ đá, thì không chịu được nước lũ.
Vì vậy, ngay khi được chính quyền triển khai xây dựng cầu, người dân rất hứng khởi, và nhà nhà góp tiền, người người góp cát, đá sỏi, ván gỗ làm cốp pha để đổ bê tông. Nhờ đó, chỉ trong một thời gian ngắn cây cầu đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong sự mừng vui của hàng trăm hộ dân nơi đây.
Ông Đinh Văn Vượng cho biết: "Điều quan trọng nhất đối với mỗi công trình hạ tầng ở nông thôn là phải có sự đồng thuận của người dân, đặc biệt họ phải được trực tiếp tham gia vào xây dựng công trình, như cây cầu bắc qua xóm Đai, người dân vừa được trực tiếp làm thợ cầu, vừa giám sát công trình, trên công trường xây cầu khi nào cũng có hàng chục người dân".
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay
 

NỘI DUNG KHÁC

Bình Định đột phá lúa lai?

1-4-2011

Với diện tích sản xuất lúa hàng năm từ 115.000-125.000 ha, mỗi năm Bình Định cần đến khoảng 15.000 tấn giống. Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, trong những năm qua Bình Định thực hiện chuyển đổi nhiều diện tích SX 3 vụ bấp bênh sang SX 2 vụ/năm. Để bảo đảm an ninh lương thực, Bình Định luôn tìm tòi những giống lúa lai cho năng suất cao để đưa vào sản xuất.

Vĩnh Long: Khai thác xuất khẩu các mặt hàng có ưu thế cạnh tranh

1-4-2011

Tỉnh Vĩnh Long đẩy mạnh khai thác xuất khẩu các mặt hàng có ưu thế cạnh tranh như: sản phẩm may mặc, giày da, giày thể thao, hàng thủ công mỹ nghệ, trái cây đóng hộp...góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.

Nam Định: Bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản

1-4-2011

Bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển ngành khai thác thủy sản Nam Định năm 2011; đồng thời phấn đấu sản lượng khai thác đạt 39.500 tấn thủy hải sản, trong đó khai thác biển đạt 37.600 tấn. Để hoàn thành hai mục mục tiêu trên, Nam Định thực hiện các giải pháp, gồm: Tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn tàu cá; củng cố việc tổ chức sản xuất và khai thác hải sản; phát triển nguồn lực cho khai thác thủy sản; hoàn thiện cơ sở hậu cần nghề cá...

Bến Tre: Mưa trái mùa làm hàng ngàn tấn muối bị tan chảy

31-3-2011

Trong những ngày qua, mưa trái mùa xuất hiện làm hàng ngàn tấn muối tan chảy, gây thiệt hại cho diêm dân ở hai huyện Ba Tri và Bình Đại (Bến Tre). Lượng muối bị thiệt hại từ ba nguồn: Đã thu hoạch nhưng chưa kịp đưa vào kho vì còn chứa muối của mùa trước; muối mùa này đang kết hạt trên ruộng và lượng nước biển phơi nhiều ngày đã sánh lại, chuẩn bị kết hạt. Không chỉ mất muối, diêm dân còn vất vả và tốn công sức, chi phí sửa lại khuôn, ao, sân muối mới tiếp tục sản xuất được.

Ly nông không ly hương

31-3-2011

Tuy xã Ấm Hạ (Hạ Hoà, Phú Thọ) mới có 25 hộ mở xưởng sản xuất bóc ván gỗ công nghiệp, nhưng đã tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm lao động. Một trong yếu tố phát triển nghề là đồng vốn Ngân hàng CSXH.

Hà Giang: Trồng cao su, thu hoạch...củi

23-3-2011

Khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt đợt rét đậm, rét hại kéo dài vừa qua như một gáo nước lạnh dội vào "chương trình trọng điểm" của tỉnh Hà Giang khi hơn một nghìn hecta cao su được chăm bẵm, nâng niu suốt mấy năm trời phần lớn đã bị... hạ gục.

Bình Minh (Vĩnh Long): Phát triển kinh tế từ trái thanh trà

23-3-2011

Xuất hiện theo đúng chu kỳ, từ gần tếtcho tới hết tháng 3 âm lịch hàng năm là mùa thu hoạch trái thanh trà. Mùa này, khắp các ngã đường ở huyện Bình Minh, nhất là dọc theo Quốc lộ 54 và đường dẫn vào cầu Cần Thơ, đâu đâu cũng thấy màu vàng rực của loại trái cây đặc sản này.

Quảng Bình :Khuyến công, tạo động lực phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn

23-3-2011

Sau gần 7 năm thực hiện Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 9/6/2004 quy định khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, sự phát triển nghề, làng nghề và cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn (CNNT) với các loại hình như HTX tiểu thủ công nghiệp (TTCN), doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân... ở Quảng Bình đã có những khởi sắc đáng kể.

Bà Rịa- Vũng Tàu: Tiêu thụ muối gặp nhiều khó khăn

21-3-2011

Vụ muối 2010-2011, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có khoảng 1.200ha làm muối, diện tích nhiều nhất là ở thị trấn Long Điền, huyện Long Điền và phường 12, thành phố Vũng Tàu. Thời điểm này, giá muối đang xuống thấp, chỉ còn khoảng 500 đồng/kg muối thường và 800 đồng/kg muối sạch. Tuy nhiên, việc tiêu thụ lại gặp quá nhiều khó khăn.

Hướng đi mới cho nghề nuôi cá tra ở An Giang

18-3-2011

Với khoảng 1.200 ha, An Giang là tỉnh có diện tích nuôi cá tra lớn thứ hai ở đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) chỉ sau Ðồng Tháp. Hiện tại, nghề nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn do thiếu sự liên kết. Khắc phục điểm yếu này, tỉnh đang đẩy mạnh việc liên kết, trong đó chú trọng đến chuỗi liên kết dọc để nghề nuôi cá tra này phát triển bền vững.

Thanh long, cây làm giàu của nông dân Bình Thuận

18-3-2011

Thanh long hiện là cây làm giàu của hàng chục nghìn hộ nông dân ở Bình Thuận. Bình Thuận đang tiếp tục Phát triển cây thanh long để góp phần mang lại niềm vui, sự ấm no, giàu có cho bà con nông dân...

Gian nan phục hồi rừng Hoàng Liên

17-3-2011

Vụ cháy lịch sử VQG Hoàng Liên, Lào Cai đầu tháng 2/2010 được ghi nhận là lớn nhất nhiều năm trở lại đây khi thiêu rụi hơn 700 ha rừng. Một năm sau vụ hỏa hoạn, công việc khôi phục diện tích rừng bị cháy đang gặp không ít khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ tái cháy.