HỘI THẢO

Bình Định đột phá lúa lai?

Ngày đăng: 01 | 04 | 2011

Với diện tích sản xuất lúa hàng năm từ 115.000-125.000 ha, mỗi năm Bình Định cần đến khoảng 15.000 tấn giống. Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, trong những năm qua Bình Định thực hiện chuyển đổi nhiều diện tích SX 3 vụ bấp bênh sang SX 2 vụ/năm. Để bảo đảm an ninh lương thực, Bình Định luôn tìm tòi những giống lúa lai cho năng suất cao để đưa vào sản xuất.

Ông Hồ Ngọc Hùng-Phó GĐ Sở NN-PTNT Bình Định khẳng định: “Trong những năm qua, trong tiến trình đô thị hóa, nhiều diện tích đất sản xuất ở Bình Định đã phải nhường chỗ cho những công trình khác. Đất nông nghiệp ngày càng teo tóp, vụ sản xuất/năm giảm xuống, để bảo đảm tổng sản lượng lương thực ổn định ở con số 640.000 tấn/năm chỉ có mỗi giải pháp là đưa các giống lúa có tiềm năng năng suất cao vào SX, điển hình là lúa lai”.
Thế nhưng khi đụng đến giống lúa lai, người sản xuất phải đối mặt với giá giống quá, nguồn giống cũng không chủ động, lúc có lúc không vì lệ thuộc nhiều vào nguồn giống nhập khẩu. Đắt hàng, chuyện cung ứng lập tức trở nên xô bồ, người sản xuất chẳng được mấy yên tâm về chất lượng giống. Ông Lại Đình Hòe - Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB) thừa nhận: “Qua theo dõi, chúng tôi nhận thấy chất lượng của các giống lúa lai được đưa vào SX trên địa bàn DHNTB trong những năm qua không được ổn định”.
Trước thực tiễn này, ngành nông nghiệp Bình Định luôn ưu tiên dành kinh phí cho công việc tìm tòi, khảo nghiệm những giống lúa lai mới để so sánh, chọn lọc ra những giống phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương và có tiềm năng năng suất cao, chất lượng gạo ngon để cung ứng cho nông dân. Trong vụ đông xuân này, Trung tâm Giống cây trồng Bình Định đã phối hợp với Cty TNHH Cường Tân khảo nghiệm 4 giống lúa lai mới tại thôn Thuận Thái, xã Nhơn An (An Nhơn-Bình Định). Đó là các giống Nhị ưu 838 dòng mới, TH 7-2, TH 3-3 và CT 16 so với giống lúa đối chứng là Nhị ưu 838.
Kết quả cho thấy rất khả quan, bộ giống lúa nói trên đều cho năng suất từ 70-91 tạ/ha. Đặc biệt giống Nhị ưu 838 dòng mới cho năng suất đến 91 tạ/ha. Càng đặc biệt hơn, giống TH 3-3 cho chất lượng gạo ngon, có thời gian sinh trưởng ngắn từ 100-105 ngày, thấp cây chống ngã đổ và thích hợp trên mọi chân đất và mọi thời vụ. Nông dân Phan Đình Phùng ở thôn Thuận Thái cho hay: “Trong vụ đông xuân này gia đình tôi SX được 6 sào lúa, đây là lần đầu tiên được sử dụng những giống lúa lai mới do Cty TNHH Cường Tân cung ứng. Quả là những giống lúa tốt, rất hấp dẫn. Từ nay tôi sẽ duy trì miết những giống lúa này”.
Ông Lê Minh Toán-Phó chủ tịch UBND huyện An Nhơn bày tỏ: “An Nhơn SX 7.400 ha lúa, trong đó có khoảng 5.400 ha được chuyển từ 3 vụ sang SX 2 vụ/năm nên chúng rất ghiền những giống lúa lai năng suất cao mà ngán ngày. Qua cuộc khảo nghiệm lần này, chúng tôi nhận thấy những giống lúa nói trên đều phù hợp với địa phương, vừa cho năng suất cao vừa cho gạo ngon đáp ứng được với người tiêu dùng hiện nay”.
GS.TS Nguyễn Thị Trâm, tác giả bộ giống lúa lai nội TH, bộc bạch: “Chúng tôi đã lấy giống lúa chất lượng cao Hương Cốm làm dòng bố lai với dòng mẹ để cho ra giống TH 7-2. Qua khảo nghiệm lần này chúng tôi nhận ra giống TH 7-2 vẫn còn nhiều nhược điểm như tỷ lệ hạt mẩy còn thấp, trong thời gian tới chúng tôi sẽ cải tiến để nâng cao độ mẩy hạt lên thì nó mới có thể cho năng suất cao. Khi hoàn thiện thì giống TH 7-2 là bước tiến mới của chúng tôi, đến lúc ấy chúng tôi sẽ đưa ra SX đại trà”.
Tuy nhiên hầu hết nông dân đã tiếp cận với những giống lúa lai mới của Cty TNHH Cường Tân đều có chung nỗi lo là về giá cả. Lời phát biểu của ông Đoàn Văn Sáu- GĐ Cty TNHH Cường Tân đã trấn an nông dân: “Tôi bảo đảm những giống lúa lai do công ty chúng tôi SX khi đến tay nông dân sẽ có giá thấp hơn nhiều so với những giống lúa lai đang có mặt tại Việt Nam, chất lượng sẽ rất tốt”.
Ông Hồ Ngọc Hùng, Phó GĐ Sở NN-PTNT Bình Định: “Trong thời gian tới Bình Định vẫn sẽ duy trì chính sách hỗ trợ cho nông dân 25% giá các giống lúa lai để khuyến khích bà con mạnh dạn đưa vào sản xuất”.
 
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam
 

NỘI DUNG KHÁC

Vĩnh Long: Khai thác xuất khẩu các mặt hàng có ưu thế cạnh tranh

1-4-2011

Tỉnh Vĩnh Long đẩy mạnh khai thác xuất khẩu các mặt hàng có ưu thế cạnh tranh như: sản phẩm may mặc, giày da, giày thể thao, hàng thủ công mỹ nghệ, trái cây đóng hộp...góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.

Nam Định: Bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản

1-4-2011

Bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển ngành khai thác thủy sản Nam Định năm 2011; đồng thời phấn đấu sản lượng khai thác đạt 39.500 tấn thủy hải sản, trong đó khai thác biển đạt 37.600 tấn. Để hoàn thành hai mục mục tiêu trên, Nam Định thực hiện các giải pháp, gồm: Tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn tàu cá; củng cố việc tổ chức sản xuất và khai thác hải sản; phát triển nguồn lực cho khai thác thủy sản; hoàn thiện cơ sở hậu cần nghề cá...

Bến Tre: Mưa trái mùa làm hàng ngàn tấn muối bị tan chảy

31-3-2011

Trong những ngày qua, mưa trái mùa xuất hiện làm hàng ngàn tấn muối tan chảy, gây thiệt hại cho diêm dân ở hai huyện Ba Tri và Bình Đại (Bến Tre). Lượng muối bị thiệt hại từ ba nguồn: Đã thu hoạch nhưng chưa kịp đưa vào kho vì còn chứa muối của mùa trước; muối mùa này đang kết hạt trên ruộng và lượng nước biển phơi nhiều ngày đã sánh lại, chuẩn bị kết hạt. Không chỉ mất muối, diêm dân còn vất vả và tốn công sức, chi phí sửa lại khuôn, ao, sân muối mới tiếp tục sản xuất được.

Ly nông không ly hương

31-3-2011

Tuy xã Ấm Hạ (Hạ Hoà, Phú Thọ) mới có 25 hộ mở xưởng sản xuất bóc ván gỗ công nghiệp, nhưng đã tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm lao động. Một trong yếu tố phát triển nghề là đồng vốn Ngân hàng CSXH.

Hà Giang: Trồng cao su, thu hoạch...củi

23-3-2011

Khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt đợt rét đậm, rét hại kéo dài vừa qua như một gáo nước lạnh dội vào "chương trình trọng điểm" của tỉnh Hà Giang khi hơn một nghìn hecta cao su được chăm bẵm, nâng niu suốt mấy năm trời phần lớn đã bị... hạ gục.

Bình Minh (Vĩnh Long): Phát triển kinh tế từ trái thanh trà

23-3-2011

Xuất hiện theo đúng chu kỳ, từ gần tếtcho tới hết tháng 3 âm lịch hàng năm là mùa thu hoạch trái thanh trà. Mùa này, khắp các ngã đường ở huyện Bình Minh, nhất là dọc theo Quốc lộ 54 và đường dẫn vào cầu Cần Thơ, đâu đâu cũng thấy màu vàng rực của loại trái cây đặc sản này.

Quảng Bình :Khuyến công, tạo động lực phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn

23-3-2011

Sau gần 7 năm thực hiện Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 9/6/2004 quy định khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, sự phát triển nghề, làng nghề và cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn (CNNT) với các loại hình như HTX tiểu thủ công nghiệp (TTCN), doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân... ở Quảng Bình đã có những khởi sắc đáng kể.

Bà Rịa- Vũng Tàu: Tiêu thụ muối gặp nhiều khó khăn

21-3-2011

Vụ muối 2010-2011, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có khoảng 1.200ha làm muối, diện tích nhiều nhất là ở thị trấn Long Điền, huyện Long Điền và phường 12, thành phố Vũng Tàu. Thời điểm này, giá muối đang xuống thấp, chỉ còn khoảng 500 đồng/kg muối thường và 800 đồng/kg muối sạch. Tuy nhiên, việc tiêu thụ lại gặp quá nhiều khó khăn.

Hướng đi mới cho nghề nuôi cá tra ở An Giang

18-3-2011

Với khoảng 1.200 ha, An Giang là tỉnh có diện tích nuôi cá tra lớn thứ hai ở đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) chỉ sau Ðồng Tháp. Hiện tại, nghề nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn do thiếu sự liên kết. Khắc phục điểm yếu này, tỉnh đang đẩy mạnh việc liên kết, trong đó chú trọng đến chuỗi liên kết dọc để nghề nuôi cá tra này phát triển bền vững.

Thanh long, cây làm giàu của nông dân Bình Thuận

18-3-2011

Thanh long hiện là cây làm giàu của hàng chục nghìn hộ nông dân ở Bình Thuận. Bình Thuận đang tiếp tục Phát triển cây thanh long để góp phần mang lại niềm vui, sự ấm no, giàu có cho bà con nông dân...

Gian nan phục hồi rừng Hoàng Liên

17-3-2011

Vụ cháy lịch sử VQG Hoàng Liên, Lào Cai đầu tháng 2/2010 được ghi nhận là lớn nhất nhiều năm trở lại đây khi thiêu rụi hơn 700 ha rừng. Một năm sau vụ hỏa hoạn, công việc khôi phục diện tích rừng bị cháy đang gặp không ít khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ tái cháy.

Khánh Hòa: Mùa mía ngọt

17-3-2011

Trong khi người trồng mía tại Gia Lai đang khóc dở mếu dở vì các Nhà máy đường thu mua mía chậm khiến cho mía bị chết khô ảnh hưởng đến năng suất và chữ đường thì người trồng mía tại Khánh Hoà lại rất phấn khởi vì mía vừa được giá được mùa.