ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Ngành mía đường Việt Nam: ’Ăn đong’ từng vụ

Ngày đăng: 12 | 10 | 2010

Niên vụ mía đường bắt đầu được hơn gần 1 tháng nay. Theo lẽ thường, giá đường sẽ giảm do nguồn cung dồi dào, thế nhưng năm nay, quy luật này đã bị phá vỡ.

Hiện tại, giá đường bán buôn của nhà máy hiện ở mức 17.000 đồng/kg. Giá bán lẻ tại các chợ đầu mối và siêu thị dao động từ 20.000- 22.000 đồng/kg tùy loại. Như vậy từ đầu năm 2010 đến nay, giá đường trắng đã tăng 3 lần.

Nguyên nhân do thiếu hụt nguồn cung. Sản lượng đường niên vụ vừa rồi trên thế giới giảm gần 5 triệu tấn nên không chỉ Việt Nam mà các nước sử dụng nhiều đường như Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ... cũng nhập khẩu dự trữ thêm đường.

Những năm gần đây, lượng đường tiêu thụ, sản xuất công nghiệp trong nước trung bình khoảng 1,3-1,4 triệu tấn/năm. Nhưng năm nay, kế hoạch sản xuất 1 triệu tấn cũng rất khó hoàn thành bởi đợt hạn hán.

Thống kê của Bộ NN-PTNT, vụ mía vừa qua, diện tích các vùng mía nguyên liệu cả nước tăng 3-4% với diện tích tăng không nhiều thì chưa thể tạo ra đột biến về sản lượng mía, bởi mía dù thâm canh tốt cũng chỉ đáp ứng không quá 70% nhu cầu của các nhà máy đường. Trên thực tế trong những năm gần đây cây mía hiện đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi cây cao su, cà phê, tiêu, điều, sắn mì...  hay các cây trồng khác cho thu nhập cao hơn, nên diện tích mía thực tế hiện ở một số địa phương chỉ bằng một nửa so với quy hoạch. Quảng Ngãi, địa phương nổi tiếng trong trồng mía và chế biến đường hàng chục năm qua thì nay diện tích mía chỉ còn 4.000-5.000 hécta, bình quân giảm 500-1.000 hécta mía mỗi năm.

Chương trình "Một triệu tấn đường tới năm 2000" được nhà nước đầu tư bằng cách bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn mua thiết bị của nước ngoài lên tới hơn nửa tỷ USD và kết quả, tới nay, cả nước còn 40 nhà máy đường với công suất ép mía 97.200 tấn mỗi ngày, mỗi vụ sản xuất kéo 5 tháng, về lý thuyết cần 14 - 15 triệu tấn mía cây. Thế nhưng diện tích mía trong nước nằm trong vùng nguyên liệu của các nhà máy hiện chỉ có 220.000 hécta và có xu hướng giảm dần, năng suất lại thuộc mức thấp nhất thế giới, chỉ 54 tấn/hécta, bằng một nửa so với Thái Lan và nhiều năm qua giữ ở mức này, thậm chí còn giảm năng suất do nông dân không quan tâm đầu tư. Lượng mía cây năm trước của Việt Nam đạt khoảng 11-12 triệu tấn, nhưng năm nay dự báo có thể thấp hơn nhiều do thời tiết.

Hiện tại giá thu mua mía nguyên liệu tại chỗ cho các thương lái đến từ các tỉnh khác khoảng 900 - 1.020 đồng/kg, đây thực sự là niềm mơ ước đối với người trồng mía. Thế nhưng khi giá mía lên cao doanh nghiệp lại bắt đầu lo nỗi lo muôn thuở của ngành nông nghiệp đó là tình trạng tranh mua nguyên liệu.

Một số ý kiến cho rằng giá mía nguyên liệu liên tục tăng, là do Hiệp hội không liên kết được các thành viên, dẫn tới tình trạng tranh mua, tranh bán. Đáng lẽ khi giá mía xuống thấp hay lên cao, doanh nghiệp vẫn phải giữ giá và mua cho nông dân với giá mía theo hợp đồng đã ký. Doanh nghiệp phải đầu tư trở lại vùng nguyên liệu, chia sẻ với nông dân. Đó là cách làm bền vững. Còn cách làm như hiện nay vẫn là ăn đong, chạy theo thời vụ.

Một chuyên gia gắn bó lâu năm với ngành mía đường từng nói: Việt Nam có đủ điều kiện về con người và phương tiện sản xuất đường nhưng chưa được phát huy tối đa. Mỗi năm các doanh nghiệp phải bỏ ra tới 200 triệu USD để nhập khẩu đường, trong khi nông dân thiếu việc làm.

Trường ca thiếu mía thì tăng giá, nông dân đổ xô trồng mía, lại gây thừa mía, giảm giá, lại phải chặt bỏ, trồng cây khác... dường như một điệp khúc lặp đi lặp lai, khiến niềm vui của cả người nông dân và doanh nghiệp ngắn chẳng tày gang. Và cuộc “chạy đua” giữa các nhà máy đường liệu có xảy ra như ở niên vụ trước?

Phan Nam – DĐDN

NỘI DUNG KHÁC

Mở lối cho doanh nghiệp nhỏ

4-10-2010

Muốn phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa VN cần giải quyết tốt bài toán về vốn và nhân lực...

Chỉ tiêu kinh tế 2010: Lo nhập siêu, mừng xuất khẩu

4-10-2010

Nền kinh tế phục hồi khá nhanh song kinh tế vĩ mô vẫn thiếu nền tảng vững chắc, chất lượng tăng trưởng thấp, tiềm ẩn không ít bất trắc…

Cây trồng biến đổi gen: Có thể giúp nông nghiệp vượt qua biến đổi khí hậu

1-10-2010

Sáng qua 30/9, Bộ NN&PTNT phối hợp cùng với Đại sứ quán Mỹ tổ chức Hội thảo: "Công nghệ sinh học - Hướng phát triển cho tương lai".

Doanh nghiệp - hàng xáo chưa có tiếng nói chung

21-9-2010

Doanh nghiệp với hàng xáo (người thu mua, bán lúa) chỉ gắn kết với nhau bằng cam kết, thỏa thuận chứ chưa có hợp đồng kinh tế mang tính pháp lý chặt chẽ.

Phát triển nông nghiệp bền vững: Tính tất yếu khách quan của tích tụ ruộng đất

20-9-2010

Không riêng gì gạo, các nông sản khác của Việt Nam cũng gặp phải những vấn đề về tính đồng đều của chất lượng để có một thương hiệu bền vững.

Phải giải quyết được cơ chế lợi ích và chế tài xử phạt

20-9-2010

Nếu không thoát khỏi thói quen sản xuất nhỏ, nông nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều thua thiệt cả ở thị trường trong và ngoài nước.

“Việt Nam là nơi đầu tư rất hiệu quả”

15-9-2010

Đó là nhận xét chung của nhiều đại biểu dự Hội thảo “Quan hệ Việt – Mỹ đang phát triển đến đâu và hai nước sẽ làm gì trong trong thời gian tới”, diễn ra sáng 15/9 (theo giờ Hà Nội), tại Washington, Mỹ.

Tại sao có Quota, DN vẫn không nhập đường?

26-8-2010

AGROINFO - Từ hơn tuần nay, giá đường trên thị trường liên tục tăng và nhiều người lo sợ cơn sốt đường sẽ lặp lại như thời điểm cuối năm 2009. Nhưng các nhà quản lý thì trấn an: Không lo sốt.

Ứng dụng khoa học và công nghệ Góp phần nâng cao giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp

25-8-2010

AGROINFO - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng dẫn đầu cả nước về sản lượng thủy sản xuất khẩu và là vùng sản xuất nhiều loại cây, trái nổi tiếng. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh các sản phẩm nông sản của vùng ĐBSCL còn yếu, nhất là đối với thị trường xuất khẩu. Không có thương hiệu được xem là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng vừa nêu. Vì thế, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm được xem là một trong những việc cấp thiết.

Nỗi lo xuất khẩu hàng mây tre đan vào châu Âu

13-8-2010

AGROINFO - Ngay từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp (DN) làm hàng mây tre đan lát xuất khẩu kỳ vọng nhiều vào tình hình sản xuất năm nay với những đơn hàng đã nhiều hơn hẳn so với năm 2009. Thế nhưng, niềm vui ấy vừa đến thì cơn "sóng gió" nợ ở châu Âu diễn ra khiến các nhà xuất khẩu mặt hàng này lại đứng ngồi không yên.

Doanh nghiệp đầu tư vào gạo thương hiệu

13-8-2010

AGROINFO - Gạo thương hiệu có thể xuất 760-800 USD/tấn, trong khi gạo cấp thấp bán trầy trật mới được 320-330 USD/tấn. Xuất khẩu gạo cấp thấp, giá rẻ từng được coi là thế mạnh của Việt Nam. Nhưng gần đây, thế mạnh đó ngày càng yếu đi khi một số thị trường đổi qua nhập gạo chất lượng cao. Nếu nhà nước và doanh nghiệp không nhanh chóng đầu tư vùng nguyên liệu gạo chất lượng cao, thay đổi phương thức kinh doanh sẽ hụt hơi.

Có thể kiện doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá tại VN

12-8-2010

AGROINFO - Nếu đã tiết giảm chi phí tối đa nhưng giá bán của doanh nghiệp trong nước vẫn cao hơn nhiều lần so với sản phẩm cùng loại xuất sang Việt Nam thì có thể nhờ đến Hiệp hội, Cục quản lý cạnh tranh xem xét khởi kiện.