ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Phải giải quyết được cơ chế lợi ích và chế tài xử phạt

Ngày đăng: 20 | 09 | 2010

Nếu không thoát khỏi thói quen sản xuất nhỏ, nông nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều thua thiệt cả ở thị trường trong và ngoài nước.

Ông Tăng Minh Lộc, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT)trả lời phỏng vấn báo TNVN về vấn đề liên kết 4 nhà.

** Nhiều chuyên gia ngành nông nghiệp nhận xét, trong hội nhập nếu không có liên kết thì người nông dân chỉ có thể quanh quẩn ở ao nhà chứ không thể ra biển lớn. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Tăng Minh Lộc

Ông Tăng Minh Lộc: Đúng là nông nghiệp hội nhập quốc tế giống như một cuộc vượt biển, phải liên kết 4 nhà thì mới qua được biển lớn. Trong cuộc vượt biển ấy, Nhà nước được coi như con tàu, nhà khoa học như bánh lái, còn nông dân và doanh nghiệp là người lái tàu. Nông nghiệp đang hội nhập, muốn thắng thì mối liên kết càng phải chặt chẽ hơn.

** Thực tế, sản xuất của bà con bấp bênh với tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa, phải chăng một phần do bất cập trong liên kết 4 nhà?

Ông Tăng Minh Lộc: Nhiều năm nay xảy ra tình trạng cứ cây con nào bán được giá, nông dân lại đổ xô vào nuôi trồng, khi cung lớn hơn cầu, sản phẩm rẻ là điều tất yếu. Đây là kết quả của lối sản xuất tự phát, không gắn với thị trường. Điều này cũng cho thấy vai trò điều tiết của Nhà nước còn yếu. Nhiều nước trên thế giới trợ cấp cho nông dân giống, phân bón, thủy lợi phí nhưng Việt Nam chưa có trợ cấp mà mới chỉ bỏ được thuế nông nghiệp. Việc hỗ trợ DN thu mua nông sản đã có nhưng còn ít chỉ ở một số lĩnh vực như gạo, muối, cà phê.

** Khi giá nông sản cao hơn giá ký kết, nông dân thường phá hợp đồng cung ứng cho tư thương, còn khi giá nông sản ngoài thị trường thấp hơn giá ký kết, DN thu mua lại ép giá, khiến nông dân bị thiệt thòi. Điều này khiến DN không mặn mà xây dựng vùng nguyên liệu và nông dân thì khó mở rộng quy mô sản xuất. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

Ông Tăng Minh Lộc: Đây là kết quả của thói quen sản xuất nhỏ, không chỉ của nông dân mà của cả DN. DN chưa thoát khỏi tâm lý của "anh buôn hàng xén". Tình trạng này không sớm được khắc phục, nông nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều thua thiệt cả ở thị trường trong và ngoài nước.

Để khắc phục tình trạng này, cần tăng cường tư vấn pháp lý cho nông dân và DN, làm cho cả hai bên hiểu rõ được nghĩa vụ và quyền lợi của mình khi ký hợp đồng sản xuất. Trong hợp đồng phải có cơ chế ràng buộc, khi có vi phạm sẽ bị xử phạt. Hình phạt đủ nặng để có sức răn đe, giáo dục và phải xử nghiêm. Lâu nay, các nhà tư pháp chưa quan tâm đến vấn đề này, mặc dù nông dân và DN ký kết hợp đồng nhưng cả hai bên mặc sức vi phạm mà không bị xử phạt.

** Theo ông, làm thế nào để thắt chặt mối liên kết 4 nhà?

Ông Tăng Minh Lộc: Đã có rất nhiều cuộc hội thảo bàn về mối liên kết 4 nhà, nhưng có hai vấn đề đến nay vẫn chưa giải quyết được là cơ chế lợi ích và chế tài xử phạt. Cho nên 4 nhà vẫn phận ai nấy làm, chưa có sự gắn bó. Theo tôi, để thắt chặt mối liên kết 4 nhà, cần giải quyết được một số vấn đề sau: Thứ nhất, quy hoạch được vùng sản xuất hàng hóa và xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ từ sản xuất đến chế biến, bảo quản; Thứ hai, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các bên liên kết trong chuỗi sản phẩm; Thứ ba, phải có tổ chức trọng tài để xử phạt khi cần thiết và Luật Dân sự cần bổ sung chế tài xử phạt những vi phạm hợp đồng trong sản xuất; Thứ tư, hợp đồng ký kết nên có sự tư vấn, hướng dẫn của cơ quan tư pháp, làm rõ quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên; Thứ năm, thành lập quỹ hỗ trợ để các bên chia sẻ rủi ro, quỹ này trích từ nguồn lợi nhuận của các bên.

** Xin cảm ơn ông!./.

Minh Khánh thực hiện (Báo TNVN)

NỘI DUNG KHÁC

“Việt Nam là nơi đầu tư rất hiệu quả”

15-9-2010

Đó là nhận xét chung của nhiều đại biểu dự Hội thảo “Quan hệ Việt – Mỹ đang phát triển đến đâu và hai nước sẽ làm gì trong trong thời gian tới”, diễn ra sáng 15/9 (theo giờ Hà Nội), tại Washington, Mỹ.

Tại sao có Quota, DN vẫn không nhập đường?

26-8-2010

AGROINFO - Từ hơn tuần nay, giá đường trên thị trường liên tục tăng và nhiều người lo sợ cơn sốt đường sẽ lặp lại như thời điểm cuối năm 2009. Nhưng các nhà quản lý thì trấn an: Không lo sốt.

Ứng dụng khoa học và công nghệ Góp phần nâng cao giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp

25-8-2010

AGROINFO - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng dẫn đầu cả nước về sản lượng thủy sản xuất khẩu và là vùng sản xuất nhiều loại cây, trái nổi tiếng. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh các sản phẩm nông sản của vùng ĐBSCL còn yếu, nhất là đối với thị trường xuất khẩu. Không có thương hiệu được xem là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng vừa nêu. Vì thế, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm được xem là một trong những việc cấp thiết.

Nỗi lo xuất khẩu hàng mây tre đan vào châu Âu

13-8-2010

AGROINFO - Ngay từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp (DN) làm hàng mây tre đan lát xuất khẩu kỳ vọng nhiều vào tình hình sản xuất năm nay với những đơn hàng đã nhiều hơn hẳn so với năm 2009. Thế nhưng, niềm vui ấy vừa đến thì cơn "sóng gió" nợ ở châu Âu diễn ra khiến các nhà xuất khẩu mặt hàng này lại đứng ngồi không yên.

Doanh nghiệp đầu tư vào gạo thương hiệu

13-8-2010

AGROINFO - Gạo thương hiệu có thể xuất 760-800 USD/tấn, trong khi gạo cấp thấp bán trầy trật mới được 320-330 USD/tấn. Xuất khẩu gạo cấp thấp, giá rẻ từng được coi là thế mạnh của Việt Nam. Nhưng gần đây, thế mạnh đó ngày càng yếu đi khi một số thị trường đổi qua nhập gạo chất lượng cao. Nếu nhà nước và doanh nghiệp không nhanh chóng đầu tư vùng nguyên liệu gạo chất lượng cao, thay đổi phương thức kinh doanh sẽ hụt hơi.

Có thể kiện doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá tại VN

12-8-2010

AGROINFO - Nếu đã tiết giảm chi phí tối đa nhưng giá bán của doanh nghiệp trong nước vẫn cao hơn nhiều lần so với sản phẩm cùng loại xuất sang Việt Nam thì có thể nhờ đến Hiệp hội, Cục quản lý cạnh tranh xem xét khởi kiện.

Cho thuê mặt biển, không khéo đẩy người dân khỏi "ao nhà"

11-8-2010

AGROINFO - Liên quan đến chuyện cho thuê mặt biển, ông Nguyễn Chu Hồi - Phó Tổng cục trưởng - Tổng cục Biển và Hải đảo VN bày tỏ những băn khoăn, lo lắng xung quanh vấn đề này.

Cảnh báo hành vi lừa đảo trong giao dịch thương mại

10-8-2010

AGROINFO - Tin từ Bộ Công Thương ngày 9.8 cho biết, gần đây một số Cty của VN có hạn ngạch nhập khẩu (NK) đường đã liên hệ trực tiếp với một số doanh nghiệp (DN) tại Thái Lan, ký hợp đồng NK đường. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Thương vụ VN tại Thái Lan đã phát hiện bộ hồ sơ giả và kịp thời phối hợp điều tra với các cơ quan hữu quan của phía Thái Lan, có công văn trả lời cảnh báo DN ngăn chặn tổn thất đáng tiếc xảy ra.

Đưa hàng Việt về nông thôn: Doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà

10-8-2010

AGROINFO - Theo thống kê, nước ta có 6.000 xã, 9.000 chợ và 550.000 điểm bán lẻ, đặc biệt là có tới 70% dân số sống ở nông thôn, nhưng mức tiêu dùng chỉ chiếm 27% doanh số bán lẻ của cả nước. Khu vực nông thôn lâu nay vẫn được coi là thị trường rộng lớn, song đáng tiếc là các doanh nghiệp trong nước vẫn xem nhẹ, khiến thị trường này trở thành nơi chiếm lĩnh của hàng Trung Quốc

VFA khuyến cáo các doanh nghiệp thành viên không vội vàng bán gạo

9-8-2010

AGROINFO - Ngày 6-8, tại Hội nghị giao ban về xuất khẩu gạo tháng 7 và kế hoạch xuất khẩu tháng 8, đánh giá tình hình tiêu thụ và mua tạm trữ lúa gạo vụ hè thu, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã khuyến cáo các doanh nghiệp thành viên tiếp tục mua gạo tạm trữ theo kế hoạch và không vội vàng bán gạo với số lượng lớn ra lúc này.

Tín dụng cho xuất khẩu: Ngân hàng ưu đãi - Doanh nghiệp vẫn ngại

9-8-2010

AGROINFO - Mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2010 là 25% trong khi 6 tháng đầu năm chỉ đạt 10,52%. Đây là áp lực lớn cho các ngân hàng thương mại, khi nhu cầu vốn của doanh nghiệp trong hai quý cuối năm được dự báo sẽ không tăng trưởng mạnh như năm ngoái. Để giải tỏa áp lực, các ngân hàng thương mại đã đẩy mạnh tín dụng cho xuất khẩu.

Doanh nghiệp xuất khẩu mất cơ hội vì thiếu vốn?

4-8-2010

AGROINFO - Tại hội nghị giao ban xuất khẩu sáu tháng đầu năm của Bộ Công Thương với các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp phía Nam, nhiều doanh nghiệp cho rằng vì không đủ vốn nên đã bỏ qua cơ hội mua nguyên liệu giá rẻ và có thể sẽ mất cơ hội có được mức lợi nhuận cao nhờ giá xuất khẩu hàng hóa tăng mạnh.