ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Đưa hàng Việt về nông thôn: Doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà

Ngày đăng: 10 | 08 | 2010

AGROINFO - Theo thống kê, nước ta có 6.000 xã, 9.000 chợ và 550.000 điểm bán lẻ, đặc biệt là có tới 70% dân số sống ở nông thôn, nhưng mức tiêu dùng chỉ chiếm 27% doanh số bán lẻ của cả nước. Khu vực nông thôn lâu nay vẫn được coi là thị trường rộng lớn, song đáng tiếc là các doanh nghiệp trong nước vẫn xem nhẹ, khiến thị trường này trở thành nơi chiếm lĩnh của hàng Trung Quốc

 
DN đưa hàng về nông thôn, ngoài lợi nhận còn là trách nhiệm với cộng đồng (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)

Khó trụ vững

Theo Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), trong quá trình triển khai chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, lúc đầu chỉ có 13 doanh nghiệp tham gia, con số này dần tăng lên và hiện đã có 35 doanh nghiệp hình thành bộ máy chuyên trách, đầu tư nghiêm túc cho thị trường nông thôn.

Tuy nhiên, trên thực tế những công ty được xem là thành công trong việc khai thác thị trường nông thôn chỉ có 10-15 đơn vị, điển hình là Unilever, P&G, PepsiCo Việt Nam, CocaCo Việt Nam, Tân Hiệp Phát, Nestle, Dutch Lady, Vinamilk, Vina Acecook, Kinh Đô, Mỹ Hảo, dược Hậu Giang... Không chỉ chiếm thị phần lớn, các công ty này còn đưa hàng hóa bao phủ vùng sâu, vùng xa của cả nước. Song doanh số thu được từ khu vực nông thôn cũng chỉ chiếm 20-25% tổng doanh thu của các công ty này.

Theo BSA, nguyên nhân khiến các doanh nghiệp chưa mặn mà và xem nhẹ vai trò của thị trường nông thôn là do thị trường này phân tán, địa bàn rộng lớn, chi phí xây dựng và duy trì mạng lưới phân phối cao, trong khi sức mua thấp, dẫn tới chậm thu hồi vốn và lãi ít. Ngoài ra, còn có khó khăn từ tâm lý khi một số doanh nghiệp cho rằng, việc đưa hàng về khu vực nông thôn sẽ làm thương hiệu của họ giảm giá trị. Do vậy, cũng dễ hiểu khi hầu hết các doanh nghiệp đều tập trung sức lực cho xuất khẩu.

Một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp khó trụ vững và thờ ơ với thị trường nông thôn là khả năng vận chuyển và phân phối còn nhiều hạn chế. Tại phiên chợ hàng Việt được tổ chức tại Cà Mau và Bạc Liêu mới đây, người dân đổ xô đi mua sản phẩm kem đánh răng Dạ Lan về dùng do sản phẩm này thích hợp với những vùng bị nhiễm phèn. Bà con mua nhiều đến nỗi cháy hàng, song nhà cung cấp đành phải cáo lỗi vì vận chuyển được một xe hàng về đây mất rất nhiều thời gian.

Ông Bùi Đức Huệ, Tổng giám đốc Công ty Sao Việt cho biết: “Vấn đề các doanh nghiệp còn hạn chế khi tham gia đưa hàng Việt về nông thôn là họ vẫn tách bạch giữa việc marketing với bán hàng, nghĩa là lấy nhân viên kinh doanh để đi bán hàng thuần túy chứ chưa lập được đội ngũ marketing phù hợp với địa bàn nông thôn”.

Bà Vũ Kim HạnhB, Chủ tịch BSA nhận định, người tiêu dùng nông thôn luôn có nhu cầu dùng hàng Việt, sẵn sàng ủng hộ chủ trương ưu tiên dùng hàng Việt với điều kiện hàng phải đảm bảo chất lượng, có mức giá chấp nhận được và dễ mua. Về phía doanh nghiệp, họ cũng có nhu cầu bán hàng, có khả năng đáp ứng thị trường. Tuy nhiên, thực tế tiếp cận và chinh phục thị trường nông thôn không hề đơn giản vì bài toán chi phí và tính chuyên nghiệp. Việc xây dựng hệ thống phân phối rất khó khăn, tốn kém, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có chuyên môn để đo dung lượng, tiềm năng thị trường để từ đó có chiến lược và giải pháp tiếp cận hiệu quả. Sau xây dựng, vấn đề quản lý và hỗ trợ hệ thống phân phối lại càng khó khăn hơn, đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, chỉ cần lơ là là mất thị phần về tay đối thủ, phải làm lại từ đầu.

Bà Trương Thị Xuân Lộc, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại Bà Rịa - Vũng Tàu băn khoăn: “Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn mới được thực hiện, nhiều doanh nghiệp cứ đem hàng đến bán hết rồi lại về chứ không có phương án dài hơi, chưa xây dựng được hệ thống phân phối chân rết ở thị trường nông thôn để phục vụ người tiêu dùng một cách liên tục. Chúng tôi tự hỏi, sau năm 2010 liệu chương trình đưa hàng Việt về nông thôn có còn tiếp tục triển khai?”.

DN cần tiếp sức

Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam trăn trở: “Nếu chúng ta không triển khai mạnh mẽ theo chiều sâu, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn chỉ dừng lại ở mức phong trào. Vì vậy, Nhà nước và các ban ngành liên quan cần tiếp sức cho các doanh nghiệp trong nước để họ tiếp tục đưa hàng nhiều hơn về nông thôn. Đó cũng là cách để góp phần nâng cao mức sống của người dân khu vực này”.

Tuy nhiên, theo ông Vũ Văn Minh, Tổng giám đốc Công ty Giày Việt, do thu nhập của người dân nông thôn còn thấp, khả năng thanh toán không cao nên họ không phải là đối tượng khách hàng hấp dẫn doanh nghiệp. Để doanh nghiệp mặn mà hơn với thị trường nông thôn, bà Hạnh đề nghị: “Điều cần làm hiện nay là phải nâng cao đời sống người dân nông thôn, tăng khả năng và mức tiêu dùng của họ thì doanh nghiệp mới bán được nhiều hàng. Về lâu dài, Nhà nước cần có những thay đổi căn cơ về hệ thống hạ tầng cho nông thôn, hỗ trợ nhiều hơn và dài hơi để doanh nghiệp thay đổi cách đối xử với thị trường này, từ kiểu “ăn xổi“ sang lâu dài, ổn định”.

Phạm Khánh: (Theo Báo KTNT)

NỘI DUNG KHÁC

VFA khuyến cáo các doanh nghiệp thành viên không vội vàng bán gạo

9-8-2010

AGROINFO - Ngày 6-8, tại Hội nghị giao ban về xuất khẩu gạo tháng 7 và kế hoạch xuất khẩu tháng 8, đánh giá tình hình tiêu thụ và mua tạm trữ lúa gạo vụ hè thu, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã khuyến cáo các doanh nghiệp thành viên tiếp tục mua gạo tạm trữ theo kế hoạch và không vội vàng bán gạo với số lượng lớn ra lúc này.

Tín dụng cho xuất khẩu: Ngân hàng ưu đãi - Doanh nghiệp vẫn ngại

9-8-2010

AGROINFO - Mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2010 là 25% trong khi 6 tháng đầu năm chỉ đạt 10,52%. Đây là áp lực lớn cho các ngân hàng thương mại, khi nhu cầu vốn của doanh nghiệp trong hai quý cuối năm được dự báo sẽ không tăng trưởng mạnh như năm ngoái. Để giải tỏa áp lực, các ngân hàng thương mại đã đẩy mạnh tín dụng cho xuất khẩu.

Doanh nghiệp xuất khẩu mất cơ hội vì thiếu vốn?

4-8-2010

AGROINFO - Tại hội nghị giao ban xuất khẩu sáu tháng đầu năm của Bộ Công Thương với các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp phía Nam, nhiều doanh nghiệp cho rằng vì không đủ vốn nên đã bỏ qua cơ hội mua nguyên liệu giá rẻ và có thể sẽ mất cơ hội có được mức lợi nhuận cao nhờ giá xuất khẩu hàng hóa tăng mạnh.

Doanh nghiệp vẫn còn "lơ mơ" về tự vệ thương mại

4-8-2010

AGROINFO - Khảo sát của VCCI cho thấy, chỉ trên 66% doanh nghiệp hiểu các nội dung cơ bản của các hiệp định trong khuôn khổ WTO. Trong khi đó, chưa đầy 35% doanh nghiệp hiểu các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam liên quan đến ngành và lĩnh vực của chính mình.

Hội nghị quốc tế Chè Việt Nam 2010: Cơ hội giao thương và phát triển ngành chè

28-7-2010

AGROINFO – Vừa qua, Hiệp hội Chè Việt Nam đã tổ chức họp báo giới thiệu về Hội nghị quốc tế Chè Việt Nam 2010 lần thứ 2 (2nd vietnam Tea Outlook 2010), sẽ diễn ra từ ngày 29 – 30/7/2010 tại Hà Nội.

Mô hình cho hàng nông sản Việt tạo thương hiệu

28-7-2010

AGROINFO - Mặc dù các mặt hàng nông sản của nước ta có tiềm năng lớn, chất lượng tốt nhưng không phải nhà sản xuất địa phương nào cũng có thể đưa hàng của mình vào tiêu thụ tại các siêu thị, nhất là các nhà sản xuất vừa và nhỏ. Vì thế để hàng nông sản từng bước thuận lợi vào được siêu thị cần phải có sự bắt tay chặt chẽ giữa các siêu thị và nhà cung cấp.

Chứng nhận về ATVSTP chỉ có giá trị 3 năm

12-7-2010

AGROINFO – Đây là một trong những quy định mới trong Luật An toàn thực phẩm được Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố ngày 8-7.

Gốm Phù Lãng, cần một hướng đi đúng và trúng

6-7-2010

AGROINFO – Từ lâu, gốm Phù Lãng đã nổi tiếng, không chỉ ở trong nước mà còn ở nhiều thị trường nước ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaixia… Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, làng nghề này vẫn chưa thành lập được một tổ chức ngành, nghề cho riêng mình, thiếu một tiếng nói chung cho cả làng nghề.

Nỗi buồn làng nghề truyền thống

1-7-2010

AGROINFO - Tỉnh Quảng Trị hiện có khoảng 20 làng nghề truyền thống. Trong đó, chỉ có 60% làng nghề hoạt động hiệu quả, số còn lại đa phần trong tình trạng dần “mất tích”.

Sau khủng hoảng kinh tế thấy rõ hơn vai trò của làng nghề.

1-7-2010

AGROINFO - Xét trên nhiều bình diện, làng nghề truyền thống ở nước ta luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội – đặc biệt là trong đời sống của cư dân nông nghiệp.

Lao động làng nghề lao đao sau khủng hoảng

30-6-2010

AGROINFO - Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, thời gian gần đây, số lượng lao động thường xuyên trong các làng nghề giảm tới 35% mỗi năm. Thiếu nhân lực là một trong những trăn trở lớn đối với các doanh nghiệp hiện nay.

Sau khủng hoảng, doanh nghiệp làng nghề không “chết” (Phần 2)

30-6-2010

AGROINFO - Tính đến tháng 3 năm 2009, có khoảng 60% doanh nghiệp làng nghề đang phải hoạt động cầm cự, khoảng 20% đang thoi thóp