ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Có thể kiện doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá tại VN

Ngày đăng: 12 | 08 | 2010

AGROINFO - Nếu đã tiết giảm chi phí tối đa nhưng giá bán của doanh nghiệp trong nước vẫn cao hơn nhiều lần so với sản phẩm cùng loại xuất sang Việt Nam thì có thể nhờ đến Hiệp hội, Cục quản lý cạnh tranh xem xét khởi kiện.

Trong buổi hội thảo do Cục quản lý cạnh tranh tổ chức sáng nay, nhiều doanh nghiệp mong muốn được hướng dẫn cụ thể hơn tiêu chí, tiến trình khởi kiện những công ty nước ngoài bán phá giá tại Việt Nam, đè chết các ngành sản xuất trong nước rồi dần dần nâng giá lên.


Phó chủ tịch Hiệp hội công nghiệp kỹ thuật điện phụ trách phía Nam - Hoàng Thái Sơn nêu ví dụ máy biến áp cao thế 110KV Trung Quốc chào giá thấp hơn, hay dây đồng nhập khẩu có loại rẻ hơn trong nước 10-15%, nên việc tiêu thụ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu so về chất lượng kỹ thuật lại không đạt được những tính năng như hàng sản xuất trong nước.


Giám đốc xuất nhập khẩu Công ty TNHH thép Via Kyoei Huỳnh Trọng Bình cũng đặt vấn đề cần xác định tiêu chí nào được xem là dấu hiệu doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá tại thị trường trong nước, hay chỉ căn cứ đơn thuần giá bán rẻ hơn doanh nghiệp nội là có thể khởi kiện.


Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội da giày TP HCM cũng đề xuất ý kiến nên có thêm cảnh báo chống bán phá giá đối với hàng nhập. Bởi thời gian qua, doanh nghiệp trong nước chịu nhiều thiệt thòi vì thiếu thông tin, không biết phải làm thế nào khi công ty nước ngoài bán phá giá...

Việc Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng tôm đông lạnh làm giảm lượng công ty Việt Nam tham gia vào thị trường này. Ảnh: diendansvitc.net.


Ông Bạch Văn Mừng - Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương cho biết hiện chưa nhận yêu cầu nào từ phía doanh nghiệp hay Hiệp hội kiện doanh nghiệp nước ngoài. Song, điều này là hoàn toàn có thể, nếu doanh nghiệp nghi ngờ công ty nước ngoài bán phá giá có thể kiến nghị lên Hiệp hội. Hiệp hội sẽ tập hợp, thống kê những thành viên gặp phải trường hợp này đề xuất lên Cục quản lý Cạnh tranh.


Cục sẽ phối hợp nghiên cứu kỹ trước khi quyết định có khởi kiện hay không. Ví dụ như: xem kim ngạch xuất nhập khẩu ngành đó như thế nào, mức giá bán tại nước sở tại ra sao, phân tích, xem xét số liệu, tập hợp thông tin... Bởi đó cũng có thể đó chỉ là gian lận thương mại khiến giá bán thấp hơn doanh nghiệp trong nước, khi đó sẽ có cách xử lý khác với bán phá giá.


Buổi hội thảo cũng lấy ý kiến doanh nghiệp, Hiệp hội về hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá
, dự kiến sẽ ra mắt trong tháng 9.


Hệ thống này giúp doanh nghiệp xuất khẩu có thêm thời gian chuẩn bị, chủ động phòng tránh cũng như giảm bớt thiệt hại khi số vụ kiện chống bán phá giá hàng hóa Việt Nam ngày càng tăng lên.


Giai đoạn một, hệ thống website sẽ thử nghiệm cho 5 ngành: dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ, dây cáp điện và 2 thị trường là Mỹ và EU. Sau đó sẽ mở rộng cho 10 ngành hàng và 5 thị trường, phát hành bản tin cảnh báo sớm. Và ở giai đoạn 3 sẽ nâng lên 20 ngành hàng, với 10 thị trường, phân tích theo yêu cầu của doanh nghiệp, có thêm mục tìm kiếm thông tin xuất nhập khẩu.


21 trong số 34 vụ kiện từ năm 1994 đến 30/6/2010 nhằm vào top 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực, khiến nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất. Đơn cử như một số công ty da giày sau vụ kiện giày mũ da của EU như: Việt Phát, Vinh Thông, An Giang sụt lợi nhuận 40-66%, kim ngạch xuất khẩu giảm 47,8-84,3%.


Hệ thống này cũng chỉ dừng lại ở mức cảnh báo, nên vẫn có khả năng xảy ra sai sót, mặt hàng nằm trong diện cảnh báo vẫn thuận buồm xuôi gió, trong khi sản phẩm ngoài danh sách lại bị kiện. Đại diện Hiệp hội da giày đề xuất khi đưa sản phẩm của nhóm ngành nào vào diện cảnh báo có nguy cơ chống bán phá giá cao, nên có ý kiến của các lãnh đạo Hiệp hội ngành đó, trước khi chính thức công bố.

Phạm Khánh (Theo VnExpress)

NỘI DUNG KHÁC

Cho thuê mặt biển, không khéo đẩy người dân khỏi "ao nhà"

11-8-2010

AGROINFO - Liên quan đến chuyện cho thuê mặt biển, ông Nguyễn Chu Hồi - Phó Tổng cục trưởng - Tổng cục Biển và Hải đảo VN bày tỏ những băn khoăn, lo lắng xung quanh vấn đề này.

Cảnh báo hành vi lừa đảo trong giao dịch thương mại

10-8-2010

AGROINFO - Tin từ Bộ Công Thương ngày 9.8 cho biết, gần đây một số Cty của VN có hạn ngạch nhập khẩu (NK) đường đã liên hệ trực tiếp với một số doanh nghiệp (DN) tại Thái Lan, ký hợp đồng NK đường. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Thương vụ VN tại Thái Lan đã phát hiện bộ hồ sơ giả và kịp thời phối hợp điều tra với các cơ quan hữu quan của phía Thái Lan, có công văn trả lời cảnh báo DN ngăn chặn tổn thất đáng tiếc xảy ra.

Đưa hàng Việt về nông thôn: Doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà

10-8-2010

AGROINFO - Theo thống kê, nước ta có 6.000 xã, 9.000 chợ và 550.000 điểm bán lẻ, đặc biệt là có tới 70% dân số sống ở nông thôn, nhưng mức tiêu dùng chỉ chiếm 27% doanh số bán lẻ của cả nước. Khu vực nông thôn lâu nay vẫn được coi là thị trường rộng lớn, song đáng tiếc là các doanh nghiệp trong nước vẫn xem nhẹ, khiến thị trường này trở thành nơi chiếm lĩnh của hàng Trung Quốc

VFA khuyến cáo các doanh nghiệp thành viên không vội vàng bán gạo

9-8-2010

AGROINFO - Ngày 6-8, tại Hội nghị giao ban về xuất khẩu gạo tháng 7 và kế hoạch xuất khẩu tháng 8, đánh giá tình hình tiêu thụ và mua tạm trữ lúa gạo vụ hè thu, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã khuyến cáo các doanh nghiệp thành viên tiếp tục mua gạo tạm trữ theo kế hoạch và không vội vàng bán gạo với số lượng lớn ra lúc này.

Tín dụng cho xuất khẩu: Ngân hàng ưu đãi - Doanh nghiệp vẫn ngại

9-8-2010

AGROINFO - Mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2010 là 25% trong khi 6 tháng đầu năm chỉ đạt 10,52%. Đây là áp lực lớn cho các ngân hàng thương mại, khi nhu cầu vốn của doanh nghiệp trong hai quý cuối năm được dự báo sẽ không tăng trưởng mạnh như năm ngoái. Để giải tỏa áp lực, các ngân hàng thương mại đã đẩy mạnh tín dụng cho xuất khẩu.

Doanh nghiệp xuất khẩu mất cơ hội vì thiếu vốn?

4-8-2010

AGROINFO - Tại hội nghị giao ban xuất khẩu sáu tháng đầu năm của Bộ Công Thương với các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp phía Nam, nhiều doanh nghiệp cho rằng vì không đủ vốn nên đã bỏ qua cơ hội mua nguyên liệu giá rẻ và có thể sẽ mất cơ hội có được mức lợi nhuận cao nhờ giá xuất khẩu hàng hóa tăng mạnh.

Doanh nghiệp vẫn còn "lơ mơ" về tự vệ thương mại

4-8-2010

AGROINFO - Khảo sát của VCCI cho thấy, chỉ trên 66% doanh nghiệp hiểu các nội dung cơ bản của các hiệp định trong khuôn khổ WTO. Trong khi đó, chưa đầy 35% doanh nghiệp hiểu các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam liên quan đến ngành và lĩnh vực của chính mình.

Hội nghị quốc tế Chè Việt Nam 2010: Cơ hội giao thương và phát triển ngành chè

28-7-2010

AGROINFO – Vừa qua, Hiệp hội Chè Việt Nam đã tổ chức họp báo giới thiệu về Hội nghị quốc tế Chè Việt Nam 2010 lần thứ 2 (2nd vietnam Tea Outlook 2010), sẽ diễn ra từ ngày 29 – 30/7/2010 tại Hà Nội.

Mô hình cho hàng nông sản Việt tạo thương hiệu

28-7-2010

AGROINFO - Mặc dù các mặt hàng nông sản của nước ta có tiềm năng lớn, chất lượng tốt nhưng không phải nhà sản xuất địa phương nào cũng có thể đưa hàng của mình vào tiêu thụ tại các siêu thị, nhất là các nhà sản xuất vừa và nhỏ. Vì thế để hàng nông sản từng bước thuận lợi vào được siêu thị cần phải có sự bắt tay chặt chẽ giữa các siêu thị và nhà cung cấp.

Chứng nhận về ATVSTP chỉ có giá trị 3 năm

12-7-2010

AGROINFO – Đây là một trong những quy định mới trong Luật An toàn thực phẩm được Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố ngày 8-7.

Gốm Phù Lãng, cần một hướng đi đúng và trúng

6-7-2010

AGROINFO – Từ lâu, gốm Phù Lãng đã nổi tiếng, không chỉ ở trong nước mà còn ở nhiều thị trường nước ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaixia… Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, làng nghề này vẫn chưa thành lập được một tổ chức ngành, nghề cho riêng mình, thiếu một tiếng nói chung cho cả làng nghề.

Nỗi buồn làng nghề truyền thống

1-7-2010

AGROINFO - Tỉnh Quảng Trị hiện có khoảng 20 làng nghề truyền thống. Trong đó, chỉ có 60% làng nghề hoạt động hiệu quả, số còn lại đa phần trong tình trạng dần “mất tích”.