ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Cây trồng biến đổi gen: Có thể giúp nông nghiệp vượt qua biến đổi khí hậu

Ngày đăng: 01 | 10 | 2010

Sáng qua 30/9, Bộ NN&PTNT phối hợp cùng với Đại sứ quán Mỹ tổ chức Hội thảo: "Công nghệ sinh học - Hướng phát triển cho tương lai".

Tại hội thảo, Bà Virginia Palmer, Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam khẳng định: Công nghệ sinh học là yếu tố quan trọng bậc nhất để phát triển. Trên thế giới từ năm 1996, công nghệ sinh học đã được triển khai và dần dần khẳng định được tầm quan trọng trong đời sống và sản xuất nông nghiệp. Cũng theo bà Virginia Palmer, tác động của biến đổi khí hậu có thể làm GDP của Việt Nam bị cắt giảm từ 10 - 25% nhưng công nghệ sinh học có thể giúp Việt Nam giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu bằng cách đưa ra các giống cây trồng mới bảo vệ môi trường, chịu hạn… Bên cạnh đó, hàng hóa sử dụng công nghệ sinh học sẽ góp phần giúp Việt Nam ổn định giá thực phẩm.

 
 Ngô biến đổi gene

Theo ông Nguyễn Lân Hùng, Giám đốc Trung tâm thực nghiệm sinh học (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), sử dụng cây biến đổi gen cho hiệu quả rất cao, cây lớn nhanh, chi phí thấp. Ví dụ, Ngô BT đưa vào chống được sâu bệnh, giảm chi phí đến một nửa mà năng suất lại tăng gấp đôi mà người sử dụng lại hoàn toàn yên tâm. Vì thế, Việt Nam nên sử dụng cây trồng biến đổi gen để khống chế được tác hại của sâu bệnh trước hết là trên bông và các cây lâm nghiệp, sau đó các cây làm thức ăn gia súc... Đây là một thành tựu mà chúng ta không nên "quay lưng". Tuy nhiên, chúng ta phải làm từng bước và thận trọng. Lương thực biến đổi gen sẽ tạo đòn bẩy cho nông nghiệp trong việc nâng cao năng suất và nâng cao thu nhập cho dân.

Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết: "Vụ Hè Thu 2010 vừa qua, Bộ NN&PTNT đã thử nghiệm một số loại ngô kháng sâu tại Bà Rịa Vũng Tàu và Hưng Yên. Kết quả cho thấy ngô biến đổi gen có hiệu quả rõ rệt và có hướng phát triển đại trà loại cây trồng biến đổi gen tại VN. Trong năm 2010, chúng ta đã đối mặt với hạn hán, nắng nóng trong khi lượng mưa rất ít nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất vụ Đông Xuân sắp tới. Khắc phục tình trạng này,Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo các đơn vị trong Bộ tiến hành khảo nghiệm, đánh giá tính rủi ro của các giống ngô biến đổi gen để tổ chức triển khai vào năm 2011".

Theo Thiên Tú (KTĐT)

NỘI DUNG KHÁC

Doanh nghiệp - hàng xáo chưa có tiếng nói chung

21-9-2010

Doanh nghiệp với hàng xáo (người thu mua, bán lúa) chỉ gắn kết với nhau bằng cam kết, thỏa thuận chứ chưa có hợp đồng kinh tế mang tính pháp lý chặt chẽ.

Phát triển nông nghiệp bền vững: Tính tất yếu khách quan của tích tụ ruộng đất

20-9-2010

Không riêng gì gạo, các nông sản khác của Việt Nam cũng gặp phải những vấn đề về tính đồng đều của chất lượng để có một thương hiệu bền vững.

Phải giải quyết được cơ chế lợi ích và chế tài xử phạt

20-9-2010

Nếu không thoát khỏi thói quen sản xuất nhỏ, nông nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều thua thiệt cả ở thị trường trong và ngoài nước.

“Việt Nam là nơi đầu tư rất hiệu quả”

15-9-2010

Đó là nhận xét chung của nhiều đại biểu dự Hội thảo “Quan hệ Việt – Mỹ đang phát triển đến đâu và hai nước sẽ làm gì trong trong thời gian tới”, diễn ra sáng 15/9 (theo giờ Hà Nội), tại Washington, Mỹ.

Tại sao có Quota, DN vẫn không nhập đường?

26-8-2010

AGROINFO - Từ hơn tuần nay, giá đường trên thị trường liên tục tăng và nhiều người lo sợ cơn sốt đường sẽ lặp lại như thời điểm cuối năm 2009. Nhưng các nhà quản lý thì trấn an: Không lo sốt.

Ứng dụng khoa học và công nghệ Góp phần nâng cao giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp

25-8-2010

AGROINFO - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng dẫn đầu cả nước về sản lượng thủy sản xuất khẩu và là vùng sản xuất nhiều loại cây, trái nổi tiếng. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh các sản phẩm nông sản của vùng ĐBSCL còn yếu, nhất là đối với thị trường xuất khẩu. Không có thương hiệu được xem là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng vừa nêu. Vì thế, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm được xem là một trong những việc cấp thiết.

Nỗi lo xuất khẩu hàng mây tre đan vào châu Âu

13-8-2010

AGROINFO - Ngay từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp (DN) làm hàng mây tre đan lát xuất khẩu kỳ vọng nhiều vào tình hình sản xuất năm nay với những đơn hàng đã nhiều hơn hẳn so với năm 2009. Thế nhưng, niềm vui ấy vừa đến thì cơn "sóng gió" nợ ở châu Âu diễn ra khiến các nhà xuất khẩu mặt hàng này lại đứng ngồi không yên.

Doanh nghiệp đầu tư vào gạo thương hiệu

13-8-2010

AGROINFO - Gạo thương hiệu có thể xuất 760-800 USD/tấn, trong khi gạo cấp thấp bán trầy trật mới được 320-330 USD/tấn. Xuất khẩu gạo cấp thấp, giá rẻ từng được coi là thế mạnh của Việt Nam. Nhưng gần đây, thế mạnh đó ngày càng yếu đi khi một số thị trường đổi qua nhập gạo chất lượng cao. Nếu nhà nước và doanh nghiệp không nhanh chóng đầu tư vùng nguyên liệu gạo chất lượng cao, thay đổi phương thức kinh doanh sẽ hụt hơi.

Có thể kiện doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá tại VN

12-8-2010

AGROINFO - Nếu đã tiết giảm chi phí tối đa nhưng giá bán của doanh nghiệp trong nước vẫn cao hơn nhiều lần so với sản phẩm cùng loại xuất sang Việt Nam thì có thể nhờ đến Hiệp hội, Cục quản lý cạnh tranh xem xét khởi kiện.

Cho thuê mặt biển, không khéo đẩy người dân khỏi "ao nhà"

11-8-2010

AGROINFO - Liên quan đến chuyện cho thuê mặt biển, ông Nguyễn Chu Hồi - Phó Tổng cục trưởng - Tổng cục Biển và Hải đảo VN bày tỏ những băn khoăn, lo lắng xung quanh vấn đề này.

Cảnh báo hành vi lừa đảo trong giao dịch thương mại

10-8-2010

AGROINFO - Tin từ Bộ Công Thương ngày 9.8 cho biết, gần đây một số Cty của VN có hạn ngạch nhập khẩu (NK) đường đã liên hệ trực tiếp với một số doanh nghiệp (DN) tại Thái Lan, ký hợp đồng NK đường. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Thương vụ VN tại Thái Lan đã phát hiện bộ hồ sơ giả và kịp thời phối hợp điều tra với các cơ quan hữu quan của phía Thái Lan, có công văn trả lời cảnh báo DN ngăn chặn tổn thất đáng tiếc xảy ra.

Đưa hàng Việt về nông thôn: Doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà

10-8-2010

AGROINFO - Theo thống kê, nước ta có 6.000 xã, 9.000 chợ và 550.000 điểm bán lẻ, đặc biệt là có tới 70% dân số sống ở nông thôn, nhưng mức tiêu dùng chỉ chiếm 27% doanh số bán lẻ của cả nước. Khu vực nông thôn lâu nay vẫn được coi là thị trường rộng lớn, song đáng tiếc là các doanh nghiệp trong nước vẫn xem nhẹ, khiến thị trường này trở thành nơi chiếm lĩnh của hàng Trung Quốc