ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Chỉ tiêu kinh tế 2010: Lo nhập siêu, mừng xuất khẩu

Ngày đăng: 04 | 10 | 2010

Nền kinh tế phục hồi khá nhanh song kinh tế vĩ mô vẫn thiếu nền tảng vững chắc, chất lượng tăng trưởng thấp, tiềm ẩn không ít bất trắc…

Với hàng loạt báo cáo của Chính phủ cùng kết quả thẩm tra tại các ủy ban của Quốc hội, nét đậm, nhạt của bức tranh kinh tế, xã hội, ngân sách năm 2010 đã hiện ra khá rõ nét, trước khi được đặt lên bàn nghị sự của Quốc hội tại kỳ họp thứ tám, sẽ khai mạc vào ngày 20/10 tới đây.

 
 

Sau 2009 - năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu giảm so với năm trước đó, kể từ năm 1986 - thì trong năm 2010, mức tăng của xuất khẩu đã vượt lên mức cao nhất trong số 21 chỉ tiêu, nhìn từ con số.

Ấn tượng nhất trong số 16/21 chỉ tiêu của năm 2010 đạt và vượt kế hoạch là tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu, ước thực hiện 19,1% (khoảng 68 tỷ USD) gấp hơn ba lần chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua.

Càng ấn tượng hơn nếu nhìn lại năm 2009. Khi nhìn vào bảng thống kê cụ thể mức tăng giảm của 25 chỉ tiêu so với kế hoạch đã được Quốc hội thông qua và kết quả thực hiện, con số âm (-) duy nhất nằm ở cột chỉ tiêu tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu. Với kế hoạch được Quốc hội thông qua là 3%, ước thực hiện năm 2009 đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ sáu là -9,9% và con số chính thức được "chốt"  là -8,9%.

Như vậy, sau 2009 - năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu giảm so với năm trước đó, kể từ năm 1986 - thì trong năm 2010, mức tăng của xuất khẩu đã vượt lên mức cao nhất trong số 21 chỉ tiêu, nhìn từ con số.

Về ý nghĩa, theo Chính phủ, kết quả này đã góp phần quan trọng vào việc giảm nhập siêu xuống dưới 20% và giảm bớt thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế.

Dù vậy, dưới góc nhìn của cơ quan thẩm tra - Ủy ban Kinh tế của Quốc hội – thì chỉ tiêu xuất khẩu đạt gấp hơn ba lần chỉ tiêu cho thấy việc xây dựng các chỉ tiêu kinh tế còn nhiều bất cập. Gây ảnh hưởng không nhỏ cho việc lập các cân đối vĩ mô và hoạch định các chính sách kinh tế thích hợp.

Nhận xét này ngay lập tức đã nhận được phản hồi từ Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại cùng phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 2/10. Theo Thứ trưởng Cao Viết Sinh, 9 tháng qua xuất khẩu tăng giá 12%, tăng về lượng 10%. Về giá trị  tăng sản lượng khoảng 4 tỷ USD, còn tăng giá trên 5 tỷ USD.

“Khi lập kế hoạch chúng tôi tính giá cả phục hồi chậm, mong muốn giá tăng cao hơi khó nên chỉ tính với mức tăng khoảng 6%, nay đạt được như thế rất là mừng”, ông Sinh nói.

Tuy nhiên, nhìn từ cân đối xuất nhập khẩu, Chủ nhiệm Hà Văn Hiền vẫn tỏ rõ sự lo ngại khi nhập siêu đạt mục tiêu dưới 20% kim ngạch xuất khẩu nhưnh số tuyệt đối dự kiến vẫn là 13,5 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2009. Nếu loại trừ đá quý, kim loại quý xuất khẩu thì nhập siêu vẫn trên 22%, ông Hiền nhấn mạnh.

Thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cho thấy, đây là yếu tố chính làm cho cán cân vãng lai thâm hụt khoảng 10% so với GDP. Trong khi theo tiêu chí của IMF thì tỷ lệ thâm hụt vãng lai 8% GDP sẽ ảnh hưởng đến cân đối vĩ mô của quốc gia.

Nhập siêu kéo dài trong nhiều năm (2009 là 12,85 tỷ USD) đã làm sụt giảm nguồn dự trữ ngoại hối, tăng công nợ quốc gia và gây phá giá đồng nội tệ. Thâm hụt cán cân vãng lai lớn cùng với thâm hụt ngân sách cao, nợ công có xu hướng tăng nhanh sẽ là những trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế trong những năm tới đây, cơ quan thẩm tra lo ngại.

Bởi vậy, Ủy ban Kinh tế không thể  ”gật đầu” hoàn toàn với dự kiến cân đối xuất nhập khẩu của Chính phủ trong năm 2011: tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 74,8 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2010, trong đó xuất khẩu của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (không kể dầu thô) đạt khoảng 34,4 tỷ USD, chiếm khoảng 46,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tổng kim ngạch nhập khẩu dự kiến khoảng 89,4 tỷ USD, tăng 9,7% so với năm 2010. Nhập khẩu của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khoảng 37,6 tỷ USD, chiếm 42% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Nhập siêu năm 2011 dự kiến khoảng 14,6 tỷ USD, bằng khoảng 19,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Theo ủy ban kinh tế, con số 14,6 tỷ USD nhập siêu này chắc chắn sẽ gây thâm hụt cán cân vãng lai lớn. Trong khi dự trữ ngoại hối nhà nước chưa có nhiều khả năng tăng mạnh trong năm tới, mức thâm hụt cán cân vãng lai tiếp tục ở mức cao sẽ gây mất cân đối về cung cầu ngoại tệ, gây sức ép lên tỷ giá VND, Chủ nhiệm Hà Văn Hiền phân tích trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Do vậy, Ủy ban Kinh tế đã đề nghị phải có biện pháp quyết liệt hơn, tăng mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu chặt chẽ hơn, bảo đảm mức nhập siêu của năm 2011 không vượt quá mức năm 2010 (13,5 tỷ USD).

Theo Vneconomy

NỘI DUNG KHÁC

Cây trồng biến đổi gen: Có thể giúp nông nghiệp vượt qua biến đổi khí hậu

1-10-2010

Sáng qua 30/9, Bộ NN&PTNT phối hợp cùng với Đại sứ quán Mỹ tổ chức Hội thảo: "Công nghệ sinh học - Hướng phát triển cho tương lai".

Doanh nghiệp - hàng xáo chưa có tiếng nói chung

21-9-2010

Doanh nghiệp với hàng xáo (người thu mua, bán lúa) chỉ gắn kết với nhau bằng cam kết, thỏa thuận chứ chưa có hợp đồng kinh tế mang tính pháp lý chặt chẽ.

Phát triển nông nghiệp bền vững: Tính tất yếu khách quan của tích tụ ruộng đất

20-9-2010

Không riêng gì gạo, các nông sản khác của Việt Nam cũng gặp phải những vấn đề về tính đồng đều của chất lượng để có một thương hiệu bền vững.

Phải giải quyết được cơ chế lợi ích và chế tài xử phạt

20-9-2010

Nếu không thoát khỏi thói quen sản xuất nhỏ, nông nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều thua thiệt cả ở thị trường trong và ngoài nước.

“Việt Nam là nơi đầu tư rất hiệu quả”

15-9-2010

Đó là nhận xét chung của nhiều đại biểu dự Hội thảo “Quan hệ Việt – Mỹ đang phát triển đến đâu và hai nước sẽ làm gì trong trong thời gian tới”, diễn ra sáng 15/9 (theo giờ Hà Nội), tại Washington, Mỹ.

Tại sao có Quota, DN vẫn không nhập đường?

26-8-2010

AGROINFO - Từ hơn tuần nay, giá đường trên thị trường liên tục tăng và nhiều người lo sợ cơn sốt đường sẽ lặp lại như thời điểm cuối năm 2009. Nhưng các nhà quản lý thì trấn an: Không lo sốt.

Ứng dụng khoa học và công nghệ Góp phần nâng cao giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp

25-8-2010

AGROINFO - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng dẫn đầu cả nước về sản lượng thủy sản xuất khẩu và là vùng sản xuất nhiều loại cây, trái nổi tiếng. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh các sản phẩm nông sản của vùng ĐBSCL còn yếu, nhất là đối với thị trường xuất khẩu. Không có thương hiệu được xem là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng vừa nêu. Vì thế, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm được xem là một trong những việc cấp thiết.

Nỗi lo xuất khẩu hàng mây tre đan vào châu Âu

13-8-2010

AGROINFO - Ngay từ đầu năm, nhiều doanh nghiệp (DN) làm hàng mây tre đan lát xuất khẩu kỳ vọng nhiều vào tình hình sản xuất năm nay với những đơn hàng đã nhiều hơn hẳn so với năm 2009. Thế nhưng, niềm vui ấy vừa đến thì cơn "sóng gió" nợ ở châu Âu diễn ra khiến các nhà xuất khẩu mặt hàng này lại đứng ngồi không yên.

Doanh nghiệp đầu tư vào gạo thương hiệu

13-8-2010

AGROINFO - Gạo thương hiệu có thể xuất 760-800 USD/tấn, trong khi gạo cấp thấp bán trầy trật mới được 320-330 USD/tấn. Xuất khẩu gạo cấp thấp, giá rẻ từng được coi là thế mạnh của Việt Nam. Nhưng gần đây, thế mạnh đó ngày càng yếu đi khi một số thị trường đổi qua nhập gạo chất lượng cao. Nếu nhà nước và doanh nghiệp không nhanh chóng đầu tư vùng nguyên liệu gạo chất lượng cao, thay đổi phương thức kinh doanh sẽ hụt hơi.

Có thể kiện doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá tại VN

12-8-2010

AGROINFO - Nếu đã tiết giảm chi phí tối đa nhưng giá bán của doanh nghiệp trong nước vẫn cao hơn nhiều lần so với sản phẩm cùng loại xuất sang Việt Nam thì có thể nhờ đến Hiệp hội, Cục quản lý cạnh tranh xem xét khởi kiện.

Cho thuê mặt biển, không khéo đẩy người dân khỏi "ao nhà"

11-8-2010

AGROINFO - Liên quan đến chuyện cho thuê mặt biển, ông Nguyễn Chu Hồi - Phó Tổng cục trưởng - Tổng cục Biển và Hải đảo VN bày tỏ những băn khoăn, lo lắng xung quanh vấn đề này.

Cảnh báo hành vi lừa đảo trong giao dịch thương mại

10-8-2010

AGROINFO - Tin từ Bộ Công Thương ngày 9.8 cho biết, gần đây một số Cty của VN có hạn ngạch nhập khẩu (NK) đường đã liên hệ trực tiếp với một số doanh nghiệp (DN) tại Thái Lan, ký hợp đồng NK đường. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Thương vụ VN tại Thái Lan đã phát hiện bộ hồ sơ giả và kịp thời phối hợp điều tra với các cơ quan hữu quan của phía Thái Lan, có công văn trả lời cảnh báo DN ngăn chặn tổn thất đáng tiếc xảy ra.