TIN TỨC-SỰ KIỆN

Mạng lưới bán lẻ đông, nhưng rời rạc

Ngày đăng: 02 | 05 | 2008

Với một tổ chức thị trường như hiện nay - đông nhưng không có tổ chức, manh mún và rời rạc - thị trường rất dễ tổn thương khi có những biến động, như vừa xảy ra với cơn sốt giá gạo. Đó là nhận định của ông Hoàng Thọ Xuân (ảnh), vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Bộ Công Thương.

Ông Xuân nói:

- Không chỉ khâu phân phối gạo có vấn đề mà khâu phân phối rất nhiều mặt hàng khác cũng vậy. Mạng lưới yếu kém không có nghĩa là ít, mà nó không được tổ chức, thiết kế để trở thành những hệ thống chuyên nghiệp. Thị trường của chúng ta hết sức manh mún, tản mác, rời rạc, chẳng có liên hệ gì với nhau. Cả tổ chức và hoạt động của nó nằm ngoài sự kiểm soát. Một thị trường mà toàn người dân bán cho nhau, rồi tiểu thương tự mua tự bán thì việc quản lý, điều tiết giá nhanh là điều cực khó. Cái này một phần do lỗi của Nhà nước chưa đưa ra được một kịch bản tốt cho sự hình thành một thị trường hợp lý, lành mạnh.

* Trong một thị trường như vậy rất dễ dàng cho hoạt động đầu cơ?

- Có hai điểm yếu lớn nhất của hệ thống này. Do không có những rường cột lớn nên hệ thống phân phối trên rất dễ bị tổn thương. Yếu tố tâm lý tác động rất nhiều vì chỉ cần nghe tin giá sẽ lên, ai cũng muốn lãi cao nên tâm lý người bán là dừng lại chờ xem. Yếu tố chờ xem có thể khiến tạo nên cơn sốt giả tạo, từ đó dễ đẩy giá lên. Chính điều này tạo nên điểm yếu thứ hai là dễ nảy sinh đầu cơ.

* Như vậy, nếu không chấn chỉnh thì thị trường sẽ còn phải chịu những cơn biến động như đã từng xảy ra với gạo?

VN cần phát triển thêm nhiều siêu thị - Ảnh: Minh Đức
- Hiện có thể nói hệ thống phân phối ximăng tạm được, còn phân bón, thép, phôi thép đều có vấn đề. Anh chỉ làm ra sản phẩm, còn sản phẩm ra ngoài nhà máy anh không nắm được nữa, đó không phải hệ thống phân phối tốt.

Các doanh nghiệp phải có đại lý nhưng cách hiểu đại lý ở VN nhiều nơi còn méo mó. Đại lý thì chỉ ăn hoa hồng, không có quyền quyết giá, không được phép dừng bán hoặc bán theo ý của mình. Đại lý của các mặt hàng phân bón, thép nói thế nhưng thực chất không phải là đại lý. Chính điều này làm thị trường thép, phân bón thời gian qua biến động. Nếu thị trường thế giới biến động tám phần thì khâu phân phối không chuẩn đẩy biến động thêm hai phần nữa, gây thiệt hại không đáng có cho người tiêu dùng.

* Hiện các siêu thị thường không có kho dự trữ khiến các doanh nghiệp bán lẻ không thể phản ứng kịp với tình hình thị trường. Đây là điều phải khắc phục ngay?

- Một số doanh nghiệp nói là có nhà kho, có bến bãi nhưng thực chất không phải. Trước đây nhiều đơn vị có lợi thế rất lớn về đất đai, kho bãi nhưng hơn mười năm qua do chúng ta "thả nổi" cho doanh nghiệp tự lo, tự chủ, tự quyết nên phần lớn diện tích ấy đã bị thế chấp, cho thuê, làm nhà hàng, khách sạn rồi. Đến nay, khi muốn phát triển, doanh nghiệp nào cũng kêu thiếu đất, thiếu vị trí.

* Theo ông, mô hình hệ thống phân phối của VN sắp tới phải phát triển theo hướng nào?

- Hiện đã có mô hình khá tốt về hệ thống bán lẻ như Hapro, Satra, Intimex, Fivimex… Đó là hướng đi đúng mà chúng ta sẽ phải theo. Tuy nhiên, phải nói ngay sự phát triển của các doanh nghiệp trên mới là bước đầu, còn rất nhiều điều phải hoàn thiện về công nghệ, qui mô cũng như trình độ quản lý. Nếu nói các doanh nghiệp bán lẻ vừa kể mạnh chưa thì phải khẳng định là chưa. Trong các biến động gần đây như đợt rét đậm kéo dài hay ngay trong trường hợp sốt gạo này, vai trò của các doanh nghiệp trên khá mờ nhạt.

* Về mặt Nhà nước, việc phát triển hệ thống bán lẻ sẽ được thúc đẩy ra sao, thưa ông?

- Chúng tôi đang hoàn thiện đề án giải pháp phát triển và quản lý các hệ thống phân phối chủ lực đảm bảo sự ổn định, phát triển bền vững thị trường trong nước. Theo đề án này, Bộ Công thương kiến nghị củng cố và phát triển ba hệ thống chủ lực gồm: hệ thống phân phối hàng hóa vật tư chiến lược, thiết yếu với đời sống như xăng dầu, thép, phân bón, thuốc chữa bệnh; hệ thống phân phối tổng hợp các mặt hàng tiêu dùng và hệ thống phân phối các mặt hàng lương thực thực phẩm, mà trọng tâm là hệ thống bán lẻ tại các tỉnh thành. Ba hệ thống này sẽ được tổ chức lại, tạo nhân tố mạnh và tăng cường sự quản lý của Nhà nước.

* Nói tạo rường cột cho thị trường bán lẻ, liệu đây có đồng nghĩa với việc giúp các doanh nghiệp nhà nước đứng ra thâu tóm thị trường?

- Rường cột trong khâu bán lẻ sẽ không phân biệt thành phần. Chính sách phải là chính sách chung để mọi thành phần kinh tế nếu có hướng đầu tư đều được tạo thuận lợi với mức giống nhau. Khi nói đến đầu tư, tháo gỡ khó khăn, ưu đãi thường dành cho sản xuất. Điều này không sai nhưng không hoàn toàn đúng. Bây giờ khâu năng động, linh hoạt, sung yếu nhất lại là thị trường, là lưu thông. Do VN chưa phát huy tốt vai trò tổ chức kinh doanh nên dẫn đến tình trạng rất đông nhưng rời rạc, cô lập lẫn nhau. Không có tổ chức đủ sức mạnh chi phối, kiểm soát được tình hình thì khi có biến động sẽ rất khó kiểm soát. Nay cần phải đầu tư tốt cho hệ thống phân phối bằng chính sách, hỗ trợ cụ thể.

(Nguồn: Tuổi trẻ)

NỘI DUNG KHÁC

Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT tổ chức chia tay cán bộ nghỉ hưu

2-5-2008

AGROINFO - Sáng ngày 29/04/2008, tại Hội trường Viện Chính sách Chiến lược PTNNNT, Lãnh đạo Viện, Phòng Tổ chức Hành chính, BCH Công đoàn Viện, Đoàn Thanh niên Viện đã tổ chức buổi chia tay các đồng chí Hoàng Văn Nội, Nguyễn Thị Xuyên, Nguyễn Thị Thêm đã hoàn thành nghĩa vụ lao động được Nhà nước cho nghỉ hưu. Đến dự buổi lễ chia tay có TS. Đặng Kim Sơn - Viện trưởng, TS. Nguyễn Đình Long và TS. Dương Ngọc Thí - Phó Viện trưởng cùng đông đảo các cán bộ đồng nghiệp của các đồng chí.

Trung Quốc áp dụng thuế mới đối với xuất khẩu phân bón

1-5-2008

Kể từ ngày 20/4/2008 đến30/9/2008, đối với tất cả các hình thức thương mại, địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm phân bón và một số nguyên liệu, trên cơ sở nộp thuế suất xuấu khẩu hiện hành, nay phải nộp thêm thuế xuất khẩu đặc biệt, thuế suất là 100%

Định hướng phát triển cà phê, cao su, sắn bền vững

29-4-2008

Chỉ thị số 1140/CT-BNN-TT ngày 28 tháng 4 năm 2008 Về việc phát triển cà phê, cao su, sắn bền vững trong thời gian tới

Cộng đồng quốc tế cần phải rút bài học từ giá lương thực leo thang

29-4-2008

Ông Áp-ba-si-an, chuyên gia của Cục Thương mại và Thị trường Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc nhìn nhận về thực tế cuộc khủng hoảng lương thực giá lương thực leo thang mang tính toàn cầu hiện nay.

Tiền có mọc ở trên cây?

29-4-2008

Đó là chủ đề của Café khoa học do Hội đồng Anh phối hợp với Tạp Chí Tia sáng tổ chức hôm 24/4/2008, trong khuôn khổ Tuần lễ Rừng Châu Á Thái Bình Dương. Trong vòng 2 tiếng đồng hồ, người quan tâm trong và ngoài nước có được không gian để đối thoại trực tiếp với các “đại gia hiểu biết ” về rừng như: Nhà văn Nguyên Ngọc, GS. Võ Quý, TS. Đặng Kim Sơn, GS. Nguyễn Ngọc Lung

Sẽ dập tắt "sốt" gạo trong một vài ngày tới

28-4-2008

Các doanh nghiệp kinh doanh gạo xuất khẩu đang xúc tiến việc đưa gạo về cung ứng cho thị trường TP.HCM để dập tắt ngay cơn "sốt giá” ở đây. Đó là khẳng định của bà Nguyễn Thị Nguyệt - tổng thư ký Hiệp hội Lương thực VN - khi trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh việc bình ổn thị trường gạo hiện nay.

Doanh nghiệp tư nhân gia đình đội nhầm mũ công ty trách nhiệm hữu hạn

25-4-2008

IPSARD - Hiện nay phát triển DNNVV trong nông nghiệp, nông thôn là yêu cầu cấp bách để có thể phát triển nền nông nghiệp hàng hóa cạnh tranh, hiện đại. Tuy nhiên, câu hỏi là làm thế nào để có thể khuyến khích và hỗ trợ các DNNVV này phát triển trong thực tế? Nhóm nghiên cứu của bộ môn Thể chế nông thôn là đầu mối thực hiện các nghiên cứu khác nhau để trả lời câu hỏi này. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số phát hiện của nhóm nghiên cứu liên quan đến tình hình phát triển của hai loại hình DN là Doanh nghiệp tư nhân gia đình và các Công ty TNHH ở nông thôn và những vấn đề đang đặt ra hiện nay đối với các loại hình DN này. Đây cũng là một trong những kết quả của đề tài nghiên cứu nhỏ được tiến hành ở Hà tây và Vĩnh Phúc. Kết quả này chỉ rõ thêm những lí do và nguyên nhân tại sao các DN ở nông thôn hiện nay khó có khả năng tích lũy vốn và mở rộng sản xuất. Nhiều DN chỉ sau thời gian đăng kí không lâu các hoạt động đã đi vào suy thoái.

Người Mỹ buộc bụng, người Việt gặp khó

25-4-2008

Bộ trưởng Bộ Y tế Mỹ Mike Leavitt vừa tới Việt Nam, ra cảng Sài Gòn để thị sát tình hình xuất nhập khẩu, mở diễn đàn gặp gỡ doanh nghiệp và ở miền Tây ông còn bắt một con cá trong hồ nuôi lên để xem xét.

7,6 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam

25-4-2008

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam mạnh mẽ. Trong 4 tháng đầu năm 2008, cả nước đã thu hút thêm 7,598 tỷ USD vốn đầu tư FDI đăng ký, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2007.

Sức mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long

24-4-2008

Hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nông nghiệp nông thôn đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có bước chuyển lớn; đưa “hạt gạo, con tôm” đến với thị trường thế giới, đem về nhiều ngoại tệ.

Tổ chức nghiên cứu khoa học theo nhu cầu xã hội

24-4-2008

Nghiên cứu khoa học (NCKH) theo nhu cầu xã hội là nhiệm vụ đặt ra đối với tất cả các quốc gia, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển. Đây là vấn đề đang được các nhà quản lý, nhà khoa học nước ta quan tâm với mong muốn gắn kết NCKH với nhu cầu kinh tế - xã hội. Qua đó vừa nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng NCKH và hiệu quả kinh tế - xã hội.

Vì sao hạn chế xuất khẩu gạo?

24-4-2008

Tuần vừa qua, cả thế giới xôn xao vì tình trạng bấp bênh của an toàn lương thực. Lệnh hạn chế xuất khẩu gạo được ban ra đồng thời với việc thủ tướng chính phủ khuyến khích xuất khẩu và khuyến khích các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không điều chỉnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Có gì “mâu thuẫn” trong hai quyết định nêu trên không? Và cùng với việc hạn chế xuất khẩu gạo, giá lúa bị sụt giảm khoảng 5%, nhưng không phải bị tư thương ép giá.