TIN TỨC-SỰ KIỆN

Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT tổ chức chia tay cán bộ nghỉ hưu

Ngày đăng: 02 | 05 | 2008

AGROINFO - Sáng ngày 29/04/2008, tại Hội trường Viện Chính sách Chiến lược PTNNNT, Lãnh đạo Viện, Phòng Tổ chức Hành chính, BCH Công đoàn Viện, Đoàn Thanh niên Viện đã tổ chức buổi chia tay các đồng chí Hoàng Văn Nội, Nguyễn Thị Xuyên, Nguyễn Thị Thêm đã hoàn thành nghĩa vụ lao động được Nhà nước cho nghỉ hưu. Đến dự buổi lễ chia tay có TS. Đặng Kim Sơn - Viện trưởng, TS. Nguyễn Đình Long và TS. Dương Ngọc Thí - Phó Viện trưởng cùng đông đảo các cán bộ đồng nghiệp của các đồng chí.

Tại buổi gặp mặt, thay mặt toàn thể cán bộ Viện, đồng chí Viện trưởng, TS. Đặng Kim Sơn bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các đồng chí cán bộ. Trong thời gian công tác tại Viện, tuy ở từng cương vị khác nhau nhưng các đồng chí Hoàng Văn Nội, Nguyễn Thị Xuyên, Nguyễn Thị Thêm đều đã có nhiều đóng góp, vun đắp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của Viện Chính sách Chiến lược PTNNNT ngày nay. Viện trưởng mong muốn các đồng chí tiếp tục cộng tác, góp ý kiến xây dựng bằng trí tuệ, kinh nghiệm của mình cho sự nghiệp phát triển của Viện trong giai đoạn mới.

Cũng tại buổi gặp mặt, đông đảo các đồng nghiệp đã tới chia tay và ôn lại những kỷ niệm xúc động trong suốt thời gian cùng làm việc. Đồng chí Lê Đức Thịnh cho rằng, đ/c Nội, đ/c Xuyên, đ/c Thêm không chỉ là những tấm gương trong công việc mà còn là những tấm gương lớn trong đức làm cha , làm mẹ, giáo dục con cái cho lớp trẻ noi theo.

TS. Đặng Kim Sơn, Đ/c Lê Đức Thịnh đã thay mặt Lãnh đạo và Công Đoàn Viện tặng hoa và quà cho các đồng chí.

NỘI DUNG KHÁC

Trung Quốc áp dụng thuế mới đối với xuất khẩu phân bón

1-5-2008

Kể từ ngày 20/4/2008 đến30/9/2008, đối với tất cả các hình thức thương mại, địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm phân bón và một số nguyên liệu, trên cơ sở nộp thuế suất xuấu khẩu hiện hành, nay phải nộp thêm thuế xuất khẩu đặc biệt, thuế suất là 100%

Định hướng phát triển cà phê, cao su, sắn bền vững

29-4-2008

Chỉ thị số 1140/CT-BNN-TT ngày 28 tháng 4 năm 2008 Về việc phát triển cà phê, cao su, sắn bền vững trong thời gian tới

Cộng đồng quốc tế cần phải rút bài học từ giá lương thực leo thang

29-4-2008

Ông Áp-ba-si-an, chuyên gia của Cục Thương mại và Thị trường Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc nhìn nhận về thực tế cuộc khủng hoảng lương thực giá lương thực leo thang mang tính toàn cầu hiện nay.

Tiền có mọc ở trên cây?

29-4-2008

Đó là chủ đề của Café khoa học do Hội đồng Anh phối hợp với Tạp Chí Tia sáng tổ chức hôm 24/4/2008, trong khuôn khổ Tuần lễ Rừng Châu Á Thái Bình Dương. Trong vòng 2 tiếng đồng hồ, người quan tâm trong và ngoài nước có được không gian để đối thoại trực tiếp với các “đại gia hiểu biết ” về rừng như: Nhà văn Nguyên Ngọc, GS. Võ Quý, TS. Đặng Kim Sơn, GS. Nguyễn Ngọc Lung

Sẽ dập tắt "sốt" gạo trong một vài ngày tới

28-4-2008

Các doanh nghiệp kinh doanh gạo xuất khẩu đang xúc tiến việc đưa gạo về cung ứng cho thị trường TP.HCM để dập tắt ngay cơn "sốt giá” ở đây. Đó là khẳng định của bà Nguyễn Thị Nguyệt - tổng thư ký Hiệp hội Lương thực VN - khi trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh việc bình ổn thị trường gạo hiện nay.

Doanh nghiệp tư nhân gia đình đội nhầm mũ công ty trách nhiệm hữu hạn

25-4-2008

IPSARD - Hiện nay phát triển DNNVV trong nông nghiệp, nông thôn là yêu cầu cấp bách để có thể phát triển nền nông nghiệp hàng hóa cạnh tranh, hiện đại. Tuy nhiên, câu hỏi là làm thế nào để có thể khuyến khích và hỗ trợ các DNNVV này phát triển trong thực tế? Nhóm nghiên cứu của bộ môn Thể chế nông thôn là đầu mối thực hiện các nghiên cứu khác nhau để trả lời câu hỏi này. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số phát hiện của nhóm nghiên cứu liên quan đến tình hình phát triển của hai loại hình DN là Doanh nghiệp tư nhân gia đình và các Công ty TNHH ở nông thôn và những vấn đề đang đặt ra hiện nay đối với các loại hình DN này. Đây cũng là một trong những kết quả của đề tài nghiên cứu nhỏ được tiến hành ở Hà tây và Vĩnh Phúc. Kết quả này chỉ rõ thêm những lí do và nguyên nhân tại sao các DN ở nông thôn hiện nay khó có khả năng tích lũy vốn và mở rộng sản xuất. Nhiều DN chỉ sau thời gian đăng kí không lâu các hoạt động đã đi vào suy thoái.

Người Mỹ buộc bụng, người Việt gặp khó

25-4-2008

Bộ trưởng Bộ Y tế Mỹ Mike Leavitt vừa tới Việt Nam, ra cảng Sài Gòn để thị sát tình hình xuất nhập khẩu, mở diễn đàn gặp gỡ doanh nghiệp và ở miền Tây ông còn bắt một con cá trong hồ nuôi lên để xem xét.

7,6 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam

25-4-2008

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam mạnh mẽ. Trong 4 tháng đầu năm 2008, cả nước đã thu hút thêm 7,598 tỷ USD vốn đầu tư FDI đăng ký, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2007.

Sức mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long

24-4-2008

Hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nông nghiệp nông thôn đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có bước chuyển lớn; đưa “hạt gạo, con tôm” đến với thị trường thế giới, đem về nhiều ngoại tệ.

Tổ chức nghiên cứu khoa học theo nhu cầu xã hội

24-4-2008

Nghiên cứu khoa học (NCKH) theo nhu cầu xã hội là nhiệm vụ đặt ra đối với tất cả các quốc gia, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển. Đây là vấn đề đang được các nhà quản lý, nhà khoa học nước ta quan tâm với mong muốn gắn kết NCKH với nhu cầu kinh tế - xã hội. Qua đó vừa nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng NCKH và hiệu quả kinh tế - xã hội.

Vì sao hạn chế xuất khẩu gạo?

24-4-2008

Tuần vừa qua, cả thế giới xôn xao vì tình trạng bấp bênh của an toàn lương thực. Lệnh hạn chế xuất khẩu gạo được ban ra đồng thời với việc thủ tướng chính phủ khuyến khích xuất khẩu và khuyến khích các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không điều chỉnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Có gì “mâu thuẫn” trong hai quyết định nêu trên không? Và cùng với việc hạn chế xuất khẩu gạo, giá lúa bị sụt giảm khoảng 5%, nhưng không phải bị tư thương ép giá.

Cả nông dân và doanh nghiệp đều sẵn sàng vi phạm

23-4-2008

Đây là một quyết định đem lại nhiều kỳ vọng cho nông dân lẫn giới kinh doanh nông sản, cả các nhà khoa học và quản lý. Cụm từ “liên kết 4 nhà” bắt đầu xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông và cả trong các xóm ấp.