TIN TỨC-SỰ KIỆN

Cả nông dân và doanh nghiệp đều sẵn sàng vi phạm

Ngày đăng: 23 | 04 | 2008

Đây là một quyết định đem lại nhiều kỳ vọng cho nông dân lẫn giới kinh doanh nông sản, cả các nhà khoa học và quản lý. Cụm từ “liên kết 4 nhà” bắt đầu xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông và cả trong các xóm ấp.

Ngày 24/6/2002, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 80 nhằm khuyến khích các doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa với người sản xuất.

Thu hoạch lúa ở ĐBSCL

Hợp đồng ký cũng như không!

TCty Lương thực Miền Nam, đơn vị chiếm tới 50-60% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước có ngay một kế hoạch “hoành tráng”: Ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm của 107.000 ha lúa ở tỉnh An Giang.

Kế hoạch kéo dài từ 2003 đến 2005. Theo đó, vụ Đông Xuân 2003-2004 bao tiêu 46.000 ha, vụ Hè Thu 2004 bao tiêu 36.000 ha, năm 2005 mở rộng thêm 25.000 ha. Kết quả, theo báo cáo của TCty: Năm 2005 đã ký hợp đồng với nông dân tiêu thụ 54.727 tấn lúa trên diện tích 10.606 ha.

Sở NN-PTNT An Giang: “Một số doanh nghiệp tham gia ký hợp đồng là nhằm thực hiện chủ trương của Nhà nước, của tỉnh mang tính “gò ép”, chưa xuất phát từ quan hệ lợi ích kinh tế, nên việc gắn kết với người sản xuất còn rời rạc, thiếu chặt chẽ”.

Con số này quá nhỏ so với kế hoạch. Nhưng con số thực hiện còn nhỏ hơn: Sản lượng mua được chỉ vỏn vẻn 17.510 tấn.

Năm 2006, Chính phủ có chủ trương xây dựng dự án “1 triệu tấn gạo chất lượng cao phục vụ xuất khẩu” tại ĐBSCL. TCty Lương thực Miền Nam lại hăng hái với việc phân bổ diện tích cụ thể cho 7 tỉnh, thành phố là Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng và TP Cần Thơ.

Dự án triển khai từ vụ Đông Xuân 2006-2007 với 5 giống lúa được lựa chọn, đồng thời công bố tiêu chuẩn hạt gạo thu mua và hứa hẹn giá cao hơn thị trường 70-80 đồng/kg.

Vụ Đông Xuân 2006-2007, TCty cũng chỉ hợp đồng bao tiêu được 345.000 tấn gạo chất lượng cao mà theo đánh giá của lãnh đạo TCty là “khá thấp so với yêu cầu”.

TP Cần Thơ năm 2005 ký hợp đồng bao tiêu 130.000 tấn lúa nhưng chủ yếu ở Nông trường Sông Hậu và Cờ Đỏ. Tỉnh Tiền Giang năm 2006 ký hợp đồng bao tiêu được 18.000 tấn lúa, chỉ chiếm 1,5% tổng sản lượng lúa của tỉnh này.

Gần đây, Quyết định 80 ngày càng ít được nhắc đến. Có điều đặc biệt, nhiều hợp đồng bao tiêu lúa giữa nông dân với doanh nghiệp được ký kết trong hơn 5 năm qua không thực hiện nhưng chưa có trường hợp nào kiện nhau ra tòa.

Nguyên do, hợp đồng bao tiêu lúa chỉ hình thức như một bản ghi nhớ, chưa có ràng buộc chặt chẽ.

Cả nông dân và doanh nghiệp đều sẵn sàng vi phạm cam kết và không ngừng trách móc lẫn nhau. Các doanh nghiệp trách nông dân ký hợp đồng nhưng thấy đâu có lợi là bán, còn nông dân trách doanh nghiệp “hút hàng thì đến, dội chợ thì trốn”.

Chỉ việc cân lúa thôi cũng không gặp được nhau, nông dân quen bán lúa tươi tại ruộng, doanh nghiệp lại quen mua lúa đã phơi khô với những quy định về độ ẩm, tạp chất, hạt lép.

Tuy nhiên, mọi vướng mắc đều có thể vượt qua nếu không có vướng mắc cốt tử: Sản xuất manh mún.

Mỗi nông hộ chỉ có trên dưới 1 ha ruộng, lúa hàng hóa không nhiều nên họ không nhất thiết phải quan tâm tới các cam kết dù đã ký hợp đồng. Thậm chí, trồng cây gì nuôi con gì họ cũng sẵn sàng thay đổi bất kể đã ký hợp đồng ứng giống, vốn của ai.

Không thể vượt qua sự manh mún?

Nhưng cho dù nông dân có nghiêm túc thực hiện cam kết thì doanh nghiệp cũng không thể vượt qua sự manh mún của sản xuất nông nghiệp.

Năm 2006, ở An Giang có một điển hình được nhắc đến: Vụ Đông Xuân 2005-2006 có 440 hộ nông dân là xã viên HTX nông nghiệp tham gia sản xuất lúa jasmine, một giống lúa đang được thị trường ưa chuộng và họ đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp.

Tổng diện tích là 515 ha. Song các hộ này lại rải rác trong 5 HTX ở trên 2 huyện Châu Phú và Phú Tân.

Có thể hình dung lượng lúa hàng hóa thu mua được không tương xứng với công sức ký kết, theo dõi và thực hiện các hợp đồng. Nên “điển hình” ký hợp đồng mà không phải “điển hình” cho sự tăng trưởng.

Còn tính cả ĐBSCL, vụ Đông Xuân gieo cấy khoảng 1,5 triệu ha, bình quân mỗi hộ nông dân có dưới 1 ha ruộng. Lượng hợp đồng cần ký với hộ nông dân là con số khổng lồ.

Và đây mới tính vụ Đông Xuân. Các doanh nghiệp cần bao nhiêu nhân viên để ký được chừng ấy hợp đồng với các hộ nông dân khắp vùng nông thôn bao la? Và bao nhiêu nhân viên để theo dõi, đôn đốc thực hiện?

(Nguồn: Tiền phong)

NỘI DUNG KHÁC

Dự báo cung cầu lúa gạo thế giới và các yếu tố tác động

23-4-2008

Theo dự báo của Ban Nghiên cứu Kinh tế, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, dự báo trong giai đoạn 2007-2017, các nước sản xuất gạo ở Châu Á sẽ tiếp tục là nguồn cung cấp gạo xuất khẩu chính của thế giới: bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ. Riêng xuất khẩu gạo của hai nước Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm khoảng nửa tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới.

Trung Quốc đối phó tăng giá lương thực

23-4-2008

Giá lương thực, đặc biệt là gạo và thịt lợn tăng chóng mặt, đã tác động tiêu cực tới đời sống hàng trăm triệu hộ dân ở Trung Quốc và đẩy chỉ số giá tiêu dùng lên mức cao nhất 12 năm qua. Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư tăng sản lượng nông nghiệp để đối phó lạm phát lương thực.

Lễ ra mắt cuốn sách "Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm và Bài học tại Việt Nam"

26-4-2008

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong việc điều phối và phổ cập các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường (PES), tổ chức Nông Lâm Thế giới (ICRAF) tại Việt Nam đã chủ trì ban đối tác gồm các đối tác trong nước và quốc tế để chuẩn bị cho cuốn sách PES.

Cơn bão khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu

25-4-2008

Trong chương trình làm việc tại Việt nam, ông Charles Collyns, phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. sẽ có bài thuyết trình "Cơn bão khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu" tại Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.

Người mẹ của vùng trà Thương Nam, Thiểm Tây, Trung Quốc

22-4-2008

Trong lịch sử trồng chè của Trung Quốc, mọi người luôn cho rằng chè chỉ có thể trồng trọt ở miền nam. Nhưng trải qua mấy chục năm dốc lòng nghiên cứu, bà Trương Thục Trân kỹ sư nông nghiệp cao cấp huyện Thương Nam với thực tiễn chè miền nam di chuyển lên miền bắc, di chuyển thành công cơ sở trồng chè lên phía bắc hơn 300 km, khiến nhân dân khu vực miền núi Thương Nam tỉnh Thiểm Tây nằm ở miền bắc Trung Quốc nhờ trồng chè đi lên khá giả, đồng thời thay đổi lịch sử hơn 2000 năm không thể trồng chè ở miền bắc.

Phân tích bình đẳng và kinh nghiệm quốc tế

24-4-2008

Tiếp theo báo cáo Cập nhật Nghèo năm 2006, trong năm 2008, Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với các cơ quan nghiên cứu và tổ chức trong nước tiếp tục tiến hành đánh giá Nghèo 2008 ở quy mô sâu rộng hơn. Bất bình đẳng là một trong bốn vấn đề được lựa chọn nghiên cứu nhằm tìm hiểu các yếu tố tạo nên bất bình đẳng, đặc điểm các nhóm giàu/ nghèo nhất.

Một số suy nghĩ về vấn đề “tam nông” ở Việt Nam

22-4-2008

Về vấn đề “tam nông”, theo tôi nghĩ không nên theo thứ tự nông nghiệp, nông thôn và nông dân, mà chỉ cần “nhất nông” là nông dân mà thôi. Nông thôn là môi trường sống của nông dân, và nông nghiệp là sinh kế, đồng thời là đóng góp của nông dân vào nền kinh tế cả nước. Do đó, trọng tâm phát triển phải là con người, không phải là môi trường sống hay sinh kế. Nên đổi lại thứ tự là nông dân, nông thôn và nông nghiệp.

Bản tin Tuần thị trường thực phẩm Việt Nam - Foodstuff MarketWeekly

21-4-2008

Bắt đầu từ tháng 3 năm 2008, Trung tâm Thông tin Phát triển NNNT (AGROINFO) đã liên tục xuất bản Bản tin tuần thị trường thực phẩm Việt Nam (Foodstuff Market Weekly).

Bảo hiểm nông nghiệp: Vài nét về một mô hình mới

21-4-2008

Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) đang là vấn đề nan giải trong quản lý nông nghiệp hiệu quả ở nước ta. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận định, trước bối cảnh lạm phát ngày càng gia tăng như hiện nay, cách kiềm chế tốt nhất là ổn định nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, lấy nông nghiệp làm bản lề trong chính sách tiếp tục tăng trưởng kinh tế. Để làm được điều đó, vai trò của BHNN nặng nề và cấp thiết hơn bao giờ hết.

Trao đổi giữa FINANCIAL TIMES và AGROINFO/IPSARD về lúa gạo Việt Nam

21-4-2008

Trong gần 2 tiếng đồng hồ, chủ đề của cuộc trao đổi xoay quanh các việc giá gạo thế giới tăng mạnh và khả năng thu lợi của nông dân trồng lúa Việt Nam, giá gạo tăng và tác động của nó đến người tiêu dùng trong nước, … Sau cuộc gặp này, phóng viên của Financial Times sẽ tiếp tục có chuyến thăm và trao đổi với nông dân, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long vào thời điểm cuối tháng 5- đầu tháng 6 tới.

EIA và Telapak gán tội ngành gỗ Việt Nam

19-4-2008

Xài gỗ lậu mới phát triển nhanh! Đó là lời cáo buộc nêu ra trong bản báo cáo của cơ quan điều tra môi trường phi chính phủ (EIA) và đối tác Telapak (Indonesia) đã công bố vào cuối tháng 3 vừa qua tại Mỹ.

Trung Quốc tích cực ứng đối biến đổi khí hậu

19-4-2008

Hội nghị thường niên năm 2008 Diễn đàn châu Á Bác Ngao đã bế mạc vào ngày 13 tháng này. Các phóng viên trong và ngoài nước từng nhiều lần tham gia Diễn đàn cảm nhận rõ rệt chi tiết "xanh" tại hội nghị thường niên năm nay.