TIN TỨC-SỰ KIỆN

EIA và Telapak gán tội ngành gỗ Việt Nam

Ngày đăng: 19 | 04 | 2008

Xài gỗ lậu mới phát triển nhanh! Đó là lời cáo buộc nêu ra trong bản báo cáo của cơ quan điều tra môi trường phi chính phủ (EIA) và đối tác Telapak (Indonesia) đã công bố vào cuối tháng 3 vừa qua tại Mỹ.

Nội dung của bản báo cáo này đã quy kết ngành chế biến gỗ Việt Nam phát triển nhanh là nhờ sử dụng gỗ lậu. Hiện tại, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam đang rất bức xúc từ các thông tin sai lệch này.

Để chứng minh cho luận điểm của mình quy kết ngành chế biến gỗ Việt Nam sử dụng gỗ lậu, trong bản báo cáo đã đưa ra những luận cứ về tình hình bảo vệ khai thác tài nguyên rừng của Việt Nam.

Ngành sản xuất gỗ Việt Nam trong mắt EIA và Telapak

Theo EIA và Telapak, tại Việt Nam, từ những năm 80 đến đầu những năm 90, một lượng lớn diện tích rừng tự nhiên đã bị khai thác.

Bản báo cáo đưa ra con số có lúc 4,5 triệu m3 gỗ rừng bị đốn/năm trong khoảng thời gian này. Trước tình hình phá rừng ồ ạt như vậy, từ năm 1992, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng các biện pháp kiểm soát ngành khai thác gỗ như: giảm 80% hạn ngạch và cấm xuất khẩu gỗ tròn.

Năm 1997, Việt Nam đã đóng cửa 3/4 các doanh nghiệp nhà nước khai thác rừng. Cùng lúc này, Việt Nam lại đẩy mạnh các hoạt động để bành trướng ngành sản xuất đồ gỗ. Cùng với việc kiểm soát nội địa, Việt Nam bắt đầu tăng số lượng gỗ súc nhập từ các nước láng giềng là Campuchia và Lào, Malaysia, Indonesia.

Cuối những năm 90, Việt Nam đã tiến hành nhập khẩu gỗ súc trái phép từ Campuchia. EIA và Telapak ước tính ít nhất 500.000 m3 gỗ tròn từ Lào nhập vào Việt Nam hàng năm.

Như vậy, hàm ý của bản cáo cáo là gán tội cho những thành tích của ngành chế biến gỗ Việt Nam có được nhờ việc tiêu thụ gỗ khai thác trái phép. Các loại gỗ nhập khẩu chủ yếu là gỗ tròn, gỗ xẻ và ván.

Qua hoạt động điều tra, EIA và Telapak cho rằng ngoài lượng lớn gỗ súc khai thác từ rừng trồng nhập khẩu có chứng nhận như: gỗ bạch đàn, keo hay teak, doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam còn sử dụng lượng lớn gỗ rừng như: teak, gỗ dầu, chò chỉ khai thác lậu.

Ngành gỗ Việt Nam đã nhập khẩu 2 triệu m3 gỗ xúc/năm, đạt trên 80% nhu cầu nguyên liệu của ngành. Năm 2007 Việt Nam đã nhập khẩu 3 triệu m3 gỗ xúc cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Tiếp đó, bản báo cáo còn đưa ra những con số phấn đấu của ngành như đến năm 2010 xuất khẩu đạt 5,5 tỷ USD; năm 2020 đạt 7 tỷ USD. Tuy nhiên, nguồn cung cấp gỗ trong nước còn hạn chế không đủ đáp ứng sự mở rộng của ngành công nghiệp gỗ, vì vậy Việt Nam phải dựa vào nguồn nhập khẩu gỗ súc.

EIA còn nói rằng: chỉ trong một thập kỷ, Việt Nam đã tạo được vị thế là nhà sản xuất đồ gỗ tầm cỡ thế giới với 90% tổng sản phẩm xuất khẩu sang 120 quốc gia. Việt Nam đã nhanh chóng xây dựng được ngành công nghiệp chế biến gỗ năng động, nhiều trung tâm chế biến gỗ ở các địa phương đang nổi lên.

Năm 2007, ngành xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam đạt giá trị 2,4 tỷ USD, tăng 10 lần so với năm 2000. Hiện Việt Nam đang trở thành nhà xuất khẩu đứng thứ 5 về sản phẩm đồ gỗ trên thế giới. Ước tính năm 2008 ngành công nghiệp gỗ đạt 3 tỷ USD, tăng 25% so với năm trước.

Cũng trong bản báo cáo, EIA còn lên tiếng nói rằng Việt Nam đang tập trung đẩy mạnh các hoạt động để đẩy mạnh ngành sản xuất đồ gỗ. Chẳng hạn như đưa ra các thông số như năm 2007 vừa qua, Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh mở rộng thị trường quốc tế cho mặt hàng đồ gỗ với ngân sách 10 triệu USD/năm. Triển khai một chính sách tín dụng và các quy định nới lỏng cho các doanh nghiệp tư nhân.

Ngoài ra, Chính phủ cũng hỗ trợ thêm cho ngành sản xuất này về nguồn nguyên liệu thô, máy móc, đưa ra mức thuế thuận lợi cho các doanh nghiệp có hướng xuất khẩu.

EIA và Telapak đưa ra thông tin sai lệch

Theo đánh giá của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietfores), bản báo cáo trên đã đưa ra những thông tin sai lệch nhằm bôi nhọ để làm mất uy tín của ngành chế biến gỗ và các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Trong bản báo cáo của mình, EIA và Telapak đã xếp ngành chế biến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ. Năm 2007, đồ gỗ nội thất Việt Nam xuất vào thị trường Mỹ là 2,4 tỉ USD. Đây là một con số không chính xác.

Về vấn đề này, Chánh văn phòng Vietfores, ông Trịnh Vỹ cho biết, Việt Nam chỉ đứng thứ 2 về xuất khẩu sản phẩm gỗ ở khu vực Đông Nam Á và so với thế giới còn thua xa Trung Quốc, Hoa Kì, Đức, Pháp, Italy, Brazil và Mexico.

Nếu nói doanh nghiệp Việt Nam sử dụng gỗ lậu để sản xuất thì không đúng sự thật. Vì thực tế, hàng hóa xuất vào các thị trường trên quốc tế, phía nhà nhập khẩu yêu cầu phải có giấy chứng nhận quản lí rừng bền vững (FSC) do Hội đồng quản trị rừng thế giới chứng nhận.

Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp phải tuân thủ mọi quy định của FSC. Nếu nói doanh nghiệp Việt Nam sử dụng gỗ lậu trong sản xuất như vậy khác nào không công nhận sự uy tín của chứng chỉ FSC?

Chánh văn phòng Vietfores cho biết: hàng năm Việt Nam bỏ ra gần 1 tỉ USD để nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ rất nhiều nước trên thế giới, với các loại gỗ phục vụ cho việc sản xuất đồ gỗ xuất khẩu sang các nước, gồm có: sồi, dương, anh đào, tần bì từ Hoa Kì, giẻ gai (Đức), Bỉ, Rumani, Italia, Pháp... Ngoài ra, còn nhập các loại gỗ rừng trồng như bạch đàn (Nam Phi), thông (Australia, New Zealand), teak (châu Phi).

Ngành gỗ đồng loạt lên tiếng

Các doanh nghiệp gỗ Việt Nam đều đang rất bức xúc trước những lời cáo buộc của EIA và Telapak. Họ cho biết: các văn bản hợp đồng mua gỗ, giấy phép vận chuyển, gỗ nhập khẩu đều được kiểm tra cẩn thận dưới sự giám sát, kiểm tra tại chỗ ngay từ cảng. Nguyên liệu gỗ nhập khẩu và sản phẩm gỗ xuất khẩu đều được các cơ quan chức năng hải quan, thuế vụ, kiểm lâm kiểm tra nguồn gốc.

Để tìm hướng giải quyết cho vụ việc này, mới đây Bộ Công Thương, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (Vietfores) và các doanh nghiệp đã họp bàn. Trước những lời cáo buộc ác ý trên, theo nguồn tin riêng, phía các ban ngành đã yêu cầu các doanh nghiệp thật sự bình tĩnh.

Mục đích của bản báo cáo mà EIA và Telapak đưa ra nhằm hạ uy tín của ngành sản xuất đồ gỗ Việt Nam. EIA là một tổ chức môi trường (Environmental Ivestigation Agency); Telapak là một tổ chức phi chính phủ của Indonesia.

Như nhận định chung, đây là hành vi cạnh tranh thương mại không lành mạnh, dùng lời lẽ bêu xấu làm ảnh hưởng đến uy tín của đối thủ. Các doanh nghiệp lọt vào “sổ đen” của EIA và Telapak đều kêu rằng những con số nêu ra trong bản báo cáo là phóng đại. Phải mất cả vài năm, các doanh nghiệp mới đạt được tới những con số ấy.

Một trong những doanh nghiệp cho biết bị cáo buộc nhập khẩu đến 15.000 m3/năm gỗ từ Lào nhưng thực tế trung bình doanh nghiệp chỉ có 3.000 m3/năm.

Còn như ý kiến từ Ban lãnh đạo Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ Tp.HCM thì không thể nói đôi giữa việc phá rừng ở Lào với sự phát triển của ngành sản xuất đồ gỗ Việt Nam. Để đạt được những kết quả như ngày nay, Việt Nam đã ra sức phấn đấu rất nhiều từ nỗ lực của bản thân nội bộ đến đẩy mạnh các hoạt động thu hút đầu tư trong nhiều năm liền.

Các hoạt động của doanh nghiệp ngành gỗ đều có bên thứ 3, đơn vị cấp chứng nhận FSC giám sát. Vì vậy, tại thời điểm này, đang đợi sự đánh giá của đơn vị cấp chứng nhận FSC cho các doanh nghiệp gỗ Việt Nam.

Như vậy, đơn vị này sẽ phải có văn bản thông báo rõ ràng các doanh nghiệp Việt Nam không vi phạm những điều khoản về bảo vệ rừng của FSC trước tháng 5/2008.

(Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam)

NỘI DUNG KHÁC

Trung Quốc tích cực ứng đối biến đổi khí hậu

19-4-2008

Hội nghị thường niên năm 2008 Diễn đàn châu Á Bác Ngao đã bế mạc vào ngày 13 tháng này. Các phóng viên trong và ngoài nước từng nhiều lần tham gia Diễn đàn cảm nhận rõ rệt chi tiết "xanh" tại hội nghị thường niên năm nay.

Báo cáo thường niên ngành nông nghiệp 2007 và triển vọng năm 2008

18-4-2008

Lần đầu tiên ở Việt Nam, báo cáo thường niên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do một đơn vị phân tích độc lập là Trung tâm Thông tin PTNNNT (AGROINFO) - Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) thực hiện. Báo cáo thường niên NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2007 VÀ TRIỂN VỌNG 2008 với những phân tích toàn diện và cập nhật đưa đến cho độc giả những hiểu biết sâu sắc về những chủ đề quan trọng của phát triển nông nghiệp, nông thôn năm Việt Nam 2007 và triển vọng cho năm 2008.

IPSARD đẩy mạnh tiêu chuẩn hóa cán bộ và tổ chức

18-4-2008

AGROINFO - Chiều ngày 17/4/2008, Viện trưởng-TS. Đặng Kim Sơn đã có buổi làm việc với toàn thể cán bộ, nhân viên của Trung tâm Thông tin (AGROINFO) về việc tiêu chuẩn hóa cán bộ và tổ chức.

Giá ngô trên thị trường Trung Quốc có nhiều biến động

18-4-2008

Năm nay, khối lượng ngô xuất khẩu của Trung Quốc giảm, các thị trường chủ yếu xuất hiện nhiều thay đổi. Theo thống kê của Hải quan, tháng 1 và 2/ 2008 khối lượng ngô xuất khẩu là 4.5 vạn tấn, giảm 97.5% so với cùng kỳ; nhập khẩu rất ít

Cần sớm giải quyết vấn đề lãng phí tài nguyên đất ở các Nông, Lâm trường

17-4-2008

Đó là một trong nhiều ý kiến chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại hội nghị Triển khai công tác kiểm tra sắp xếp, đổi mới và quản lý sử dụng đất nông, lâm trường quốc doanh tổ chức ngày 16/4. Dự và chỉ đạo hội nghị còn có Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần, Trưởng ban Ban chỉ đạo SXĐMNLTQDTW và đại diện 52 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có NLTQD.

Dự báo giá phân kali Trung Quốc tiếp tục tăng

16-4-2008

Cách đây vài năm khoảng 50% khối lượng phân kali dựa vào nhập khẩu. Theo dự đoán trong khoảng thời gian ngắn, tình trạng nhập khẩu vẫn không đạt được các bước chuyển biến mới.

Vấn đề việc làm của nông dân hiện nay: Bài toán không dễ giải

16-4-2008

Theo những nghiên cứu gần đây, hơn 80% cư dân Việt Nam sống ở nông thôn, trong đó gần 70% lao động trong nông nghiệp với 77% hộ thuần nông. Năm 2005, năng suất lao động bình quân trong nông nghiệp chỉ bằng 1/5 trong công nghiệp và dịch vụ (tính theo GDP bình quân đầu người), 90% hộ đói, nghèo trong tổng số hộ đói nghèo của cả nước là nông dân. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn rất nghiêm trọng, có khoảng 7 triệu lao động chưa có hoặc thiếu việc làm, mỗi năm lại bổ sung thêm 400.000 người đến tuổi lao động.

Công nghiệp hoá, đô thị hoá nông thôn: Người nghèo cần chính sách

14-4-2008

Kinh tế mấy năm qua vẫn tăng trưởng khá, nhưng, sau những bão, lụt - thiên tai, cuộc sống của người dân lại đang phải trải qua những đợt giá cả thiết yếu bất ổn liên tục.

Tỷ giá hối đoái giữa đồng nhân dân tệ và đô-la Mỹ lần đầu tiên "vượt ngưỡng 7"

15-4-2008

Tỷ giá hối đoái giữa đồng nhân dân tệ và đô-la Mỹ lần đầu tiên "vượt ngưỡng 7", tức là 1 đô-la Mỹ đổi 6,992 đồng nhân dân tệ.

An ninh lương thực của Trung Quốc được đảm bảo

14-4-2008

Mặc dù giá lương thực Thế giới tăng lên gây một số ảnh hưởng đối với Trung Quốc, nhưng Chính phủ Trung Quốc vẫn hết sức quan tâm tới vấn đề này. Để khuyến khích sản xuất lương thực, Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt biện pháp và chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất lương thực. Ngân sách tài chính Trung Ương Trung Quốc năm nay đã chi hơn 560 tỷ đồng nhân dân tệ cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân, tăng hơn 130 tỷ đồng so với năm ngoái.

Doanh nghiệp thú y sợ chứng chỉ chất lượng

14-4-2008

Hiệp hội sản xuất kinh doanh thuốc thú y VN (VVPA) kêu cứu lên Chính phủ đề nghị lùi thời điểm áp dụng chứng chỉ chất lượng GMP đến 2012 thay vì cuối năm nay, nhằm cứu trên 90%doanh nghiệp sản xuất ngành này khỏi nguy cơ bị xóa sổ.

Nghịch lý giá lương thực

14-4-2008

Giá tiêu dùng tăng cao trong năm trước và "lồng lên" trong những tháng đầu năm nay, ngoài nguyên nhân do các nhóm hàng như nhà ở, vật liệu xây dựng, xăng dầu giá tăng cao thì nguyên nhân chủ yếu vẫn là do giá nhóm lương thực - thực phẩm, đặc biệt là lương thực.