TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nghịch lý giá lương thực

Ngày đăng: 14 | 04 | 2008

Giá tiêu dùng tăng cao trong năm trước và "lồng lên" trong những tháng đầu năm nay, ngoài nguyên nhân do các nhóm hàng như nhà ở, vật liệu xây dựng, xăng dầu giá tăng cao thì nguyên nhân chủ yếu vẫn là do giá nhóm lương thực - thực phẩm, đặc biệt là lương thực.

Tác động của nhóm này đến giá chung được xét trên hai mặt. Một mặt là do nhóm hàng này vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi cho tiêu dùng (42,85%, đối với nhóm dân cư nghèo còn cao gấp rưỡi).

Mặt khác, tốc độ tăng giá của nhóm hàng này cao hơn nhiều so với tốc độ chung (chẳng hạn như giá lương thực tháng 3 tăng tới 10,5%, trong khi tốc độ tăng chung là 2,99%, 3 tháng tương ứng là 17,91% so với 9,19%, tính theo năm là 30,14% so với 19,39% - có nghĩa là cao gấp rưỡi, gấp đôi, thậm chí gấp ba tốc độ tăng chung tuỳ theo mốc so sánh).

Đành rằng sản lượng lương thực cả năm trong năm trước tăng thấp. Đành rằng ở miền Bắc lúa đông xuân gặp rét đậm, rét hại kéo dài hiếm thấy và gây thiệt hại nghiêm trọng làm hơn 170 nghìn ha lúa đông xuân và 12 nghìn ha mạ bị chết rét lại đang ở trong thời kỳ giáp hạt,... nhưng sản lượng lúa đông xuân ở ĐBSCL ước đạt 9,4 triệu tấn, tăng trên 300 nghìn tấn do tăng cả diện tích và năng suất. Trong khi khối lượng gạo xuất khẩu 3 tháng năm nay mới chỉ tăng 43 nghìn tấn so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, giá lương thực ở trong nước tăng đâu có phải do thiếu về số lượng? Nhưng giá lương thực vẫn tăng rất cao và theo dự đoán sẽ còn tăng cao hơn nữa.

Lý giải nghịch lý trên, các chuyên gia đã đưa ra hai nhóm nguyên nhân chủ yếu:

Nhóm nguyên nhân thứ nhất là do chi phí đầu vào tăng quá cao. Chi phí đầu vào đối với sản xuất lương thực bao gồm nhiều loại chi phí trực tiếp cho cây trồng bao gồm phân bón, thuốc trừ sâu. Giá phân bón nhập khẩu tăng tới gần 75%, đã làm tăng tới 160 triệu USD, tương đương với khoảng 2.560 tỷ đồng. Giá thuốc trừ sâu cũng tăng khoảng trên 50%, đã làm tăng khoảng 80 triệu USD, tương đương với khoảng 1.280 tỷ đồng. Mới chỉ hai khoản trên đã làm tăng gần 4 nghìn tỷ đồng, tương đương với khoảng 16,5% GDP do toàn ngành nông nghiệp tạo ra trong quý 1/2008.

Ngoài chi phí về phân bón, thuốc trừ sâu trên, còn có chi phí xăng dầu phục vụ tưới tiêu nước, vận chuyển, cày bừa máy,... đều tăng cao.

Nhóm nguyên nhân thứ hai không phải ai cũng nghĩ tới, đó là giá lương thực trên thế giới tăng cao đã kéo giá trong nước tăng lên theo. Giá gạo xuất khẩu quý 1 này đã tăng 35,4% so với cùng kỳ năm trước. Giá lúa mì còn tăng cao hơn, lên đến 56,2%. So với tốc độ tăng của giá thế giới trong quý I năm nay so với quý I năm trước (35,4%), thì tốc độ tăng tương ứng của giá lương thực trong nước mới có 21,5%, còn thấp hơn nhiều, chưa bằng hai phần ba.

Điều đó chứng tỏ, tốc độ tăng giá lương thực ở trong nước còn có khả năng cao hơn nữa.

Giá lương thực trên thế giới tăng cao do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân do nhu cầu đối với lương thực dùng cho người và chăn nuôi tăng mạnh. Có nguyên nhân do giá dầu tăng và ở mức rất cao, giá lương thực đứng lâu ở mức quá thấp, một số nước đã sử dụng một phần lương thực có giá thấp này để sản xuất nhiên liệu sinh học để thay thế, lại có ưu điểm là nhiên liệu sạch.

Ở Việt Nam, trong một vài năm nay, diện tích và sản lượng trồng sắn tăng vọt, đã xuất khẩu một lượng lớn hàng triệu tấn có lẽ cũng để phục vụ yêu cầu chế biến nhiên liệu sinh học và ngay ở Việt Nam cũng đang nghiên cứu (hoặc có thông tin là đã có nhà máy) sử dụng sắn để chế biến nhiên liệu sinh học.

Nếu thông tin đó là đúng thì đề nghị dừng ngay, bởi sắn là loại cây tuy hiện nay không thống kê vào sản lượng lương thực có hạt, nhưng vẫn là cây lương thực có củ, cung cấp chất bột cho người khi lương thực có hạt bị thiếu, và cung cấp thức ăn tinh cho chăn nuôi, hơn nữa mở rộng diện tích sắn sẽ làm cho đất bạc màu nhanh rất nguy hiểm.

Có nguyên nhân do nhiều nước đã chạy theo phát triển công nghiệp, dịch vụ, tốc độ đô thị hoá cao, lấn đất trồng lúa; nông dân bỏ ruộng đất sang làm công nghiệp, dịch vụ để có thu nhập cao hơn.

Có nguyên nhân do một số nước phát triển đã trợ cấp lớn cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lương thực nói riêng, làm cho giá lương thực của các nước này thấp, kìm giá lương thực của các nước đang phát triển trong suốt vài chục năm qua. Nay do nhu cầu tăng cao, cộng với cuộc đấu tranh dai dẳng của các nước đang phát triển đòi các nước phát triển bỏ trợ cấp xuất khẩu lương thực, tuy không đạt được trên bàn hội nghị, nhưng đã thắng lợi trên thực tế thị trường do diện tích và số người làm lương thực giảm mạnh.

Từ tình hình này, Việt Nam cũng cần rút ra bài học cho mình về hai mặt. Một mặt, cần tránh lấy đất lúa làm việc khác, bảo vệ diện tích trồng lúa, tăng diện tích trồng ngô, giảm diện tích trồng sắn để bảo đảm an ninh lương thực trong nước (vì mỗi năm vẫn tăng trên 1 triệu người) và tranh thủ thời cơ giá thế giới tăng cao.

Mặt khác, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước trong khuôn khổ 10% giá trị nông nghiệp theo phạm vi mà WTO cho phép để giảm chi phí đầu vào, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật, tay nghề, chế biến làm tăng giá trị nông sản...

(Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam)

NỘI DUNG KHÁC

Cần một khoán 10 nữa cho nông thôn

13-4-2008

Tháng Tư 2008 là tròn 20 năm Nghị quyết X của Bộ Chính trị Khóa VI đi vào cuộc sống. Để thiết thực kỷ niệm sự kiện trọng đại trong nông nghiệp nông thôn này, ông Nguyễn Công Tạn, nguyên Phó thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT thời kỳ triển khai thực hiện Nghị quyết X có cuộc cuộc trò chuyện với nhiều bất ngờ thú vị.

"Hy vọng của bà con nông dân vùng núi ngày càng nhiều hơn"

11-4-2008

Bà con nông dân thôn A Lật đã làm giàu do trồng mơ tây những năm qua hiện lại tăng thêm một nghề mới là "du lịch nông thôn". Ông nông dân Lưu Khởi Quý rất vui và nói, bà con đã hưởng mọi chính sách mang lại lợi ích cho nông dân của Đảng, sau này, hy vọng của bà con nông dân vùng núi sẽ ngày càng nhiều hơn.

Bảo hiểm nông nghiệp: Giải pháp từ 3 phía

11-4-2008

Mặc dù bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) vẫn là khái niệm xa vời với đại đa số nông dân, và thực tế còn rất nhiều khó khăn trong việc triển khai, phổ biến loại hình này đến từng cá thể, nhưng hoàn toàn có thể khắc phục được nếu có sự thống nhất giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân.

Công nghiệp hóa với vấn đề tam nông

11-4-2008

Kỷ niệm 20 năm Nghị quyết X một cách thiết thực nhất là học hỏi, làm sống lại và phát huy tinh thần dũng cảm, đặt quyền lợi của dân của nước cao hơn bản thân mình, lấy thực tiễn kiểm chứng lý luận và nếu cần thì đổi mới lý luận.

Phải xác định rõ chức năng của nông nghiệp, nông thôn

9-4-2008

AGROINFO - Phát triển nông thôn bắt đầu từ đâu? Phát triển như thế nào? Trả lời câu hỏi đó không dễ. TS Vũ Trọng Bình - GĐ TT Phát triển Nông thôn, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT, người có nhiều năm nghiên cứu về về đề Nông nghiệp - Nông thôn - Nông dân đã đưa ra những ý kiến rất đang quan tâm về vấn đề này...

Trung Quốc sản xuất vắc-xin cúm gia cầm dùng cho người

9-4-2008

Sau hơn hai năm nghiên cứu và thử nghiệm, Trung Quốc đã cho phép tiến hành sản xuất đại trà vắc-xin cúm gia cầm dùng cho người.

Kinh tế toàn cầu trước nguy cơ suy giảm

9-4-2008

Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Strauss Kahn vừa tuyên bố, trong năm nay, nền kinh tế toàn cầu có những dấu hiệu suy giảm lớn. Nhiều khả năng IMF sẽ giảm mức dự đoán tăng trưởng kinh tế thế giới xuống còn 3,7%, thay vì 4,1% trước đó.

Xoá nợ đọng phí thuỷ lợi cho DN trong hai năm

9-4-2008

Các khoản nợ đọng thuỷ lợi phí và lỗ do nguyên nhân khách quan phát sinh trước ngày 31/12/2007 của DN sẽ được xem xét xoá nợ. Thông tư hướng dẫn thi hành NĐ 154/2007/NĐ-CP của Chính phủ về miễn giảm thuỷ lợi phí, do Bộ Tài chính vừa ký ban hành, nêu rõ.

Hội thảo "Các thực hành nông nghiệp tốt"

21-7-2008

Chương trình hợp tác Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (CARD) là sáng kiến của Chính phủ Australia nhằm giúp đỡ chính phủ Việt Nam thực hiện Chiến lược tổng thể về xoá đói giảm nghèo. Chương trình tập trung vào "tăng cường năng suất và tính cạnh tranh của các hộ sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ và các doanh nghiệp nông thôn"

Xung quanh vấn đề đất nông nghiệp trong phát triển công nghiệp

8-4-2008

Đất đai là một trong những vấn đề nổi cộm nhất trong quá trình chuyển đổi nông nghiệp nông thôn của Việt Nam hiện nay. Đã có rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau khi nhìn nhận, đánh giá vấn đề này. BBT Website Ipsard xin đăng ý kiến cá nhân của TS. Lê Đức Thịnh, Viện Chính sách và Chiến lược PTNN-NT (IPSARD) và hi vọng bài viết sẽ cung cấp cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu và quý bạn đọc những thông tin mới, bổ ích. Rất mong sẽ có thêm nhiều ý kiến trao đổi thẳng thắn, khoa học về vấn đề này.

"Lúa siêu cao sản" của Trung Quốc sẽ cho sản lượng 13,5 tấn một ha

8-4-2008

"Công trình đợt ba lai giống lúa siêu cao sản" đang thực hiện của Trung Quốc đã thu được tiến triển đột phá, mục tiêu nâng sản lượng lên tới 13,5 tấn một ha có hy vọng thực hiện trong năm nay.

Thử xem xét lại lịch sử thế giới từ mô hình tổng hợp Umesao-North-Weber

18-4-2008

Hội thảo thường kỳ của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS