TIN TỨC-SỰ KIỆN

Kinh tế toàn cầu trước nguy cơ suy giảm

Ngày đăng: 09 | 04 | 2008

Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Strauss Kahn vừa tuyên bố, trong năm nay, nền kinh tế toàn cầu có những dấu hiệu suy giảm lớn. Nhiều khả năng IMF sẽ giảm mức dự đoán tăng trưởng kinh tế thế giới xuống còn 3,7%, thay vì 4,1% trước đó.

Trong tuyên bố với báo giới, ông Kahn cho rằng: “Tình hình rất nghiêm trọng và nền kinh tế Mỹ phát triển chậm lại đã tác động tới toàn bộ nền kinh tế thế giới. Đó là những dấu hiệu về sự suy giảm lớn của kinh tế toàn cầu".

Kinh tế suy giảm không phải là một thảm họa

Tuyên bố trên của Giám đốc điều hành IMF đưa ra ngay trước thềm hội nghị thường niên mùa xuân cấp Bộ trưởng Tài chính các nước thành viên IMF và Ngân hàng thế giới (WB), dự kiến sẽ diễn ra trong hai ngày 12 và 13-4 tới tại Mỹ. Tại hội nghị, IMF sẽ công bố báo cáo ''Triển vọng kinh tế thế giới”. Tuy nhiên, ông Kahn nhấn mạnh, dấu hiệu suy giảm kinh tế không phải là ''một thảm họa'' và cho rằng sẽ là quá vội vàng nếu kết luận rằng kinh tế Mỹ đang ''suy thoái''.

Theo ông Kahn, IMF cũng có thể giảm mức dự đoán tăng trưởng kinh tế của Mỹ thay vì mức 1,5% ban đầu. Không chỉ có Mỹ và các nước châu Âu là nạn nhân của cuộc khủng hoảng tín dụng, mà cả các nền kinh tế đang nổi lên, đặc biệt là ở châu Á, cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Báo chí Đức đưa tin, IMF có thể hạ mức dự đoán tăng trưởng của kinh tế Mỹ xuống còn 0,5% trong năm nay.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, sự sụt giảm của nền kinh tế Mỹ đang ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế trên thế giới, tuy nhiên không phải là tất cả. Tốc độ phát triển kinh tế của một số nước như Australia, Brazil, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất và Qatar tiếp tục tăng, mặc dù có chững lại trong năm 2007. Lý do khiến kinh tế các quốc gia trên tiếp tục tăng trưởng trong tình hình kinh tế thế giới đang gặp khó khăn là các nước đó có nguồn tài nguyên khoáng sản như dầu mỏ, quặng sắt, nhôm, đồng... dồi dào và họ tiếp tục thu lợi nhuận từ xuất khẩu các loại tài nguyên đó.

Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke cũng đã cảnh báo Quốc hội nước này về khả năng nền kinh tế Mỹ có thể sụt giảm trong nửa đầu năm nay, và đây có thể là dấu hiệu cho thấy một cơn suy thoái bắt đầu.

Ngân hàng cần tiếp tục bơm tiền và chống lạm phát

Điều trần trước Ủy ban kinh tế chung của Quốc hội, ông Bernanke lần đầu tiên đề cập tới khả năng kinh tế suy thoái dựa trên 3 cuộc khủng hoảng địa ốc, tín dụng và tài chính tại Mỹ. Ông Bernanke nhận định, dường như tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ sẽ “không tăng trưởng cao trong nửa đầu năm 2008 và thậm chí còn có thể giảm nhẹ”.

Theo các nhà phân tích, sáu tháng sụt giảm GDP liên tiếp đồng nghĩa với một cơn suy thoái Mỹ đã bắt đầu. Một báo cáo của Chính phủ Mỹ công bố ngày 4-4 cho biết, trong tháng 3, các chủ lao động ở nước này đã cắt giảm tới 80 nghìn việc làm, là mức cắt giảm lớn nhất trong vòng 5 năm qua. Mức cắt giảm này cũng làm tăng tỷ lệ thất nghiệp trên toàn quốc lên 5,1% trong tháng 3 so với mức 4,8% trong tháng 2. Những số liệu trên cho thấy nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu suy thoái.

Tuy nhiên, Chủ tịch FED nhận định nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng hơn trong nửa cuối năm nay và trong năm 2009, với sự trợ giúp của Chính phủ thông qua kế hoạch kích thích nền kinh tế trị giá 168 tỷ USD cũng như việc FED cắt giảm mạnh mẽ tỷ lệ lãi suất.

Nhằm đối phó nguy cơ kinh tế thế giới suy thoái, ngày 3-4, Viện Tài chính quốc tế (IIF) thay mặt hơn 375 ngân hàng hàng đầu thế giới đã kêu gọi lãnh đạo các quốc gia, các ngân hàng nhà nước và các tổ chức tài chính phối hợp hành động.

Chủ tịch IIF, Charles Dallara nhấn mạnh, các ngân hàng nhà nước cần hợp tác chặt chẽ trong việc đưa ra các biện pháp nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tín dụng đang ngày càng trầm trọng, đồng thời cảnh báo những rủi ro có thể làm rối loạn thị trường do giá trị đồng USD đang trên đà suy yếu so với một số ngoại tệ khác.

Theo đó, IIF đề xuất yêu cầu các ngân hàng nhà nước tiếp tục bơm tiền cho hệ thống tài chính và kiềm chế lạm phát trong thời gian tới. IIF cũng kêu gọi mở rộng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) bằng cách kết nạp thêm thành viên mới như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.

(Nguồn: Nhân Dân)

NỘI DUNG KHÁC

Xoá nợ đọng phí thuỷ lợi cho DN trong hai năm

9-4-2008

Các khoản nợ đọng thuỷ lợi phí và lỗ do nguyên nhân khách quan phát sinh trước ngày 31/12/2007 của DN sẽ được xem xét xoá nợ. Thông tư hướng dẫn thi hành NĐ 154/2007/NĐ-CP của Chính phủ về miễn giảm thuỷ lợi phí, do Bộ Tài chính vừa ký ban hành, nêu rõ.

Hội thảo "Các thực hành nông nghiệp tốt"

21-7-2008

Chương trình hợp tác Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (CARD) là sáng kiến của Chính phủ Australia nhằm giúp đỡ chính phủ Việt Nam thực hiện Chiến lược tổng thể về xoá đói giảm nghèo. Chương trình tập trung vào "tăng cường năng suất và tính cạnh tranh của các hộ sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ và các doanh nghiệp nông thôn"

Xung quanh vấn đề đất nông nghiệp trong phát triển công nghiệp

8-4-2008

Đất đai là một trong những vấn đề nổi cộm nhất trong quá trình chuyển đổi nông nghiệp nông thôn của Việt Nam hiện nay. Đã có rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau khi nhìn nhận, đánh giá vấn đề này. BBT Website Ipsard xin đăng ý kiến cá nhân của TS. Lê Đức Thịnh, Viện Chính sách và Chiến lược PTNN-NT (IPSARD) và hi vọng bài viết sẽ cung cấp cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu và quý bạn đọc những thông tin mới, bổ ích. Rất mong sẽ có thêm nhiều ý kiến trao đổi thẳng thắn, khoa học về vấn đề này.

"Lúa siêu cao sản" của Trung Quốc sẽ cho sản lượng 13,5 tấn một ha

8-4-2008

"Công trình đợt ba lai giống lúa siêu cao sản" đang thực hiện của Trung Quốc đã thu được tiến triển đột phá, mục tiêu nâng sản lượng lên tới 13,5 tấn một ha có hy vọng thực hiện trong năm nay.

Thử xem xét lại lịch sử thế giới từ mô hình tổng hợp Umesao-North-Weber

18-4-2008

Hội thảo thường kỳ của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS

Đánh giá một năm gia nhập WTO

11-4-2008

Seminar thường kỳ của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS.

Trung Quốc điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu phân bón, vật tư NN

7-4-2008

Ngày 2/4 vừa qua Uỷ ban quy định chính sách thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc tuyên bố, được sự phê chuẩn của Quốc vụ viện, từ ngày 1/4/2008 quy định thuế quan tạm thời xuất khẩu một số loại phân bón hoá học là 30%.

Đánh thuế xuất khẩu gạo - Tại sao không?

7-4-2008

AGROINFO - Khủng hoảng lương thực trên thế giới và ở trong nước, thiên tai đe doạ tới an ninh lương thực quốc gia đã làm giá lúa gạo cao, càng gây áp lực lên lạm phát. Đó là lý do Chính phủ đã thắt chặt việc xuất khẩu gạo thông qua hạn ngạch. Ông Jonathan Pincus, chuyên viên kinh tế cao cấp của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam, đã có ý kiến cho rằng Chính phủ nên đánh thuế xuất khẩu gạo để điều tiết giá gạo trong nước; vừa thu được thuế vừa có hiệu quả hơn so với hạn ngạch.

Tìm định nghĩa, tìm cơ chế

4-4-2008

Tại Hội thảo "Góp ý xây dựng đề án trình Hội nghị TƯ7 (khóa X) về Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế" do Ban Tuyên giáo TƯ cùng Bộ KH&CN tổ chức, phần lớn ý kiến đều cho rằng muốn "xây dựng đội ngũ trí thức", trước hết phải bắt đầu từ "định nghĩa trí thức"...

80 nghìn nông dân công tỉnh Vân Nam- Trung Quốc đã có Bảo hiểm dưỡng lão

4-4-2008

Theo thông tin của Chủ tịch hội nghị Công nông dân tỉnh Vân Nam, năm nay các phòng công nông các cấp trong toàn tỉnh đang ra sức xây dựng và hoàn thiện chế độ tài chính thu chi bảo đảm lương cho công nông dân, tăng số số lượng nông dân công được hưởng bảo hiểm thương tật và bảo hiểm khám chữa bệnh, từ nay về sau, các cơ quan sử dụng lao động nếu có ác ý nợ và kéo dài thời hạn trả lương cho nông dân công sẽ chịu sự xử phạt của Bảo hiểm lao động, ngành Công thương và cơ quan tài chính.

Văn hoá Google

4-4-2008

Google, một công ty kỳ lạ, một thứ văn hóa kỳ lạ, cách kiếm tiền kỳ là, trở nên giàu có nhanh chóng. Chỉ trong vòng vài năm Google đã giúp con người ở bất kỳ đâu đều có thể tiếp cận thông tin.

Muốn hưởng lợi từ WTO, phải đẩy mạnh cải cách hành chính

3-4-2008

Tiến sĩ Võ Trí Thành, Trưởng ban Nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư nói, nếu Việt Nam chỉ đơn thuần thực hiện các cam kết gia nhập WTO mà không xúc tiến cải cách trong nước, đặc biệt là cải cách thể chế, hành chính, thì lợi ích thu được sẽ rất nhỏ, chỉ khoảng 20%, còn lại đối tác nước ngoài sẽ hưởng hết.