TIN TỨC-SỰ KIỆN

Giá ngô trên thị trường Trung Quốc có nhiều biến động

Ngày đăng: 18 | 04 | 2008

Năm nay, khối lượng ngô xuất khẩu của Trung Quốc giảm, các thị trường chủ yếu xuất hiện nhiều thay đổi. Theo thống kê của Hải quan, tháng 1 và 2/ 2008 khối lượng ngô xuất khẩu là 4.5 vạn tấn, giảm 97.5% so với cùng kỳ; nhập khẩu rất ít

1/Khối lượng ngô xuất khẩu giảm mạnh, xuất hiện biến động trên các thị trường xuất khẩu chủ yếu:Năm nay, khối lượng ngô xuất khẩu của Trung Quốc giảm, các thị trường chủ yếu xuất hiện nhiều thay đổi. Theo thống kê của Hải quan, tháng 1 và 2/ 2008 khối lượng ngô xuất khẩu là 4.5 vạn tấn, giảm 97.5% so với cùng kỳ; nhập khẩu rất ít. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu như Hàn Quốc, Nhật Bản và Malaysia được thay thế bằng Triều Tiên, Anh và Thuỵ Sỹ, 3 tỉnh ở vùng Đông Bắc (Cát Lâm, Hắc Long Giang, Liêu Ninh )vẫn là khu vực xuất khẩu chủ yếu.

2/ Trên toàn cầu tiêu thụ ngô tăng tốc không ngừng, mẫu thuẫn về cung cầu cũng ngày càng tăng:

Năm 2007 sản lượng ngô toàn cầu tăng, nhưng việc tiêu thụ cũng tăng tốc nhanh, gây nên mâu thuẫn về cung cầu. Theo báo cáo dự đoán tháng 3 của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, tháng 8/2007, sản lượng ngô toàn cầu đạt 770 triệu tấn tăng 9.4% so với năm trước, ghi mốc cao nhất trong lịch sử. Trong đó sản lượng của Trung Quốc và Mỹ là 332 triệu tấn, tăng 24.1%. Nhu cầu tiêu thụ ngô toàn cầu tiếp tục tăng, đạt 772 triệu tấn, tăng 7.0% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng ngô dự trữ kỳ hạn 104 triệu tấn giảm 20%, dự trữ tiêu thụ cũng giảm 13.5%, thấp dưới mức độ an toàn cho phép. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cũng dự báo năm 2008 diện tích trồng ngô của Mỹ sẽ giảm xuống còn 90 triệu mẫu Anh, giảm 3.8% so với năm trước, xu thế lượng ngô cung cấp khó khăn trong thời gian ngắn không thể thay đổi.

Tháng 8/2007, dự báo sản lượng xuất khẩu toàn cầu là 94,420 triệu tấn, tăng 1.7% so với năm trước. Trong đó Mỹ xuất khẩu 62.230 triệu tấn, tăng 15.3%, chiếm 65%sản lượng xuất khẩu toàn cầu. Khối lượng nhập khẩu toàn cầu là 92,880 triệu tấn, tăng 2.2%. Nước nhập khẩu chủ yếu như Nhật, Trung Quốc nhập khẩu 16,30 triệu tấn, chiếm 17.5% sản lượng nhập khẩu toàn cầu, chiếm vị trí đầu bảng. Khối lượng nhập khẩu của EU và Mehico tăng khá nhanh đạt 10 triệu tấn và 9.7 triệu tấn chiếm 10.4% và 11.3 % đứng vị trí số 2 và 3; Hàn Quốc nhập khẩu 8.8 triệu tấn chiếm 9.5% rút xuống vị trí thứ 4.

3. Tại Trung Quốc giá ở các vùng sản xuất về cơ bản ổn định, các vùng tiêu thụ có xu hướng giảm rõ rệt:

Từ giữa tháng 2 trở lại đây, nhà nước đã tổ chức 2 lần mỗi lần thu mua 40 triệu tấn lương thực dự trữ, dựa vào tác dụng của thị trường, giá tại các vùng sản xuất về cơ bảnổn định. Tháng 3, bình quân giá bán buôn ngay tại vùng sản xuất là 1616 NDT/ tấn (tương đương 3,555 nghìn VNĐ), giảm 0.3% so với cùng thời điểm, tăng 13.5% so với cùng kỳ năm ngoái; Trong đó vùng Đông Bắc là 1499 NDT/ tấn (tương đương 3.298 nghìn VNĐ), tăng 10.5% so với cùng kỳ. Giá thu mua tại vùng này tăng nhẹ. Tại Cát Lâm giá ngô đạt tiêu chuẩn cấp 2 là 1390- 1430 NDT (tương đương 3,058 nghìn- 3,146 nghìn VNĐ) thấp hơn trước 10-30 NDT (22-66 nghìn VNĐ), Hắc Long Giang 1300-1360 NDT/ tấn (2,860-2,992 nghìn VNĐ ), Liêu Ninh 1500-1550 NDT/ tấn (tương đương 3,300-3,410 nghìn VNĐ) tăng 10-20 NDT (tương đương 22-44 nghìn VNĐ). Hiện nay tiến độ thu mua chậm, nhiều doanh nghiệp giảm khối lượng thu mua.

Giá cả tại các khu vực tiêu thu giảm rõ rệt, bình quân giá bán buôn là 1895 NDT/ tấn (tương đương 4,169 nghìn VNĐ) giảm 2.8% trong thời điểm hiện tại, tăng 12.6% so với cùng kỳ. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng giá giảm, một mặt là do hậu quả của việc điều chỉnh giá cả phía Nam mạnh Bắc yếu gây nên, mặt khác do sau vụ xuân lượng hàng của miền Nam tăng lên và nhà nước bán ra lượng ngô dự trữ gây áp lực cho thị trường cung cấp, những tổn thất của ngành thuỷ sản, gia súc do thiên tai ở miền Nam cũng ảnh hưởng lớn nhu cầu ngô làm thức ăn gia súc.

4/ Giá cả quốc tế tiếp tục tăng cao, kéo dài khoảng cách giữa giá trong và ngoài nước:

Do giá dầu thô tăng cao dẫn tới chi phí ngô nhiên liệu ethanol của Mỹ tăng, lại thêm dự báo của Mỹ về việc giảm diện tích trồng ngô, khiến giá ngô trên thế giới lại tiếp tục tăng. Giá ngô xuất cảng trong tháng 3 ở cảng Mehico và thị trường kỳ hạn Chicago là 233 và 203 USD/ tấn, trong thời điểm hiện tại tăng 5.6% và 5.0%, tăng 25.6% và 15.7% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trên trường quốc tế tăng, chi phí vận chuyển tăng nhưng giá tại Trung Quốc lại giảm khiến cho sự chênh lệch giá trong nước lớn hơn. Như tại cảng Hoàng Phố, Quảng Châu, trong tháng 3 giá ngô đến cảng của Mỹ và của Trung Quốc trong cùng thời điểm chênh nhau hơn 1000 NDT/ tấn (tương đương 2,200 nghìn/ tấn).

NỘI DUNG KHÁC

Cần sớm giải quyết vấn đề lãng phí tài nguyên đất ở các Nông, Lâm trường

17-4-2008

Đó là một trong nhiều ý kiến chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại hội nghị Triển khai công tác kiểm tra sắp xếp, đổi mới và quản lý sử dụng đất nông, lâm trường quốc doanh tổ chức ngày 16/4. Dự và chỉ đạo hội nghị còn có Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần, Trưởng ban Ban chỉ đạo SXĐMNLTQDTW và đại diện 52 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có NLTQD.

Dự báo giá phân kali Trung Quốc tiếp tục tăng

16-4-2008

Cách đây vài năm khoảng 50% khối lượng phân kali dựa vào nhập khẩu. Theo dự đoán trong khoảng thời gian ngắn, tình trạng nhập khẩu vẫn không đạt được các bước chuyển biến mới.

Vấn đề việc làm của nông dân hiện nay: Bài toán không dễ giải

16-4-2008

Theo những nghiên cứu gần đây, hơn 80% cư dân Việt Nam sống ở nông thôn, trong đó gần 70% lao động trong nông nghiệp với 77% hộ thuần nông. Năm 2005, năng suất lao động bình quân trong nông nghiệp chỉ bằng 1/5 trong công nghiệp và dịch vụ (tính theo GDP bình quân đầu người), 90% hộ đói, nghèo trong tổng số hộ đói nghèo của cả nước là nông dân. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn rất nghiêm trọng, có khoảng 7 triệu lao động chưa có hoặc thiếu việc làm, mỗi năm lại bổ sung thêm 400.000 người đến tuổi lao động.

Công nghiệp hoá, đô thị hoá nông thôn: Người nghèo cần chính sách

14-4-2008

Kinh tế mấy năm qua vẫn tăng trưởng khá, nhưng, sau những bão, lụt - thiên tai, cuộc sống của người dân lại đang phải trải qua những đợt giá cả thiết yếu bất ổn liên tục.

Tỷ giá hối đoái giữa đồng nhân dân tệ và đô-la Mỹ lần đầu tiên "vượt ngưỡng 7"

15-4-2008

Tỷ giá hối đoái giữa đồng nhân dân tệ và đô-la Mỹ lần đầu tiên "vượt ngưỡng 7", tức là 1 đô-la Mỹ đổi 6,992 đồng nhân dân tệ.

An ninh lương thực của Trung Quốc được đảm bảo

14-4-2008

Mặc dù giá lương thực Thế giới tăng lên gây một số ảnh hưởng đối với Trung Quốc, nhưng Chính phủ Trung Quốc vẫn hết sức quan tâm tới vấn đề này. Để khuyến khích sản xuất lương thực, Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt biện pháp và chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất lương thực. Ngân sách tài chính Trung Ương Trung Quốc năm nay đã chi hơn 560 tỷ đồng nhân dân tệ cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân, tăng hơn 130 tỷ đồng so với năm ngoái.

Doanh nghiệp thú y sợ chứng chỉ chất lượng

14-4-2008

Hiệp hội sản xuất kinh doanh thuốc thú y VN (VVPA) kêu cứu lên Chính phủ đề nghị lùi thời điểm áp dụng chứng chỉ chất lượng GMP đến 2012 thay vì cuối năm nay, nhằm cứu trên 90%doanh nghiệp sản xuất ngành này khỏi nguy cơ bị xóa sổ.

Nghịch lý giá lương thực

14-4-2008

Giá tiêu dùng tăng cao trong năm trước và "lồng lên" trong những tháng đầu năm nay, ngoài nguyên nhân do các nhóm hàng như nhà ở, vật liệu xây dựng, xăng dầu giá tăng cao thì nguyên nhân chủ yếu vẫn là do giá nhóm lương thực - thực phẩm, đặc biệt là lương thực.

Cần một khoán 10 nữa cho nông thôn

13-4-2008

Tháng Tư 2008 là tròn 20 năm Nghị quyết X của Bộ Chính trị Khóa VI đi vào cuộc sống. Để thiết thực kỷ niệm sự kiện trọng đại trong nông nghiệp nông thôn này, ông Nguyễn Công Tạn, nguyên Phó thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT thời kỳ triển khai thực hiện Nghị quyết X có cuộc cuộc trò chuyện với nhiều bất ngờ thú vị.

"Hy vọng của bà con nông dân vùng núi ngày càng nhiều hơn"

11-4-2008

Bà con nông dân thôn A Lật đã làm giàu do trồng mơ tây những năm qua hiện lại tăng thêm một nghề mới là "du lịch nông thôn". Ông nông dân Lưu Khởi Quý rất vui và nói, bà con đã hưởng mọi chính sách mang lại lợi ích cho nông dân của Đảng, sau này, hy vọng của bà con nông dân vùng núi sẽ ngày càng nhiều hơn.

Bảo hiểm nông nghiệp: Giải pháp từ 3 phía

11-4-2008

Mặc dù bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) vẫn là khái niệm xa vời với đại đa số nông dân, và thực tế còn rất nhiều khó khăn trong việc triển khai, phổ biến loại hình này đến từng cá thể, nhưng hoàn toàn có thể khắc phục được nếu có sự thống nhất giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân.

Công nghiệp hóa với vấn đề tam nông

11-4-2008

Kỷ niệm 20 năm Nghị quyết X một cách thiết thực nhất là học hỏi, làm sống lại và phát huy tinh thần dũng cảm, đặt quyền lợi của dân của nước cao hơn bản thân mình, lấy thực tiễn kiểm chứng lý luận và nếu cần thì đổi mới lý luận.