TIN TỨC-SỰ KIỆN

Trung Quốc đối phó tăng giá lương thực

Ngày đăng: 23 | 04 | 2008

Giá lương thực, đặc biệt là gạo và thịt lợn tăng chóng mặt, đã tác động tiêu cực tới đời sống hàng trăm triệu hộ dân ở Trung Quốc và đẩy chỉ số giá tiêu dùng lên mức cao nhất 12 năm qua. Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư tăng sản lượng nông nghiệp để đối phó lạm phát lương thực.

Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc quý 1/2008 tăng 8% so với cùng kỳ năm 2007, riêng giá lương thực tăng 21%.

Ngăn chặn tình trạng mất đất canh tác

Giá lương thực tăng là nguyên nhân chính đẩy lạm phát ở Trung Quốc tăng cao thời gian qua. Chống lạm phát, chống tăng giá lương thực đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ Trung Quốc. Trong đó, tăng sản lượng nông nghiệp; tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; hạn chế tình trạng mất đất sản xuất canh tác...là những giải pháp cơ bản.

Mất đất canh tác là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc Trung Quốc phải đối mặt vấn đề an ninh lương thực. Theo hãng Reuters, chỉ trong 1 thập kỷ qua, Trung Quốc đã mất 5,5% diện tích đất canh tác do tình trạng sa mạc hoá, đô thị hoá và phát triển công nghiệp. Trước xu thế diện tích đất canh tác bị thu hẹp, làm giảm sản lượng lương thực, Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực áp dụng các biện pháp kiên quyết.

Ông Hồ Thôn Trị, Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc (MLR), ngày 16/4 cho biết, năm 2007, Trung Quốc mất 40.700 ha đất trồng trọt, khiến diện tích đất canh tác toàn quốc còn 121,73 triệu ha. Nhiều khả năng cho thấy, từ nay đến trước năm 2020, Trung Quốc khó có thể làm thay đổi xu thế diện tích đất canh tác chỉ còn 120 triệu ha, mức tối thiểu cho phép nước này đảm bảo an ninh lương thực.

MLR hiện đang tập hợp ý kiến từ các ban ngành để soạn thảo kế hoạch sử dụng đất trên toàn quốc tới năm 2020, nhằm bảo vệ diện tích đất trồng trọt và nâng cao hiệu qủa sử dụng các khu đất dành cho phát triển. Tiếp đó, kế hoạch này sẽ được MLR trình lên Chính phủ để phê chuẩn.

Chính phủ Trung Quốc đã ban hành quy định về bảo vệ đất canh tác và phát động các chiến dịch điều tra việc sử dụng đất của các doanh nghiệp, bắt giữ 2.700 quan chức sai phạm trong sử dụng đất. Chính quyền các cấp ở Trung Quốc cũng đã thực thi một loạt biện pháp nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn tình trạng mất đất canh tác do quá trình đô thị hóa.

Chính phủ Trung Quốc hồi đầu năm đã ban hành quy định, theo đó nếu muốn triển khai bất kỳ dự án phát triển nào có liên quan tới sử dụng đất canh tác, thì trước tiên dự án đó phải được phê chuẩn, nếu không sẽ bị cắt nước, điện, khí đốt và không được vay vốn ngân hàng.

Chú trọng tự cung, tự cấp lương thực

Các chuyên gia cho rằng, một loạt những yếu tố không có quan hệ với nhau xuất hiện cùng một lúc đã khiến cho lạm phát lương thực ở Trung Quốc gia tăng. Đó là việc thời tiết bất thường làm giảm mạnh sản lượng các loại cây trồng như ngô và đậu tương cộng với việc một số nước đang chú trọng sử dụng lương thực sản xuất nhiên liệu sinh học, cũng góp phần đẩy giá ngô và các lương thực khác leo thang. Việc nông dân tập trung vào trồng ngô để đáp ứng nhu cầu thế giới làm thu hẹp diện tích các cây trồng khác, khiến giá các loại lương thực chủ chốt khác như gạo, lúa mì... tăng cao.

Cách tốt nhất để tránh tác động tiêu cực của tình trạng thiếu lương thực toàn cầu và giá lương thực tăng cao là duy trì tỷ lệ tự túc lương thực một cách thoả đáng. Từ những năm 80 của thế kỷ 20, sau khi thực hiện chính sách “cởi trói”, chia ruộng khoán cho các hộ dân làm ăn riêng lẻ, Trung Quốc đã bảo đảm tự túc lương thực cho hơn 1 tỷ dân nước này. Trong bối cảnh giá lương thực tăng đe doạ ổn định xã hội như hiện nay, vấn đề tự túc để bảo đảm an ninh lương thực, được Chính phủ Trung Quốc đặt lên hàng đầu.

Theo Tân Hoa xã, năm nay, Trung Quốc cam kết chi 562,2 tỷ Nhân dân tệ (80,1 tỷ USD) cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.Tháng 3/2008, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định chi thêm 25,2 tỷ Nhân dân tệ (3,6 tỷ USD) cho ngân sách nông thôn năm 2008, chủ yếu hỗ trợ nông dân mua giống, dầu diezen, phân bón và nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các chuyên gia ước tính, sản lượng lương thực năm nay của Trung Quốc có thể duy trì mức 500 triệu tấn như năm ngoái, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi.

Trong chuyến đi kiểm tra công tác gieo trồng vụ xuân tại tỉnh Hà Bắc đầu tháng 4/2008, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho biết lượng lương thực dự trữ của nước này đạt 150-200 triệu tấn, đủ khả năng để tự cung cấp cho 1,3 tỷ dân của mình.

(Theo TBKTVN)

NỘI DUNG KHÁC

Lễ ra mắt cuốn sách "Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm và Bài học tại Việt Nam"

26-4-2008

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong việc điều phối và phổ cập các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường (PES), tổ chức Nông Lâm Thế giới (ICRAF) tại Việt Nam đã chủ trì ban đối tác gồm các đối tác trong nước và quốc tế để chuẩn bị cho cuốn sách PES.

Cơn bão khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu

25-4-2008

Trong chương trình làm việc tại Việt nam, ông Charles Collyns, phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. sẽ có bài thuyết trình "Cơn bão khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu" tại Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.

Người mẹ của vùng trà Thương Nam, Thiểm Tây, Trung Quốc

22-4-2008

Trong lịch sử trồng chè của Trung Quốc, mọi người luôn cho rằng chè chỉ có thể trồng trọt ở miền nam. Nhưng trải qua mấy chục năm dốc lòng nghiên cứu, bà Trương Thục Trân kỹ sư nông nghiệp cao cấp huyện Thương Nam với thực tiễn chè miền nam di chuyển lên miền bắc, di chuyển thành công cơ sở trồng chè lên phía bắc hơn 300 km, khiến nhân dân khu vực miền núi Thương Nam tỉnh Thiểm Tây nằm ở miền bắc Trung Quốc nhờ trồng chè đi lên khá giả, đồng thời thay đổi lịch sử hơn 2000 năm không thể trồng chè ở miền bắc.

Phân tích bình đẳng và kinh nghiệm quốc tế

24-4-2008

Tiếp theo báo cáo Cập nhật Nghèo năm 2006, trong năm 2008, Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với các cơ quan nghiên cứu và tổ chức trong nước tiếp tục tiến hành đánh giá Nghèo 2008 ở quy mô sâu rộng hơn. Bất bình đẳng là một trong bốn vấn đề được lựa chọn nghiên cứu nhằm tìm hiểu các yếu tố tạo nên bất bình đẳng, đặc điểm các nhóm giàu/ nghèo nhất.

Một số suy nghĩ về vấn đề “tam nông” ở Việt Nam

22-4-2008

Về vấn đề “tam nông”, theo tôi nghĩ không nên theo thứ tự nông nghiệp, nông thôn và nông dân, mà chỉ cần “nhất nông” là nông dân mà thôi. Nông thôn là môi trường sống của nông dân, và nông nghiệp là sinh kế, đồng thời là đóng góp của nông dân vào nền kinh tế cả nước. Do đó, trọng tâm phát triển phải là con người, không phải là môi trường sống hay sinh kế. Nên đổi lại thứ tự là nông dân, nông thôn và nông nghiệp.

Bản tin Tuần thị trường thực phẩm Việt Nam - Foodstuff MarketWeekly

21-4-2008

Bắt đầu từ tháng 3 năm 2008, Trung tâm Thông tin Phát triển NNNT (AGROINFO) đã liên tục xuất bản Bản tin tuần thị trường thực phẩm Việt Nam (Foodstuff Market Weekly).

Bảo hiểm nông nghiệp: Vài nét về một mô hình mới

21-4-2008

Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) đang là vấn đề nan giải trong quản lý nông nghiệp hiệu quả ở nước ta. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận định, trước bối cảnh lạm phát ngày càng gia tăng như hiện nay, cách kiềm chế tốt nhất là ổn định nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, lấy nông nghiệp làm bản lề trong chính sách tiếp tục tăng trưởng kinh tế. Để làm được điều đó, vai trò của BHNN nặng nề và cấp thiết hơn bao giờ hết.

Trao đổi giữa FINANCIAL TIMES và AGROINFO/IPSARD về lúa gạo Việt Nam

21-4-2008

Trong gần 2 tiếng đồng hồ, chủ đề của cuộc trao đổi xoay quanh các việc giá gạo thế giới tăng mạnh và khả năng thu lợi của nông dân trồng lúa Việt Nam, giá gạo tăng và tác động của nó đến người tiêu dùng trong nước, … Sau cuộc gặp này, phóng viên của Financial Times sẽ tiếp tục có chuyến thăm và trao đổi với nông dân, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long vào thời điểm cuối tháng 5- đầu tháng 6 tới.

EIA và Telapak gán tội ngành gỗ Việt Nam

19-4-2008

Xài gỗ lậu mới phát triển nhanh! Đó là lời cáo buộc nêu ra trong bản báo cáo của cơ quan điều tra môi trường phi chính phủ (EIA) và đối tác Telapak (Indonesia) đã công bố vào cuối tháng 3 vừa qua tại Mỹ.

Trung Quốc tích cực ứng đối biến đổi khí hậu

19-4-2008

Hội nghị thường niên năm 2008 Diễn đàn châu Á Bác Ngao đã bế mạc vào ngày 13 tháng này. Các phóng viên trong và ngoài nước từng nhiều lần tham gia Diễn đàn cảm nhận rõ rệt chi tiết "xanh" tại hội nghị thường niên năm nay.

Báo cáo thường niên ngành nông nghiệp 2007 và triển vọng năm 2008

18-4-2008

Lần đầu tiên ở Việt Nam, báo cáo thường niên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do một đơn vị phân tích độc lập là Trung tâm Thông tin PTNNNT (AGROINFO) - Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) thực hiện. Báo cáo thường niên NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2007 VÀ TRIỂN VỌNG 2008 với những phân tích toàn diện và cập nhật đưa đến cho độc giả những hiểu biết sâu sắc về những chủ đề quan trọng của phát triển nông nghiệp, nông thôn năm Việt Nam 2007 và triển vọng cho năm 2008.

IPSARD đẩy mạnh tiêu chuẩn hóa cán bộ và tổ chức

18-4-2008

AGROINFO - Chiều ngày 17/4/2008, Viện trưởng-TS. Đặng Kim Sơn đã có buổi làm việc với toàn thể cán bộ, nhân viên của Trung tâm Thông tin (AGROINFO) về việc tiêu chuẩn hóa cán bộ và tổ chức.