TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bảo hiểm nông nghiệp: Vài nét về một mô hình mới

Ngày đăng: 21 | 04 | 2008

Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) đang là vấn đề nan giải trong quản lý nông nghiệp hiệu quả ở nước ta. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận định, trước bối cảnh lạm phát ngày càng gia tăng như hiện nay, cách kiềm chế tốt nhất là ổn định nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, lấy nông nghiệp làm bản lề trong chính sách tiếp tục tăng trưởng kinh tế. Để làm được điều đó, vai trò của BHNN nặng nề và cấp thiết hơn bao giờ hết.

>>Bài 2: Giải pháp từ 3 phía

Trước khi nêu lên một dự án BHNN sẽ triển khai ở Việt Nam trong thời gian tới, chúng ta nên nhìn nhận thật kỹ và học hỏi kinh nghiệm từ những nước bạn có nền nông nghiệp tiến bộ nhờ chính sách BHNN đúng đắn và hiệu quả. Trung Quốc, quốc gia thân thiết cả về kinh tế lẫn chính trị với Việt Nam, có tỷ lệ nông dân trên mặt bằng dân số xấp xỉ nước ta và nền nông nghiệp của họ cũng là đối thủ cạnh tranh gần như trực tiếp trên thương trường khu vực. Chính sách BHNN của họ thật sự đáng để chúng ta tìm hiểu và chắt lọc để vận dụng trong bối cảnh các nhà quản lý vẫn đang loay hoay không biết phát triển BHNN thế nào.

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã chỉ đạo phải thúc đẩy các tổ chức tài chính nông thôn, hạ thấp giới hạn tham gia thị trường, đồng thời tích cực phát triển BHNN. Năm 2007, BHNN của Trung Quốc đã đạt được những bước đột phá mang tính lịch sử. Số địa phương tham gia loại hình bảo hiểm này ngày càng gia tăng. Ông Wu Dingfu – Tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm China Life (Công ty Bảo hiểm lớn nhất Trung Quốc) cho biết, số liệu thống kê khẳng định doanh thu từ BHNN trong năm 2007 tăng 16,2% so với năm 2006, đạt mức 850 triệu nhân dân tệ (tương đương 109, 3 triệu USD; 1 nhân dân tệ xấp xỉ 2.200 đồng). Ông này cũng cho biết thêm, hiện Công ty vẫn đang nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý phù hợp cho hoạt động bảo hiểm nông thôn nói chung và tăng cường hệ thống dự phòng để phục vụ kinh doanh BHNN.

Điển hình trong phong trào xây dựng chính sách BHNN của Trung Quốc là tỉnh Quảng Đông. Tại tỉnh Quảng Đông, thành phố Vân Phú đã được chính quyền đầu tư hơn 1,5 tỉ nhân dân tệ để bảo hiểm chăn nuôi lợn. Hình thức bảo hiểm này được đông đảo nông dân tham gia bởi tính sáng tạo và hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ BHNN. Trước đây, sản lượng thịt lợn chiếm 80% nguồn cung thực phẩm ở Vân Phú. Nhưng trong quá trình chăn nuôi, do tập quán và cách quản lý không đúng kỹ thuật nên đàn lợn thường xảy ra dịch bệnh, dẫn tới thiệt hại nặng nề. Trước tình hình đó, thành phố đã phối hợp với ngành công thương, tài chính, thuế vụ, thực phẩm và thú y thực hiện các biện pháp bảo đảm đàn lợn và nâng cao đời sống nông dân. Một biện pháp hiệu quả mà họ đưa ra là thu BHNN không trực tiếp từ người nuôi lợn mà ngành thực phẩm thu mỗi con lợn 10 NDT từ các cơ sở giết mổ. Công ty bảo hiểm thanh toán với ngành thực phẩm căn cứ theo mức thuế phải đóng trong năm. Hộ nuôi lợn không phải đóng phí mà vẫn được chi trả bảo hiểm nếu gặp phải sự cố nên tích cực chăn nuôi. Các lò giết mổ do cạnh tranh lành mạnh nên cũng chấp nhận việc đóng phí bảo hiểm. Hình thức này được nhân rộng tại 16 thị trấn của thành phố Vân Phú. Theo ước tính, số tiền bảo hiểm đã chi trả đền bù cho nông dân nơi đây gần 7, 5 triệu nhân dân tệ. Chính biện pháp BHNN hiệu quả này đã góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn phục hồi và tăng trưởng mạnh theo từng năm. Nhận thấy hướng làm ăn hiệu quả và an toàn nên các công ty bảo hiểm tại đây đã mở rộng BHNN sang nhiều lĩnh vực khác như bảo hiểm gà giống, bảo hiểm trồng chè và cây ăn quả...

Tại Việt Nam, nhiều dự án BHNN đang được các nhà quản lý nghiên cứu. Tuy nhiên, mới chỉ có một hình thức khả quan nhất và dự kiến sẽ được thí điểm vào cuối năm nay là bảo hiểm theo nhiệt độ thời tiết. Đây là loại hình bảo hiểm mới được thực hiện tại một số quốc gia song các nhà chuyên môn đánh giá sẽ thu hút được nhiều nông dân hưởng ứng bởi chi phí thấp.

Điểm khác biệt giữa hình thức bảo hiểm theo chỉ số này với BHNN truyền thống là công ty bảo hiểm không dựa vào thiệt hại thực tế mà dựa vào mức phí thu ban đầu cộng với sự thay đổi khách quan của thời tiết để chi trả đền bù.

Tạm hiểu việc bảo hiểm này dựa trên những chỉ số khách quan có thể gây tổn thất cho nông dân. Ví dụ, ở khu vực miền núi phía Bắc, chỉ số nhiệt độ trung bình là 20 độ C, đây sẽ là mức nhiệt độ chuẩn để các doanh nghiệp bảo hiểm ký hợp đồng với các hộ nông dân. Nếu nhiệt độ hạ thấp hơn mức chuẩn 4 độ C, khiến cho cây hoặc con đã được mua bảo hiểm chết, mức đền bù là 3 triệu đồng /cây, con. Nhưng nếu nhiệt độ xuống thấp hơn nữa, ví dụ giảm 8 độ C so với mức chuẩn, mức đền bù sẽ là 7 triệu đồng /cây, con... Như vậy, tùy thuộc nhiệt độ ở từng nấc khác nhau mà công ty bảo hiểm thực hiện đền bù ở các mức giá tương ứng.

Cái lợi của loại hình BHNN này là chi phí thấp, thủ tục đăng ký và bồi thường đơn giản, nhanh chóng. Đối với các công ty cung cấp dịch vụ thì có thể quản lý được rủi ro trong việc xác định thiệt hại và tình trạng cố ý gian lận của người sử dụng dịch vụ. Mặt khác, lợi nhuận có thể gia tăng, cho dù hai hộ cùng mua bảo hiểm giống nhau và thiệt hại như nhau nhưng mức bồi thường có thể khác nhau ở từng thời điểm.

Tuy nhiên, khi dự án này đưa ra cũng có nhiều công ty bảo hiểm băn khoăn e ngại thiệt hại thực tế và thiệt hại theo chỉ số có thể được báo cáo khác nhau, dẫn tới khi đền bù sẽ thiếu chính xác. Ông Hoàng Xuân Điều, Trưởng phòng Bảo hiểm xe cơ giới kiêm Phó trưởng phòng Bảo hiểm nông nghiệp (Bảo hiểm Bảo Việt) nhận định: “Có những người tuy không tổn thất nặng nề vẫn được bồi thường (ví dụ nhiệt độ xuống thấp, sức đề kháng của vật bảo hiểm kém, nhưng chưa chết), trong khi đó hộ có vật bảo hiểm bị chết nhưng nhiệt độ vẫn trong mức nên không được bồi thường, rõ ràng vấn đề khoảng cách giữa các giải pháp vẫn là một khó khăn trong công tác chi trả, mà quan trọng nhất là lợi ích của nông dân có thể bị khước từ”.

Loại bảo hiểm này phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và khí hậuL, trong khi đó, thời gian qua, thời tiết ở Việt Nam thường không ổn định và công tác dự báo lại chưa thật sự hiệu quả, chính vì thế tính rủi ro tương đối cao. Doanh nghiệp quay lại vấn đề muôn thuở là chính sách hỗ trợ. Trong khi đó, chưa có một cơ chế chính thức nào ủng hộ việc này.

BHNN không chỉ cần thiết với người nông dân mà còn là yêu cầu bức thiết với nền kinh tế trọng nông nghiệp như nước ta. Nếu theo hình thức này, các doanh nghiệp bảo hiểm cho rằng cần phải có đơn vị thí điểm để họ thấy được hiệu quả, từ đó mới có cơ sở để quyết định tham gia.

Dù dự kiến cuối năm nay (2008), loại hình bảo hiểm này sẽ được triển khai, song chưa ai biết đơn vị nào tiên phong để chiếm thế thượng phong. Hầu hết doanh nghiệp bảo hiểm vẫn chờ cơ chế, chính sách. Hiện tại, họ cũng đã tập hợp những khúc mắc của mình để gửi lên các cấp quản lý. Trong khi đó, ông Phùng Ngọc Khánh, Phó vụ trưởng Vụ Bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, những vấn đề pháp lý và quản lý sẽ được trình cơ quan quản lý cấp cao hơn xem xét giải quyết và cụ thể hóa trong thời gian sớm nhất.

(Theo Kinh tế Nông thôn)

NỘI DUNG KHÁC

Trao đổi giữa FINANCIAL TIMES và AGROINFO/IPSARD về lúa gạo Việt Nam

21-4-2008

Trong gần 2 tiếng đồng hồ, chủ đề của cuộc trao đổi xoay quanh các việc giá gạo thế giới tăng mạnh và khả năng thu lợi của nông dân trồng lúa Việt Nam, giá gạo tăng và tác động của nó đến người tiêu dùng trong nước, … Sau cuộc gặp này, phóng viên của Financial Times sẽ tiếp tục có chuyến thăm và trao đổi với nông dân, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long vào thời điểm cuối tháng 5- đầu tháng 6 tới.

EIA và Telapak gán tội ngành gỗ Việt Nam

19-4-2008

Xài gỗ lậu mới phát triển nhanh! Đó là lời cáo buộc nêu ra trong bản báo cáo của cơ quan điều tra môi trường phi chính phủ (EIA) và đối tác Telapak (Indonesia) đã công bố vào cuối tháng 3 vừa qua tại Mỹ.

Trung Quốc tích cực ứng đối biến đổi khí hậu

19-4-2008

Hội nghị thường niên năm 2008 Diễn đàn châu Á Bác Ngao đã bế mạc vào ngày 13 tháng này. Các phóng viên trong và ngoài nước từng nhiều lần tham gia Diễn đàn cảm nhận rõ rệt chi tiết "xanh" tại hội nghị thường niên năm nay.

Báo cáo thường niên ngành nông nghiệp 2007 và triển vọng năm 2008

18-4-2008

Lần đầu tiên ở Việt Nam, báo cáo thường niên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do một đơn vị phân tích độc lập là Trung tâm Thông tin PTNNNT (AGROINFO) - Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) thực hiện. Báo cáo thường niên NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2007 VÀ TRIỂN VỌNG 2008 với những phân tích toàn diện và cập nhật đưa đến cho độc giả những hiểu biết sâu sắc về những chủ đề quan trọng của phát triển nông nghiệp, nông thôn năm Việt Nam 2007 và triển vọng cho năm 2008.

IPSARD đẩy mạnh tiêu chuẩn hóa cán bộ và tổ chức

18-4-2008

AGROINFO - Chiều ngày 17/4/2008, Viện trưởng-TS. Đặng Kim Sơn đã có buổi làm việc với toàn thể cán bộ, nhân viên của Trung tâm Thông tin (AGROINFO) về việc tiêu chuẩn hóa cán bộ và tổ chức.

Giá ngô trên thị trường Trung Quốc có nhiều biến động

18-4-2008

Năm nay, khối lượng ngô xuất khẩu của Trung Quốc giảm, các thị trường chủ yếu xuất hiện nhiều thay đổi. Theo thống kê của Hải quan, tháng 1 và 2/ 2008 khối lượng ngô xuất khẩu là 4.5 vạn tấn, giảm 97.5% so với cùng kỳ; nhập khẩu rất ít

Cần sớm giải quyết vấn đề lãng phí tài nguyên đất ở các Nông, Lâm trường

17-4-2008

Đó là một trong nhiều ý kiến chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại hội nghị Triển khai công tác kiểm tra sắp xếp, đổi mới và quản lý sử dụng đất nông, lâm trường quốc doanh tổ chức ngày 16/4. Dự và chỉ đạo hội nghị còn có Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần, Trưởng ban Ban chỉ đạo SXĐMNLTQDTW và đại diện 52 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có NLTQD.

Dự báo giá phân kali Trung Quốc tiếp tục tăng

16-4-2008

Cách đây vài năm khoảng 50% khối lượng phân kali dựa vào nhập khẩu. Theo dự đoán trong khoảng thời gian ngắn, tình trạng nhập khẩu vẫn không đạt được các bước chuyển biến mới.

Vấn đề việc làm của nông dân hiện nay: Bài toán không dễ giải

16-4-2008

Theo những nghiên cứu gần đây, hơn 80% cư dân Việt Nam sống ở nông thôn, trong đó gần 70% lao động trong nông nghiệp với 77% hộ thuần nông. Năm 2005, năng suất lao động bình quân trong nông nghiệp chỉ bằng 1/5 trong công nghiệp và dịch vụ (tính theo GDP bình quân đầu người), 90% hộ đói, nghèo trong tổng số hộ đói nghèo của cả nước là nông dân. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn rất nghiêm trọng, có khoảng 7 triệu lao động chưa có hoặc thiếu việc làm, mỗi năm lại bổ sung thêm 400.000 người đến tuổi lao động.

Công nghiệp hoá, đô thị hoá nông thôn: Người nghèo cần chính sách

14-4-2008

Kinh tế mấy năm qua vẫn tăng trưởng khá, nhưng, sau những bão, lụt - thiên tai, cuộc sống của người dân lại đang phải trải qua những đợt giá cả thiết yếu bất ổn liên tục.

Tỷ giá hối đoái giữa đồng nhân dân tệ và đô-la Mỹ lần đầu tiên "vượt ngưỡng 7"

15-4-2008

Tỷ giá hối đoái giữa đồng nhân dân tệ và đô-la Mỹ lần đầu tiên "vượt ngưỡng 7", tức là 1 đô-la Mỹ đổi 6,992 đồng nhân dân tệ.

An ninh lương thực của Trung Quốc được đảm bảo

14-4-2008

Mặc dù giá lương thực Thế giới tăng lên gây một số ảnh hưởng đối với Trung Quốc, nhưng Chính phủ Trung Quốc vẫn hết sức quan tâm tới vấn đề này. Để khuyến khích sản xuất lương thực, Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt biện pháp và chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất lương thực. Ngân sách tài chính Trung Ương Trung Quốc năm nay đã chi hơn 560 tỷ đồng nhân dân tệ cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân, tăng hơn 130 tỷ đồng so với năm ngoái.