TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tiền có mọc ở trên cây?

Ngày đăng: 29 | 04 | 2008

Đó là chủ đề của Café khoa học do Hội đồng Anh phối hợp với Tạp Chí Tia sáng tổ chức hôm 24/4/2008, trong khuôn khổ Tuần lễ Rừng Châu Á Thái Bình Dương. Trong vòng 2 tiếng đồng hồ, người quan tâm trong và ngoài nước có được không gian để đối thoại trực tiếp với các “đại gia hiểu biết ” về rừng như: Nhà văn Nguyên Ngọc, GS. Võ Quý, TS. Đặng Kim Sơn, GS. Nguyễn Ngọc Lung

Nếu như năm 1945, diện tích rừng của Việt Nam là 14 triệu ha, bằng 50% diện tích đất liền, có độ che phủ rừng là 43%, thì đến năm 1995, diện tích rừng của Việt Nam còn có 9 triệu ha, với độ che phủ 28%, trung bình mỗi năm diện tích rừng giảm 100.000 ha, và chỉ còn bằng khoảng ¼ diện tích đất liền. Cho đến nay, Tây Nguyên không còn những cánh rừng đại ngàn của những năm 1975. Diện tích rừng “tốt” : rừng nguyên sinh, rừng nhiệt đới, đang mất dần. Đây là tổn thất vô cùng lớn bởi chức năng của rừng nguyên sinh cực kỳ lớn, mà không một cánh rừng trồng nào có thể đuổi kịp. Bởi lẽ, khả năng sản sinh chất hữu cơ, công suất hút CO2 và sản sinh O2 của rừng nhiệt đới cao gấp 30 lần so với rừng trồng! Và kết quả là, trong những năm gần đây, các hiện tượng bão, lũ, biến đổi khí hậu bất thường như rét đậm kéo dài, nóng nực và khan hiếm nước… diễn ra với tần suất ngày một nhiều hơn.

Cùng điểm lại trong quá khứ, Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách, chương trình nhằm bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng. Năm 1954, 1 năm sau giải phóng miền Bắc, Nhà nước đã triển khai trồng rừng chống cát bay ở dọc các tỉnh miền Trung. Năm 1980, 5 năm sau giải phóng toàn đất nước, triển khai trồng phủ xanh khu vực đèo Hải Vân bằng rừng keo. Cách đây hơn 10 năm, từ năm 1992, Chương trình 327 của Chính phủ bắt đầu đi vào triển khai, cho đến năm 1997, có khoảng 2,5 triệu ha đất trống đồi trọc được phủ xanh. Đánh giá về kết quả của Chương trình 327 rất đa dạng, có quan điểm khen có, chê cũng có… Đến kỳ họp lần thứ 2, Quốc hội nước khoá X, đã ban hành Nghị quyết 08/1997/QH10 về Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng….

TS. Đặng Kim Sơn chia sẻ từ góc độ nhìn nhận khía cạnh kinh tế của rừng. Từ 2007, Việt Nam cùng hòa nhập với thế giới, thu nhập bình quân đầu người đang được cải thiện, nhưng vẫn còn tới 90% người nghèo của Việt Nam đang sống ở các vùng rừng, miền núi, đang gặp rất nhiều khó khăn trong điều kiện sống, khó khăn trong việc tiếp cận thị trường, khoa học công nghệ…. Trong khi phải đảm đương những trọng trách bảo vệ biên cương, biên giới của Tổ quốc. Vậy nhìn từ góc độ kinh tế, làm thế nào để chia sẻ lợi ích và khuyến khích người dân chủ động bảo vệ, phát triển, kinh doanh rừng. Đã đến lúc chính sách trồng và phát triển rừng cần được thay đổi về cách làm.

Trong phòng họp ấm cúng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, buổi Café Khoa học diễn ra sôi nổi và hòa nhập giữa nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học với khán thính giả, những người đang có một điểm chung, đó là mối quan tâm tới Rừng và đang thảo luận làm thế nào để bảo vệ và phát triển Rừng như một giải pháp giúp đối phó với tình hình biến đổi khí hậu và các tác động tiêu cực của nó tới đời sống mọi cá nhân và gia đình trên mọi miền cả nước.
Phạm Hoàng Ngân (Agroinfo/Ipsard)

NỘI DUNG KHÁC

Sẽ dập tắt "sốt" gạo trong một vài ngày tới

28-4-2008

Các doanh nghiệp kinh doanh gạo xuất khẩu đang xúc tiến việc đưa gạo về cung ứng cho thị trường TP.HCM để dập tắt ngay cơn "sốt giá” ở đây. Đó là khẳng định của bà Nguyễn Thị Nguyệt - tổng thư ký Hiệp hội Lương thực VN - khi trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh việc bình ổn thị trường gạo hiện nay.

Doanh nghiệp tư nhân gia đình đội nhầm mũ công ty trách nhiệm hữu hạn

25-4-2008

IPSARD - Hiện nay phát triển DNNVV trong nông nghiệp, nông thôn là yêu cầu cấp bách để có thể phát triển nền nông nghiệp hàng hóa cạnh tranh, hiện đại. Tuy nhiên, câu hỏi là làm thế nào để có thể khuyến khích và hỗ trợ các DNNVV này phát triển trong thực tế? Nhóm nghiên cứu của bộ môn Thể chế nông thôn là đầu mối thực hiện các nghiên cứu khác nhau để trả lời câu hỏi này. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số phát hiện của nhóm nghiên cứu liên quan đến tình hình phát triển của hai loại hình DN là Doanh nghiệp tư nhân gia đình và các Công ty TNHH ở nông thôn và những vấn đề đang đặt ra hiện nay đối với các loại hình DN này. Đây cũng là một trong những kết quả của đề tài nghiên cứu nhỏ được tiến hành ở Hà tây và Vĩnh Phúc. Kết quả này chỉ rõ thêm những lí do và nguyên nhân tại sao các DN ở nông thôn hiện nay khó có khả năng tích lũy vốn và mở rộng sản xuất. Nhiều DN chỉ sau thời gian đăng kí không lâu các hoạt động đã đi vào suy thoái.

Người Mỹ buộc bụng, người Việt gặp khó

25-4-2008

Bộ trưởng Bộ Y tế Mỹ Mike Leavitt vừa tới Việt Nam, ra cảng Sài Gòn để thị sát tình hình xuất nhập khẩu, mở diễn đàn gặp gỡ doanh nghiệp và ở miền Tây ông còn bắt một con cá trong hồ nuôi lên để xem xét.

7,6 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam

25-4-2008

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam mạnh mẽ. Trong 4 tháng đầu năm 2008, cả nước đã thu hút thêm 7,598 tỷ USD vốn đầu tư FDI đăng ký, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2007.

Sức mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long

24-4-2008

Hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nông nghiệp nông thôn đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có bước chuyển lớn; đưa “hạt gạo, con tôm” đến với thị trường thế giới, đem về nhiều ngoại tệ.

Tổ chức nghiên cứu khoa học theo nhu cầu xã hội

24-4-2008

Nghiên cứu khoa học (NCKH) theo nhu cầu xã hội là nhiệm vụ đặt ra đối với tất cả các quốc gia, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển. Đây là vấn đề đang được các nhà quản lý, nhà khoa học nước ta quan tâm với mong muốn gắn kết NCKH với nhu cầu kinh tế - xã hội. Qua đó vừa nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng NCKH và hiệu quả kinh tế - xã hội.

Vì sao hạn chế xuất khẩu gạo?

24-4-2008

Tuần vừa qua, cả thế giới xôn xao vì tình trạng bấp bênh của an toàn lương thực. Lệnh hạn chế xuất khẩu gạo được ban ra đồng thời với việc thủ tướng chính phủ khuyến khích xuất khẩu và khuyến khích các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không điều chỉnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Có gì “mâu thuẫn” trong hai quyết định nêu trên không? Và cùng với việc hạn chế xuất khẩu gạo, giá lúa bị sụt giảm khoảng 5%, nhưng không phải bị tư thương ép giá.

Cả nông dân và doanh nghiệp đều sẵn sàng vi phạm

23-4-2008

Đây là một quyết định đem lại nhiều kỳ vọng cho nông dân lẫn giới kinh doanh nông sản, cả các nhà khoa học và quản lý. Cụm từ “liên kết 4 nhà” bắt đầu xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông và cả trong các xóm ấp.

Dự báo cung cầu lúa gạo thế giới và các yếu tố tác động

23-4-2008

Theo dự báo của Ban Nghiên cứu Kinh tế, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, dự báo trong giai đoạn 2007-2017, các nước sản xuất gạo ở Châu Á sẽ tiếp tục là nguồn cung cấp gạo xuất khẩu chính của thế giới: bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ. Riêng xuất khẩu gạo của hai nước Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm khoảng nửa tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới.

Trung Quốc đối phó tăng giá lương thực

23-4-2008

Giá lương thực, đặc biệt là gạo và thịt lợn tăng chóng mặt, đã tác động tiêu cực tới đời sống hàng trăm triệu hộ dân ở Trung Quốc và đẩy chỉ số giá tiêu dùng lên mức cao nhất 12 năm qua. Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư tăng sản lượng nông nghiệp để đối phó lạm phát lương thực.

Lễ ra mắt cuốn sách "Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm và Bài học tại Việt Nam"

26-4-2008

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong việc điều phối và phổ cập các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường (PES), tổ chức Nông Lâm Thế giới (ICRAF) tại Việt Nam đã chủ trì ban đối tác gồm các đối tác trong nước và quốc tế để chuẩn bị cho cuốn sách PES.

Cơn bão khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu

25-4-2008

Trong chương trình làm việc tại Việt nam, ông Charles Collyns, phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. sẽ có bài thuyết trình "Cơn bão khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu" tại Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.