TIN TỨC-SỰ KIỆN

7,6 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam

Ngày đăng: 25 | 04 | 2008

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam mạnh mẽ. Trong 4 tháng đầu năm 2008, cả nước đã thu hút thêm 7,598 tỷ USD vốn đầu tư FDI đăng ký, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2007.

Trong tháng 4/2008, cả nước có 63 dự án FDI được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,127 tỷ USD, đưa tổng số dự án cấp mới trong 4 tháng đầu năm 2008 lên 210 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7,226,4 tỷ USD, bằng 35,3% số dự án và tăng 52,9% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

Mô tả ảnh.
Bất động sản và du lịch tiếp tục hấp dẫn đầu tư. (Ảnh: Phước Hà)

Bên cạnh đó, cũng trong 4 tháng đầu năm 2008 có 64 lượt dự án FDI tăng vốn đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm là 371,4 triệu USD, bằng 50,4% về số lượt dự án tăng vốn và 57,3% tổng vốn tăng thêm so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, tổng số vốn FDI đăng ký mới và đăng ký tăng thêm lên tới gần 7,6 tỷ USD trong 4 tháng qua.

Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, vốn đầu tư trong 4 tháng đầu năm 2008 tăng khá cao so với cùng kỳ năm 2007 do có nhiều dự án lớn.

Một số dự án lớn bao gồm: Dự án Công ty TNHH Good Choice USA - Việt Nam của Tập đoàn Good Choice - Hoa Kỳ đầu tư xây dựng khách sạn 5 sao, khu vui chơi giải trí, ẩm thực... tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư là 1,299 tỷ USD; Dự án Công ty TNHH trung tâm tài chính Việt Nam do Tập đoàn Berjaya Leisure, Malaysia đầu tư với mục tiêu là kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư 930 triệu USD.

Một dự án lớn khác là của Công ty Cổ phần Phát triển nguồn nhân lực Việt - Nhật do 3 công ty của Nhật Bản làm chủ đầu tư. Mục tiêu dự án là đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê, sản xuất phần mềm, cung ứng nguồn nhân lực với tổng vốn đầu tư là 610,3 triệu USD...

Trong các đối tác đầu tư, B.V.Islands là nhà đầu tư có số vốn đầu tư đăng ký lớn nhất với 11 dự án. Tổng vốn đầu tư lên tới 2,09 tỷ USD, chiếm 28,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Hoa Kỳ đứng thứ hai với 9 dự án với tổng vốn đăng ký là 1,31 tỷ USD, chiếm 18,1%. Tiếp theo là Malaysia với 6 dự án với 1,3 tỷ USD, chiếm 18,0% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Ở trong nước, Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước với 4 dự án, trị giá 2,1 tỷ USD, chiếm 29,1% vốn đầu tư.

Đặc biệt, nguồn tin từ Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, thông tin gần đây cho thấy, Sở KH&ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án Khu du lịch Hồ Tràm tại Asian Coast Development Ltd. (Canada) với tổng vốn đăng ký lên tới 4,2 tỷ USD để xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, các khách sạn 5 sao (9.000 phòng), khu thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế, khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài... Nếu dự án này được cập nhật thì số vốn đầu tư sẽ có sự gia tăng đột biến trong tháng 4.

(Nguồn: Vietnamnet)

NỘI DUNG KHÁC

Sức mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long

24-4-2008

Hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nông nghiệp nông thôn đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có bước chuyển lớn; đưa “hạt gạo, con tôm” đến với thị trường thế giới, đem về nhiều ngoại tệ.

Tổ chức nghiên cứu khoa học theo nhu cầu xã hội

24-4-2008

Nghiên cứu khoa học (NCKH) theo nhu cầu xã hội là nhiệm vụ đặt ra đối với tất cả các quốc gia, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển. Đây là vấn đề đang được các nhà quản lý, nhà khoa học nước ta quan tâm với mong muốn gắn kết NCKH với nhu cầu kinh tế - xã hội. Qua đó vừa nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng NCKH và hiệu quả kinh tế - xã hội.

Vì sao hạn chế xuất khẩu gạo?

24-4-2008

Tuần vừa qua, cả thế giới xôn xao vì tình trạng bấp bênh của an toàn lương thực. Lệnh hạn chế xuất khẩu gạo được ban ra đồng thời với việc thủ tướng chính phủ khuyến khích xuất khẩu và khuyến khích các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không điều chỉnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Có gì “mâu thuẫn” trong hai quyết định nêu trên không? Và cùng với việc hạn chế xuất khẩu gạo, giá lúa bị sụt giảm khoảng 5%, nhưng không phải bị tư thương ép giá.

Cả nông dân và doanh nghiệp đều sẵn sàng vi phạm

23-4-2008

Đây là một quyết định đem lại nhiều kỳ vọng cho nông dân lẫn giới kinh doanh nông sản, cả các nhà khoa học và quản lý. Cụm từ “liên kết 4 nhà” bắt đầu xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông và cả trong các xóm ấp.

Dự báo cung cầu lúa gạo thế giới và các yếu tố tác động

23-4-2008

Theo dự báo của Ban Nghiên cứu Kinh tế, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, dự báo trong giai đoạn 2007-2017, các nước sản xuất gạo ở Châu Á sẽ tiếp tục là nguồn cung cấp gạo xuất khẩu chính của thế giới: bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ. Riêng xuất khẩu gạo của hai nước Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm khoảng nửa tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới.

Trung Quốc đối phó tăng giá lương thực

23-4-2008

Giá lương thực, đặc biệt là gạo và thịt lợn tăng chóng mặt, đã tác động tiêu cực tới đời sống hàng trăm triệu hộ dân ở Trung Quốc và đẩy chỉ số giá tiêu dùng lên mức cao nhất 12 năm qua. Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư tăng sản lượng nông nghiệp để đối phó lạm phát lương thực.

Lễ ra mắt cuốn sách "Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm và Bài học tại Việt Nam"

26-4-2008

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong việc điều phối và phổ cập các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường (PES), tổ chức Nông Lâm Thế giới (ICRAF) tại Việt Nam đã chủ trì ban đối tác gồm các đối tác trong nước và quốc tế để chuẩn bị cho cuốn sách PES.

Cơn bão khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu

25-4-2008

Trong chương trình làm việc tại Việt nam, ông Charles Collyns, phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. sẽ có bài thuyết trình "Cơn bão khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu" tại Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.

Người mẹ của vùng trà Thương Nam, Thiểm Tây, Trung Quốc

22-4-2008

Trong lịch sử trồng chè của Trung Quốc, mọi người luôn cho rằng chè chỉ có thể trồng trọt ở miền nam. Nhưng trải qua mấy chục năm dốc lòng nghiên cứu, bà Trương Thục Trân kỹ sư nông nghiệp cao cấp huyện Thương Nam với thực tiễn chè miền nam di chuyển lên miền bắc, di chuyển thành công cơ sở trồng chè lên phía bắc hơn 300 km, khiến nhân dân khu vực miền núi Thương Nam tỉnh Thiểm Tây nằm ở miền bắc Trung Quốc nhờ trồng chè đi lên khá giả, đồng thời thay đổi lịch sử hơn 2000 năm không thể trồng chè ở miền bắc.

Phân tích bình đẳng và kinh nghiệm quốc tế

24-4-2008

Tiếp theo báo cáo Cập nhật Nghèo năm 2006, trong năm 2008, Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với các cơ quan nghiên cứu và tổ chức trong nước tiếp tục tiến hành đánh giá Nghèo 2008 ở quy mô sâu rộng hơn. Bất bình đẳng là một trong bốn vấn đề được lựa chọn nghiên cứu nhằm tìm hiểu các yếu tố tạo nên bất bình đẳng, đặc điểm các nhóm giàu/ nghèo nhất.

Một số suy nghĩ về vấn đề “tam nông” ở Việt Nam

22-4-2008

Về vấn đề “tam nông”, theo tôi nghĩ không nên theo thứ tự nông nghiệp, nông thôn và nông dân, mà chỉ cần “nhất nông” là nông dân mà thôi. Nông thôn là môi trường sống của nông dân, và nông nghiệp là sinh kế, đồng thời là đóng góp của nông dân vào nền kinh tế cả nước. Do đó, trọng tâm phát triển phải là con người, không phải là môi trường sống hay sinh kế. Nên đổi lại thứ tự là nông dân, nông thôn và nông nghiệp.

Bản tin Tuần thị trường thực phẩm Việt Nam - Foodstuff MarketWeekly

21-4-2008

Bắt đầu từ tháng 3 năm 2008, Trung tâm Thông tin Phát triển NNNT (AGROINFO) đã liên tục xuất bản Bản tin tuần thị trường thực phẩm Việt Nam (Foodstuff Market Weekly).