TIN TỨC-SỰ KIỆN

Cộng đồng quốc tế cần phải rút bài học từ giá lương thực leo thang

Ngày đăng: 29 | 04 | 2008

Ông Áp-ba-si-an, chuyên gia của Cục Thương mại và Thị trường Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc nhìn nhận về thực tế cuộc khủng hoảng lương thực giá lương thực leo thang mang tính toàn cầu hiện nay.

Trong thời gian gần đây, giá lương thực đã liên tiếp tăng mạnh, khiến cộng đồng quốc tế xuất hiện sự lo ngại đối với an ninh lương thực, "khủng hoảng lương thực " đã trở thành đề tài mà người ta bàn luận sôi nổi hiện nay. Thời gian qua, giá lương thực và giá dầu đã cùng lúc trở thành tiêu điểm quan tâm nhất của cộng đồng quốc tế, một số tổ chức quốc tế thậm chí bi quan cho rằng, khủng hoảng lương thực toàn cầu đã xuất hiện. Trước vấn đề này, ông Áp-ba-si-an, chuyên gia của Cục Thương mại và Thị trường Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc lại có sự nhìn nhận khác.

"Ông Áp-ba-si-an nói, liệu chúng ta đã rơi vào khủng hoảng lương thực mang tính Toàn cầu hay chưa? Nếu so sánh với nạn đói nghiêm trọng mang tính Thế giới năm 1973, thì hiện nay chưa phải đã xuất hiện khủng hoảng lương thực Toàn cầu. Bởi vì năm 1973, cho dù muốn mua lương thực cũng chẳng có mà mua. Về mặt cung cấp, hiện nay chúng ta có đủ số lượng lương thực." Phân tích nguyên nhân giá lương thực tiếp tục leo thang gần đây, ông Áp-ba-si-an cho rằng:

"Giá lương thực tăng cao trước tiên là do thiên tai, khiến các nước xuất khẩu lương thực giảm sản lượng, lương thực dự trữ trên Thế giới không đủ. Hai là giá dầu lên cao là một nhân tố quan trọng đã tác động tới giá thành sản xuất và cước phí vận chuyển lương thực. Ông Áp-ba-si-an nói, sự rối loạn trên thị trường có rất nhiều nguyên nhân, từ thời tiết đến đồng đô-la Mỹ sụt giá, từ giá dầu không ngừng tăng lên đến thị trường tiền tệ không ổn định. Thực ra những nhân tố đó không có quan hệ trực tiếp với giá lương thực, nhưng lại khiến tình hình hiện nay trở nên hết sức phức tạp, dẫn đến giá lương thực không ổn định."

Một số dư luận cho rằng, việc trồng cây nông nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học trên diện tích lớn chính là "thủ phạm" dẫn đến giá lương thực leo thang, ông Áp-ba-si-an cũng có quan điểm khác trên vấn đề này, ông cho rằng, đây quả là nguyên nhân quan trọng dẫn đến giá lương thực tăng cao trong năm nay, song đây lại không phải là nguyên nhân chính. Ông bác lại luận điệu về các nền kinh tế mới như Trung Quốc, Ấn Độ v.v nhập khẩp lượng lương thực lớn đã kéo giá lương thực lên cao. Ông nói:

"Trung Quốc và Ấn Độ không những đã cơ bản đảm bảo tự cấp lương thực, mà còn có thể xuất khẩu một phần lương thực. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc không cần phải lo ngại trước luận điệu kinh tế các nước đó phát triển nhanh chóng đã gây nên khủng hoảng, đó là những lời nói hoàn toàn không có căn cứ. Nhu cầu tăng của hai nước đó có hai nguyên nhân chủ yếu, đó là tăng dân số và tăng thu nhập". Nhưng sự tăng trưởng và nhu cầu đó lại thu hút đầu tư nông nghiệp, đã kích thích sản xuất nông nghiệp của một số nước, cho nên đây lại là một việc làm rất tốt, ông Áp-ba-si-an còn đánh giá cao hàng loạt chính sách của Chính phủ Trung Quốc nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Ông nói:

"Tôi cho rằng chính sách nông nghiệp của Trung Quốc cho đến thời điểm này vẫn rất tốt. Về tăng sản lượng mà nói, Trung Quốc đã dốc sức thực hiện tự cấp lương thực, ứng đối vấn đề tài nguyên nước và đất. Về mặt chính sách trước nhu cầu tăng lên về rau quả , Trung Quốc cũng thu được thành tích rất nổi bật. Năm nay, Chính phủ Trung Quốc đã nâng giá thu mua, khuyến khích nông dân tăng sản, những biện pháp trên đều có tác dụng tích cực''.

Vấn đề người ta quan tâm nhất hiện nay chẳng qua là làm thế nào để kéo giá lương thực xuống. Ông Áp-ba-si-an cho rằng, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc dự đoán, sản lượng lương thực năm nay sẽ có phần tăng lên. Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, giá lương thực sẽ giảm vào mùa hè năm nay. Thế nhưng tốc độ giảm không mạnh lắm, giá lương thực bấp bênh cũng có thể kéo dài đến năm 2009. Ông Áp-ba-si-an nói, đối với Liên Hợp Quốc và các Tổ chức Quốc tế khác mà nói, điều quan trọng là rút ra bài học từ những việc đã xảy ra, tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách giải quyết những vấn đề này, nếu như bỏ mặc mà không tích cực bắt tay hành động thì cuối cùng sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.

NỘI DUNG KHÁC

Tiền có mọc ở trên cây?

29-4-2008

Đó là chủ đề của Café khoa học do Hội đồng Anh phối hợp với Tạp Chí Tia sáng tổ chức hôm 24/4/2008, trong khuôn khổ Tuần lễ Rừng Châu Á Thái Bình Dương. Trong vòng 2 tiếng đồng hồ, người quan tâm trong và ngoài nước có được không gian để đối thoại trực tiếp với các “đại gia hiểu biết ” về rừng như: Nhà văn Nguyên Ngọc, GS. Võ Quý, TS. Đặng Kim Sơn, GS. Nguyễn Ngọc Lung

Sẽ dập tắt "sốt" gạo trong một vài ngày tới

28-4-2008

Các doanh nghiệp kinh doanh gạo xuất khẩu đang xúc tiến việc đưa gạo về cung ứng cho thị trường TP.HCM để dập tắt ngay cơn "sốt giá” ở đây. Đó là khẳng định của bà Nguyễn Thị Nguyệt - tổng thư ký Hiệp hội Lương thực VN - khi trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh việc bình ổn thị trường gạo hiện nay.

Doanh nghiệp tư nhân gia đình đội nhầm mũ công ty trách nhiệm hữu hạn

25-4-2008

IPSARD - Hiện nay phát triển DNNVV trong nông nghiệp, nông thôn là yêu cầu cấp bách để có thể phát triển nền nông nghiệp hàng hóa cạnh tranh, hiện đại. Tuy nhiên, câu hỏi là làm thế nào để có thể khuyến khích và hỗ trợ các DNNVV này phát triển trong thực tế? Nhóm nghiên cứu của bộ môn Thể chế nông thôn là đầu mối thực hiện các nghiên cứu khác nhau để trả lời câu hỏi này. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số phát hiện của nhóm nghiên cứu liên quan đến tình hình phát triển của hai loại hình DN là Doanh nghiệp tư nhân gia đình và các Công ty TNHH ở nông thôn và những vấn đề đang đặt ra hiện nay đối với các loại hình DN này. Đây cũng là một trong những kết quả của đề tài nghiên cứu nhỏ được tiến hành ở Hà tây và Vĩnh Phúc. Kết quả này chỉ rõ thêm những lí do và nguyên nhân tại sao các DN ở nông thôn hiện nay khó có khả năng tích lũy vốn và mở rộng sản xuất. Nhiều DN chỉ sau thời gian đăng kí không lâu các hoạt động đã đi vào suy thoái.

Người Mỹ buộc bụng, người Việt gặp khó

25-4-2008

Bộ trưởng Bộ Y tế Mỹ Mike Leavitt vừa tới Việt Nam, ra cảng Sài Gòn để thị sát tình hình xuất nhập khẩu, mở diễn đàn gặp gỡ doanh nghiệp và ở miền Tây ông còn bắt một con cá trong hồ nuôi lên để xem xét.

7,6 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam

25-4-2008

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam mạnh mẽ. Trong 4 tháng đầu năm 2008, cả nước đã thu hút thêm 7,598 tỷ USD vốn đầu tư FDI đăng ký, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2007.

Sức mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long

24-4-2008

Hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nông nghiệp nông thôn đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có bước chuyển lớn; đưa “hạt gạo, con tôm” đến với thị trường thế giới, đem về nhiều ngoại tệ.

Tổ chức nghiên cứu khoa học theo nhu cầu xã hội

24-4-2008

Nghiên cứu khoa học (NCKH) theo nhu cầu xã hội là nhiệm vụ đặt ra đối với tất cả các quốc gia, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển. Đây là vấn đề đang được các nhà quản lý, nhà khoa học nước ta quan tâm với mong muốn gắn kết NCKH với nhu cầu kinh tế - xã hội. Qua đó vừa nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng NCKH và hiệu quả kinh tế - xã hội.

Vì sao hạn chế xuất khẩu gạo?

24-4-2008

Tuần vừa qua, cả thế giới xôn xao vì tình trạng bấp bênh của an toàn lương thực. Lệnh hạn chế xuất khẩu gạo được ban ra đồng thời với việc thủ tướng chính phủ khuyến khích xuất khẩu và khuyến khích các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không điều chỉnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Có gì “mâu thuẫn” trong hai quyết định nêu trên không? Và cùng với việc hạn chế xuất khẩu gạo, giá lúa bị sụt giảm khoảng 5%, nhưng không phải bị tư thương ép giá.

Cả nông dân và doanh nghiệp đều sẵn sàng vi phạm

23-4-2008

Đây là một quyết định đem lại nhiều kỳ vọng cho nông dân lẫn giới kinh doanh nông sản, cả các nhà khoa học và quản lý. Cụm từ “liên kết 4 nhà” bắt đầu xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông và cả trong các xóm ấp.

Dự báo cung cầu lúa gạo thế giới và các yếu tố tác động

23-4-2008

Theo dự báo của Ban Nghiên cứu Kinh tế, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, dự báo trong giai đoạn 2007-2017, các nước sản xuất gạo ở Châu Á sẽ tiếp tục là nguồn cung cấp gạo xuất khẩu chính của thế giới: bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ. Riêng xuất khẩu gạo của hai nước Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm khoảng nửa tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới.

Trung Quốc đối phó tăng giá lương thực

23-4-2008

Giá lương thực, đặc biệt là gạo và thịt lợn tăng chóng mặt, đã tác động tiêu cực tới đời sống hàng trăm triệu hộ dân ở Trung Quốc và đẩy chỉ số giá tiêu dùng lên mức cao nhất 12 năm qua. Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư tăng sản lượng nông nghiệp để đối phó lạm phát lương thực.

Lễ ra mắt cuốn sách "Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm và Bài học tại Việt Nam"

26-4-2008

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong việc điều phối và phổ cập các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường (PES), tổ chức Nông Lâm Thế giới (ICRAF) tại Việt Nam đã chủ trì ban đối tác gồm các đối tác trong nước và quốc tế để chuẩn bị cho cuốn sách PES.