HỘI THẢO

Dự báo lạc quan về kinh tế Việt Nam 2008

Ngày đăng: 19 | 02 | 2008

Viện Nghiên cứu các nền kinh tế đang phát triển thuộc Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (IDE – JETRO) vừa công bố báo cáo thường niên về Triển vọng kinh tế Đông Á 2008. Theo báo cáo này, năm 2008 Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn và giảm được tỷ lệ lạm phát.

Lĩnh vực sản xuất công nghiệp được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức hai con số, đạt 10,8%.

Các chuyên gia của IDE khẳng định kinh tế Việt Nam tiếp tục bứt phá mạnh mẽ hơn nữa trong bức tranh kinh tế ảm đạm của khu vực Đông Á và thế giới. Theo đó, GDP của Việt Nam năm 2008 được IDE dự báo sẽ đạt mức 8,7%, cao hơn 0,3% so với GDP năm 2007 (8,4 %).

Theo IDE, các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài dường như đều kỳ vọng vào năm thứ hai sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhờ đó quy mô đầu tư năm 2008 sẽ được mở rộng thêm 10% so với 2007. Kim ngạch xuất khẩu do tương ứng với đầu tư trực tiếp nước ngoài nên sẽ tăng 12%, và nhờ vậy lĩnh vực sản xuất công nghiệp sẽ tăng trưởng ở mức hai con số là 10,8%.

Nhờ có ảnh hưởng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài, và với vai trò dẫn đầu của các ngành thương mại, giao thông vận tải, du lịch và bất động sản, lĩnh vực dịch vụ dự báo sẽ tiếp tục phát triển với mức 8,8% trong năm 2008.

Nhu cầu nội địa mạnh mẽ của nền kinh tế sẽ tiếp tục là động lực phát triển kinh tế. Kết quả là lĩnh vực công nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục đạt tỷ lệ tăng trưởng hai con số, ở mức 10,8%.

Theo IDE, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh mẽ được kỳ vọng sẽ dẫn hướng nền kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ cao hơn. Báo cáo cho rằng lĩnh vực nông nghiệp, lâm thuỷ sản của Việt Nam tăng trưởng ở mức 3,5% nhờ Chính phủ quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các sản phẩm xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa.

Không chỉ dự báo lạc quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia IDE cũng cho rằng tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam sau một năm tăng cao (2007) sẽ giảm xuống còn 8,1% mặc dù sức ép sẽ mạnh hơn từ sự bứt phá của nền kinh tế. Theo báo cáo, sự bình ổn giá cả của các sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam là lý do chủ yếu giúp kiềm chế tỷ lệ lạm phát trong năm 2008.

Báo cáo Triển vọng kinh tế Đông Á 2008 được IDE-JETRO được thực hiện tại 10 nền kinh tế châu Á dựa trên mô hình toán kinh tế vĩ mô do IDE – JETRO đặt ra, theo đó có thể tạm chia các nền kinh tế này thành 3 dạng: (1) mô hình nền kinh tế tiêu dùng - demand-oriented (Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, và Philippin); (2) mô hình nền kinh tế cung cấp (Việt Nam); và (3) mô hình nền kinh tế tài chính (Singapore).

Mô hình kinh tế ở Việt Nam một mặt cho thấy lợi thế to lớn của đất nước với vai trò là cơ sở sản xuất để xuất khẩu tiềm năng, nhưng mặt khác cũng bộc lộ sức tiêu thụ nội địa còn hạn chế dù quy mô dân số của Việt Nam rất lớn.

NỘI DUNG KHÁC

Phải may cho nông dân chiếc áo bảo vệ

18-2-2008

Trước cảnh khốn đốn của người nghèo trong cơn giá rét, giáo sư - viện sĩ ĐÀO THẾ TUẤN (ảnh) - chủ tịch Hội Phát triển nông thôn (nguyên viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp VN) - cho rằng chúng ta phải "may vá” lại cho người nghèo những chiếc áo bảo hộ mà quá trình đô thị hóa đã làm rách.

TS Nguyễn Quang A: Nhà khoa học... đi buôn

14-2-2008

Gương mặt gồ ghề, mái tóc rậm, đôi mắt khi say chuyện là ánh lên sôi sục, nhiều năm nay, cái tên TS Nguyễn Quang A đã gắn với những bài báo "gai góc đến gây sốc nhưng không hề ác ý mà luôn tràn đầy nhiệt huyết". Ông cũng là nhà khoa học đi buôn, người từng nhận mức lương cao ngất ngưởng đến nỗi tự đề xuất với Bộ Tài chính để "được" đóng thuế thu nhập cá nhân, người từng "lỡ tàu" trong cuộc đua cung cấp dịch vụ Internet.

“Khoán” ở Hải Phòng

13-2-2008

Được làm việc với đồng chí Lê Thanh Nghị, đồng chí cho biết cái khổ, cái cực và cái tủi của một con người đại diện cho một đất nước có nhiều tiềm năng về sản xuất nông nghiệp mà không làm ra thóc cứ vác rá đi xin trợ cấp lương thực, bước hai xin vay dài hạn. Không biết tình hình này còn bao nhiêu bước vay nữa...

“Chính tôi cũng khổ vì thiếu vé!”

1-2-2008

Tổng giám đốc Pacific Airlines Lương Hoài Nam trò chuyện với VnEconomy quanh chuyện vé máy bay dịp Tết.

Cố Tổng bí thư Lê Duẩn và “Đêm trước đổi mới”

30-1-2008

“Tầm nhìn xa của anh Ba về kinh tế, những viên gạch anh lát cho con đường đổi mới, không nhiều người biết tới”.

John Stuart Mill - nhà tư tưởng của thời đại cải cách

29-1-2008

John Stuart Mill là nhà triết học và kinh tế người Anh, một nhà tư tưởng lỗi lạc của thời đại cải cách xã hội thế kỷ 19. Ông là một nhân vật chuyển tiếp quan trọng trong kinh tế học. Xét trên một số phương diện, ông thuộc về trường phái cổ điển bao gồm Smith, Malthus và Ricardo, nhưng trên những phương diện khác, ông là vị tiền bối quan trọng của trường phái cận biên bắt đầu nổi lên vào cuối thế kỷ XIX.

"Nếu có trách nhiệm thì ngồi ghế nào cũng nóng cả"

29-1-2008

"Những việc làm trong năm qua chưa đủ tầm để chứng tỏ Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã vào cuộc một cách đúng mức. Một số vụ việc liên quan rõ ràng đến tham nhũng nhưng khi kết luận, mình vẫn né tránh từ "tham nhũng", Tổng TTCP Trần Văn Truyền thẳng thắn thừa nhận khi trò chuyện với VietNamNet.

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Triết lý kinh tế của hàng rong

28-1-2008

Nếu lệnh cấm bán hàng rong của Hà Nội không bị tạm hoãn thì không biết Tết này hàng vạn người dân sẽ ăn Tết ra sao? Những ngày Tết đã đến rất gần. Cơ hội thay đổi nghề nghiệp của những người bán hàng rong thì thật khó khăn. Và chẳng ai có thể thay đổi nghề nghiệp của mình trong một thời gian ngắn như vậy.

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: Sao nỡ lòng đá "bát cơm" của người nghèo như thế!

24-1-2008

"...Tôi ước tính Hà Nội có khoảng vài trăm ngàn người bán hàng rong, nhân con số đó với 64 tỉnh thành thì ước tính cả nước có khoảng gần 1 triệu lao động kiểu này. Mỗi gánh hàng rong bán khoảng 200 nghìn tiền hàng/1 ngày. Lấy con số 200 nghìn nhân khoảng 1 triệu lao động thì sẽ được gần 200 tỷ/1 ngày, và vài chục nghìn tỷ/1 năm... Họ là một thành phần kinh thế lớn trong hệ thống kinh tế quốc gia...", ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế khẳng định.

Hồi ký Võ Chí Công về cải cách trong nông nghiệp

23-1-2008

Tôi nghĩ vì sao cũng người thanh niên trong hợp tác xã miền Bắc ở miền Nam đánh giặc chịu đựng gian khổ hy sinh lại hăng hái và hết sức tích cực, còn làm ăn trong hợp tác xã thì lại tiêu cực đến thế? Có lẽ đánh giặc cứu nước là động lực nên có tinh thần tích cực, còn trong lao động sản xuất phải chăng chưa tạo ra được động lực.

Công chức ra đi rồi sẽ trở về

22-1-2008

Tình trạng công chức nhà nước chuyển ra làm việc cho khu vực tư nhân là một qui luật của cuộc sống. Nhưng rồi sẽ đến lúc chất xám từ khu vực tư chảy ngược về khu vực công. GS.TS Phạm Hồng Thái, trưởng khoa nhà nước và pháp luật (Học viện Hành chính), nhấn mạnh như vậy trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ.

Lý thuyết về lợi thế so sánh

22-1-2008

Lý thuyết về những lợi thế so sánh đã được David Ricardo (1772-1823) nêu ra. Lý thuyết này xác định những cái lợi của thương mại bằng cách chứng minh rằng trao đổi, với những sự chuyên môn hóa mà nó tạo nên,đem lại lợi ích cho tất cả những người cùng trao đổi với nhau. Mỗi nền kinh tế địa phương ắt sẽ có lợi trong việc chuyên môn hóa trong một hay một số khu vực có một lợi thế so sánh cho dù đó là nguồn nhân công dồi dào hay rẻ tiền, hay là tài nguyên khoáng sản và các tiềm năng về năng lượng: than đá, dầu mỏ, …