HỘI THẢO

Phải may cho nông dân chiếc áo bảo vệ

Ngày đăng: 18 | 02 | 2008

Trước cảnh khốn đốn của người nghèo trong cơn giá rét, giáo sư - viện sĩ ĐÀO THẾ TUẤN (ảnh) - chủ tịch Hội Phát triển nông thôn (nguyên viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp VN) - cho rằng chúng ta phải "may vá” lại cho người nghèo những chiếc áo bảo hộ mà quá trình đô thị hóa đã làm rách.

- Ông ĐÀO THẾ TUẤN: Thật ra giá rét cường độ lớn không phải là một tai họa quá kinh khủng và cũng không phải chưa từng xảy ra với thế hệ hiện nay của người VN. Nói như vậy tức là hiện tượng thiên nhiên này chỉ vượt qua mức bình thường. Đối mặt với giá rét vẫn nằm trong tâm thức nông dân. Điều này còn thể hiện trong sự ứng xử xã hội là chúng ta chẳng có một cơ quan hay chính sách cụ thể nào chuyên chống rét cả.

Sự không bình thường ở đây là đợt rét này có cường độ mạnh hơn, kéo dài hơn nên tác hại gây ra lớn hơn mọi lần. Nhưng sự bất thường lớn nhất nằm ở chỗ: chỉ đối mặt với một biến động thiên nhiên như vậy thôi mà chúng ta đã phải thiệt hại quá lớn. Thiệt hại tất nhiên bao giờ cũng xảy ra nhiều nhất ở những người ít khả năng bảo vệ. Đó là người nghèo, là bà con nông dân.

* Như vậy chúng ta là xứ quen với giá rét và giá rét dữ dội cũng từng xảy ra. Vậy trước đây nông dân đối phó với hiện tượng này như thế nào, thưa ông?

- Hàng ngàn năm qua, nông dân sống chung với giá rét bằng kinh nghiệm và những năng lực sẵn có. Cụ thể trong trồng trọt, họ có thể dùng nilông che phủ. Trong chăn nuôi thì giữ gia súc trong chuồng, che chắn chuồng trại, sử dụng thức ăn có sẵn trong nhà... Mỗi thời, các nhà quản lý đều có những biện pháp hỗ trợ cụ thể. Trước đây, các nhà khoa học nghiên cứu để giúp dân gieo cấy tránh rét hoặc bón phân lân giữ nhiệt. Thiệt hại tuy vẫn có nhưng không quá lớn. Nhất là về người như hiện nay.

* Vậy tại sao ngày nay chúng ta không thể làm được như vậy?

- Nông dân ngày nay không còn khả năng tự bảo vệ mình tốt như xưa, còn sự trợ giúp của chính quyền không đáng là bao. Hiện nay trong trồng trọt đã áp dụng nhiều giống mới, thời vụ mới và công nghệ mới. Tuy nhiên chúng ta chỉ quan tâm nhiều đến năng suất, chất lượng và một số dịch bệnh, thiên tai thông thường mà chưa kèm theo phương pháp đề phòng những hiện tượng thời tiết bất thường như giá rét dữ dội lần này.

Trong chăn nuôi, bà con miền núi xưa thường có những bãi chăn thả lớn, dồi dào thức ăn và gần chuồng trại. Mỗi đợt giá rét, người ta có thể dễ dàng đưa gia súc về và kiếm thức ăn cho chúng. Nhưng nay chính sách đất đai hiện hành đã xóa bỏ cơ bản những bãi chăn thả tự nhiên đó, trâu bò được thả vào rừng kiếm ăn, khi gặp rét rất khó tìm chúng để đưa lập tức về nhà.

Ở đồng bằng, xưa mỗi gia đình đều có một cây rơm dành làm thức ăn chăn nuôi khi quá rét không thể chăn thả trâu bò, nay hầu như không ai còn chất rơm rạ trong nhà nữa vì nông dân đã xa dần với nông nghiệp do lợi nhuận quá thấp, khiến gia súc gục ngã vì rét. Công nghệ trồng trọt mới mà người dân được phổ biến thì gần như lãng quên hoàn toàn kỹ thuật bón phân lân giữ ấm.

* Còn về những biện pháp hỗ trợ của Nhà nước thì sao, thưa ông?

Nông dân Nghệ An phải tự bảo vệ bằng cách phủ những tấm nilông chống đỡ giá rét cho lúa - Ảnh: Đắc Lam

- Cách nay ít ngày, tức là khi giá rét đã gây bại hoại, thậm chí chết người, tôi mới thấy cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất về nông nghiệp, nông thôn là Bộ NN&PTNT có một vài báo cáo, khuyến cáo. Đến tận hôm nay mới thấy các bộ ngành tìm trách nhiệm của giới quản lý, mà cuối cùng vẫn chưa rõ trách nhiệm chính là đâu. Theo tôi, không chỉ giá rét mà cả những thiên tai khác trong nông nghiệp, nông thôn chúng ta đều chưa có chính sách phù hợp cho nên hiệu quả phòng chống thiên tai rất thấp.

Đất nước ta năm nào cũng xảy ra lũ lụt. Mức độ và tần số tỉ lệ cùng tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa. Thế nhưng năm nào tôi cũng thấy ông bộ trưởng nông nghiệp chạy đi khắp huyện này tỉnh nọ để chỉ đạo khắc phục bão lụt mà tình hình không mấy tốt hơn. Ông hầu như không có mặt ở văn phòng bộ, nơi mà đáng ra ông phải ngồi để soạn những chính sách khiến bão lụt sang năm không gây tác hại ở vùng đó nữa hoặc ít ra cũng giảm dần... Với các loại thiên tai khác ta cũng đang thiếu chiến lược, cơ chế đề phòng hay phản ứng hữu hiệu.

Mặt khác, một Bộ NN&PTNT thì dù có giỏi đến mấy cũng không thể đối phó được với thiên tai. Bởi vì thiên tai có nguồn gốc từ mọi mặt xã hội như biến động môi trường và các hoạt động khác trong đầu tư phát triển, cơ cấu lao động...

* Theo ông, chính sách phòng chống thiên tai cần giải quyết những vấn đề gì?

"Không chỉ giá rét mà cả những thiên tai khác trong nông nghiệp, nông thôn chúng ta đều chưa có chính sách phù hợp cho nên hiệu quả phòng chống thiên tai rất thấp"

- Đường Hồ Chí Minh là một công trình hạ tầng lớn. Tuy có thể đáp ứng những nhu cầu phát triển nhưng cũng chính nó đã tạo nên nhiều trận lũ lụt tại những vùng úng ngập nó đi qua. Con đường này giống như một con đê. Bản thân địa hình tự nhiên ở những khu vực đường đi qua từ bao đời nay đã tự cân đối điều hòa nước. Khi con đê này xuất hiện thì nước sẽ bị giữ lại gây úng lụt và gần như năm nào nó cũng phá đường.

Như vậy, khi xây dựng nó, chúng ta phải tính tới những hồ đập để ngăn chứa nước thì thiên tai được giảm thiểu. Tôi muốn nói rằng phải tính đến yếu tố môi trường đầu tiên trong các dự án phát triển. Tương tự như vậy là tiến trình đô thị hóa, lấy đất nông nghiệp, lâm nghiệp cho công nghiệp du lịch... Vấn đề tiếp theo là chúng ta phải có những cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm xây dựng những chương trình, chiến lược, cơ chế phòng chống thiên tai. Những chính sách đó phải được đặt nền tảng từ bảo vệ môi trường, bảo vệ người nghèo.

Thiên tai thì khôn lường, con người khó có thể chiến thắng nhưng giảm nhẹ thiệt hại thì có thể làm được. Đó là chính sách an sinh xã hội.

* Nhưng chúng ta luôn có những phong trào cứu trợ, lá lành đùm lá rách trong thiên tai, thưa ông?

- Chính sách an sinh không thể dựa hoàn toàn vào từ thiện. Kinh nghiệm các quốc gia cho thấy bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm cho nông dân là cực kỳ cần thiết. Hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho nông dân ở ta gần như không có tác dụng. Các chính sách đất đai, lao động ở khu vực nông thôn hiện nay cũng chưa tạo được sức mạnh cho nông dân để họ có thể tự bảo vệ mình trong những trận thiên tai.

Nói cho cùng, theo tôi, nếu thiên tai không làm hại đến ai thì chắc chúng ta cũng chưa cần nói đến làm gì. Nhưng thiên tai đã khiến người nghèo, bà con nông dân khốn khổ bất cứ lúc nào và năm nào cũng có.

Yếu tố quyết định để giải quyết câu chuyện này chính là xã hội quan tâm đến đâu cho nông dân, cho người nghèo. Nếu ta may cho họ cái áo hoặc ít ra chuẩn bị vải, cúc, kim chỉ thì họ sẽ chống được rét. Đừng để quá lạnh mới thấy họ thiếu áo.

NỘI DUNG KHÁC

TS Nguyễn Quang A: Nhà khoa học... đi buôn

14-2-2008

Gương mặt gồ ghề, mái tóc rậm, đôi mắt khi say chuyện là ánh lên sôi sục, nhiều năm nay, cái tên TS Nguyễn Quang A đã gắn với những bài báo "gai góc đến gây sốc nhưng không hề ác ý mà luôn tràn đầy nhiệt huyết". Ông cũng là nhà khoa học đi buôn, người từng nhận mức lương cao ngất ngưởng đến nỗi tự đề xuất với Bộ Tài chính để "được" đóng thuế thu nhập cá nhân, người từng "lỡ tàu" trong cuộc đua cung cấp dịch vụ Internet.

“Khoán” ở Hải Phòng

13-2-2008

Được làm việc với đồng chí Lê Thanh Nghị, đồng chí cho biết cái khổ, cái cực và cái tủi của một con người đại diện cho một đất nước có nhiều tiềm năng về sản xuất nông nghiệp mà không làm ra thóc cứ vác rá đi xin trợ cấp lương thực, bước hai xin vay dài hạn. Không biết tình hình này còn bao nhiêu bước vay nữa...

“Chính tôi cũng khổ vì thiếu vé!”

1-2-2008

Tổng giám đốc Pacific Airlines Lương Hoài Nam trò chuyện với VnEconomy quanh chuyện vé máy bay dịp Tết.

Cố Tổng bí thư Lê Duẩn và “Đêm trước đổi mới”

30-1-2008

“Tầm nhìn xa của anh Ba về kinh tế, những viên gạch anh lát cho con đường đổi mới, không nhiều người biết tới”.

John Stuart Mill - nhà tư tưởng của thời đại cải cách

29-1-2008

John Stuart Mill là nhà triết học và kinh tế người Anh, một nhà tư tưởng lỗi lạc của thời đại cải cách xã hội thế kỷ 19. Ông là một nhân vật chuyển tiếp quan trọng trong kinh tế học. Xét trên một số phương diện, ông thuộc về trường phái cổ điển bao gồm Smith, Malthus và Ricardo, nhưng trên những phương diện khác, ông là vị tiền bối quan trọng của trường phái cận biên bắt đầu nổi lên vào cuối thế kỷ XIX.

"Nếu có trách nhiệm thì ngồi ghế nào cũng nóng cả"

29-1-2008

"Những việc làm trong năm qua chưa đủ tầm để chứng tỏ Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã vào cuộc một cách đúng mức. Một số vụ việc liên quan rõ ràng đến tham nhũng nhưng khi kết luận, mình vẫn né tránh từ "tham nhũng", Tổng TTCP Trần Văn Truyền thẳng thắn thừa nhận khi trò chuyện với VietNamNet.

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Triết lý kinh tế của hàng rong

28-1-2008

Nếu lệnh cấm bán hàng rong của Hà Nội không bị tạm hoãn thì không biết Tết này hàng vạn người dân sẽ ăn Tết ra sao? Những ngày Tết đã đến rất gần. Cơ hội thay đổi nghề nghiệp của những người bán hàng rong thì thật khó khăn. Và chẳng ai có thể thay đổi nghề nghiệp của mình trong một thời gian ngắn như vậy.

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: Sao nỡ lòng đá "bát cơm" của người nghèo như thế!

24-1-2008

"...Tôi ước tính Hà Nội có khoảng vài trăm ngàn người bán hàng rong, nhân con số đó với 64 tỉnh thành thì ước tính cả nước có khoảng gần 1 triệu lao động kiểu này. Mỗi gánh hàng rong bán khoảng 200 nghìn tiền hàng/1 ngày. Lấy con số 200 nghìn nhân khoảng 1 triệu lao động thì sẽ được gần 200 tỷ/1 ngày, và vài chục nghìn tỷ/1 năm... Họ là một thành phần kinh thế lớn trong hệ thống kinh tế quốc gia...", ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế khẳng định.

Hồi ký Võ Chí Công về cải cách trong nông nghiệp

23-1-2008

Tôi nghĩ vì sao cũng người thanh niên trong hợp tác xã miền Bắc ở miền Nam đánh giặc chịu đựng gian khổ hy sinh lại hăng hái và hết sức tích cực, còn làm ăn trong hợp tác xã thì lại tiêu cực đến thế? Có lẽ đánh giặc cứu nước là động lực nên có tinh thần tích cực, còn trong lao động sản xuất phải chăng chưa tạo ra được động lực.

Công chức ra đi rồi sẽ trở về

22-1-2008

Tình trạng công chức nhà nước chuyển ra làm việc cho khu vực tư nhân là một qui luật của cuộc sống. Nhưng rồi sẽ đến lúc chất xám từ khu vực tư chảy ngược về khu vực công. GS.TS Phạm Hồng Thái, trưởng khoa nhà nước và pháp luật (Học viện Hành chính), nhấn mạnh như vậy trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ.

Lý thuyết về lợi thế so sánh

22-1-2008

Lý thuyết về những lợi thế so sánh đã được David Ricardo (1772-1823) nêu ra. Lý thuyết này xác định những cái lợi của thương mại bằng cách chứng minh rằng trao đổi, với những sự chuyên môn hóa mà nó tạo nên,đem lại lợi ích cho tất cả những người cùng trao đổi với nhau. Mỗi nền kinh tế địa phương ắt sẽ có lợi trong việc chuyên môn hóa trong một hay một số khu vực có một lợi thế so sánh cho dù đó là nguồn nhân công dồi dào hay rẻ tiền, hay là tài nguyên khoáng sản và các tiềm năng về năng lượng: than đá, dầu mỏ, …

"Máy chém" cho chính sách có hại

17-1-2008

Với sự kiện một số địa phương hoãn lệnh cấm xe ba gác, xe công nông, sau Nghị định 32 bị coi là xây dựng vội vàng, kế hoạch cấm bán hàng rong tại Hà Nội gây nhiều băn khoăn; thông tin Bộ Tư pháp chuẩn bị rà soát hệ thống pháp luật trong hai năm 2009, 2010 đem hy vọng cho người dân về việc loại bỏ những quy định pháp luật không có lợi, góp phần làm công tác xây dựng văn bản khoa học hơn. Tuy nhiên, tiêu chí thẩm định văn bản pháp luật là vấn đề đang gây tranh luận.