HỘI THẢO

“Khoán” ở Hải Phòng

Ngày đăng: 13 | 02 | 2008

Được làm việc với đồng chí Lê Thanh Nghị, đồng chí cho biết cái khổ, cái cực và cái tủi của một con người đại diện cho một đất nước có nhiều tiềm năng về sản xuất nông nghiệp mà không làm ra thóc cứ vác rá đi xin trợ cấp lương thực, bước hai xin vay dài hạn. Không biết tình hình này còn bao nhiêu bước vay nữa...

Trước ngày thành lập huyện, tình hình nông nghiệp của các hợp tác xã làm theo chế độ công điểm, ai làm được nhiều công điểm thì được hưởng nhiều thóc. Làm theo công điểm, bà con xã viên đều chạy theo công điểm; còn việc chăm bón, làm cỏ lúa, trừ sâu bệnh, diệt chuột... năng suất lúa ra sao đều khoán trắng cho ban chủ nhiệm... Chính vì vậy đã dẫn đến năng suất lúa đạt thấp, đời sống xã viên thiếu đói triền miên, gây bất ổn định trong nông thôn. Nhất là gia đình thuộc diện chính sách, các gia đình ít lao động chính trong nông nghiệp. Có những nơi mới cấy xong, lúa chết hàng trăm mẫu, có những cánh đồng lúa quá xấu xã viên không thiết thu hoạch đã bỏ ruộng đi tìm kiếm việc khác để sống qua ngày. Từ tình hình sản xuất ruộng đồng khó khăn ấy nên một vài HTX ở mấy nơi như: xã Đoàn Xá, xã Minh Tân (huyện An Thụy), xã Bắc Hà (thị xã Kiến An)... đã bí mật khoán ruộng, lợn cho xã viên chăn nuôi... vì sợ vi phạm điều lệ HTX nông nghiệp; nếu cấp trên biết sẽ bị kỷ luật như tỉnh Vĩnh Phú chẳng hạn.

Từ tình hình diễn biến như vậy, đến ngày 10-3-1980 Chính phủ đã điều chỉnh địa giới, tách huyện An Thụy ra làm hai, An Lão với thị xã Kiến An hợp thành huyện Kiến An. Đến ngày 25-3-1980, Thành ủy ra quyết định thành lập Đảng bộ huyện Kiến An (đồng chí Bùi Quang Tạo – Bí thư Thành ủy ký). Đến cuối tháng 4, Thành ủy triệu tập cuộc họp do đồng chí Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị. Mục đích của cuộc họp là nghe các đồng chí bí thư các huyện phản ánh đời sống của nhân dân, khâu sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn như thế nào? Một số ý kiến của các huyện đề nghị Thành ủy nghiên cứu có phương kế nào tháo gỡ để giải quyết đời sống vô cùng khó khăn cho bà con vì có nhiều bà con xã viên đã bỏ đồng ruộng, bỏ quê hương đi lang thang kiếm sống. Đồng chí Bí thư Thành ủy xúc động và xin tiếp thu những ý kiến của các đồng chí lãnh đạo và hứa giải quyết...

Sau cuộc họp này, đồng chí Tạo đã cử cán bộ xuống các huyện nghiên cứu thực tế về đời sống, sản xuất của bà con xã viên để về báo cáo với Ban Thường vụ Thành ủy. Thường trực Thành ủy đã dự thảo Nghị quyết số 24 của Ban Thường vụ Thành ủy về khâu khoán sản phẩm trong nông nghiệp. Đồng chí Bí thư cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy tranh thủ ý kiến của một số huyện, trong đó có huyện Kiến An. Sau khi nghe phản ánh của một số huyện, đồng chí Bí thư Thành ủy lên báo cáo với Ban Bí thư Trung ương Đảng về vấn đề khoán sản phẩm trong nông nghiệp. Đồng chí Bùi Quang Tạo ở Trung ương đã về thống nhất với Ban Thường vụ Thành ủy ra Nghị quyết số 24 của Ban Thường vụ Thành ủy. Sau khi ra nghị quyết số 24, Thường trực Thành ủy đã triệu tập các Bí thư Huyện ủy lên họp để quán triệt tinh thần Nghị quyết số 24 của Ban Thường vụ Thành ủy.

Đồng chí Tạo báo cáo trước hội nghị là: Tôi đã trực tiếp báo cáo vấn đề này với Ban Bí thư Trung ương Đảng mới được một nửa các đồng chí tán thành, còn một nửa các đồng chí chưa đồng ý... Nhưng về phía ta cứ quyết tâm làm vì đời sống nhân dân của một số huyện, một số vùng thiếu đói nghiêm trọng.... Tôi lại tiếp tục lên báo cáo với Ban Bí thư: Nếu Ban Bí thư Trung ương Đảng chưa nhất trí cao, có cách chức Bí thư Thành ủy tôi xin chịu trách nhiệm. Còn các đồng chí bí thư các huyện cứ triển khai theo tinh thần Nghị quyết số 24 của Ban thường vụ Thành ủy. Trong khi các đồng chí tiến hành, Thường vụ Thành ủy lấy một huyện làm điểm triển khai khoán sản phẩm trong nông nghiệp để rút kinh nghiệm cho toàn thành phố. Nói xong, đồng chí Tạo chỉ định huyện Kiến An làm điểm để rút kinh nghiệm.

Nhưng thực tế tôi được nghe một đồng chí nói lại là đồng chí Tạo lên báo cáo lần thứ 3 vẫn không được các đồng chí nhất trí cao khoán sản phẩm trong nông nghiệp.

Đồng chí Tạo không biết làm cách nào để thuyết phục một số đồng chí lãnh đạo cấp cao tán thành quan điểm “khoán”. Nhớ đêm tháng 3 ấy, đồng chí Tạo, đồng chí Thành đã thức trắng tìm phương kế và đi đến kết luận: Phải dùng tình cảm thuyết phục từng đồng chí một may ra mới có kết quả... Việc này anh Thành sáng mai cắp cặp lên Trung ương...

Đồng chí Đoàn Duy Thành nhận trọng trách lên báo cáo với Trung ương Đảng. Với tinh thần “thuyết phục” vì đồng chí đã suy nghĩ vấn đề này nhiều năm, vì sao nhân dân ta có nhiều ruộng đất mà vẫn phải nhập lương thực từ 500 nghìn tấn đến 600 nghìn tấn. Không những phải đi vay tiền để nhập lương thực mà còn không đủ ăn. Riêng thành phố Hải Phòng năm nào cũng phải huy động cán bộ đi chống đói, đến vụ thu hoạch lại phải đi gặt lúa giúp nông dân... Phải chăng vì nông dân thiếu ý thức lao động; vì trình độ kỹ thuật và cơ sở vật chất kém; hay vì cơ chế quản lý không phù hợp? Với lập luận này đồng chí Đoàn Duy Thành đã gặp đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn báo cáo chi tiết và nói rõ quan điểm của mình là vì mắc ở khâu: “cơ chế quản lý không phù hợp” do vậy dân thiếu đói... Đồng chí Lê Duẩn tán thành ý kiến của đồng chí Thành phân tích và đồng ý cho “khoán” và ngày hôm sau sang báo cáo với đồng chí Chủ tịch nước Trường Chinh:

- Đồng chí Trường Chinh bảo Hải Phòng các anh chỉ tính khoán chui, chắc các anh lại học tập anh Kim Ngọc ở Vĩnh Phú chăng? Hôm vừa rồi tôi đã phê bình anh Bùi Quang Tạo về việc khoán chui ở Hải Phòng... Tôi thấy trong lúc này mà cứ dùng phương châm “thuyết phục” với đồng chí Chủ tịch nước thì chưa ổn... tôi phải nói lái sang câu chuyện khác: Báo cáo Chủ tịch, hôm 10/2 được làm việc với đồng chí Lê Thanh Nghị, đồng chí cho biết cái khổ, cái cực và cái tủi của một con người đại diện cho một đất nước có nhiều tiềm năng về sản xuất nông nghiệp mà không làm ra thóc cứ vác rá đi xin trợ cấp lương thực, bước hai xin vay dài hạn. Không biết tình hình này còn bao nhiêu bước vay nữa, anh Nghị nói, tôi rưng rưng nước mắt... Và cứ thế trong 5 lần, đồng chí Đoàn Duy Thành dùng mọi hình thức: báo cáo, thuyết phục và tình cảm, đồng chí Chủ tịch nước Trường Chinh mới cho “Khoán sản phẩm trong nông nghiệp”. Đồng chí Chủ tịch nước nhấn mạnh cho khoán nhưng phải làm đúng điều lệ HTX nông nghiệp...

Trích "Khoán sản phẩm nông nghiệp ở Kiến An ngày ấy"

Vũ Ngọc Làn (kể) - Bồ Anh Tuấn (ghi)

Nhà xuất bản Hải Phòng, 2002, trang 6-13

NỘI DUNG KHÁC

“Chính tôi cũng khổ vì thiếu vé!”

1-2-2008

Tổng giám đốc Pacific Airlines Lương Hoài Nam trò chuyện với VnEconomy quanh chuyện vé máy bay dịp Tết.

Cố Tổng bí thư Lê Duẩn và “Đêm trước đổi mới”

30-1-2008

“Tầm nhìn xa của anh Ba về kinh tế, những viên gạch anh lát cho con đường đổi mới, không nhiều người biết tới”.

John Stuart Mill - nhà tư tưởng của thời đại cải cách

29-1-2008

John Stuart Mill là nhà triết học và kinh tế người Anh, một nhà tư tưởng lỗi lạc của thời đại cải cách xã hội thế kỷ 19. Ông là một nhân vật chuyển tiếp quan trọng trong kinh tế học. Xét trên một số phương diện, ông thuộc về trường phái cổ điển bao gồm Smith, Malthus và Ricardo, nhưng trên những phương diện khác, ông là vị tiền bối quan trọng của trường phái cận biên bắt đầu nổi lên vào cuối thế kỷ XIX.

"Nếu có trách nhiệm thì ngồi ghế nào cũng nóng cả"

29-1-2008

"Những việc làm trong năm qua chưa đủ tầm để chứng tỏ Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã vào cuộc một cách đúng mức. Một số vụ việc liên quan rõ ràng đến tham nhũng nhưng khi kết luận, mình vẫn né tránh từ "tham nhũng", Tổng TTCP Trần Văn Truyền thẳng thắn thừa nhận khi trò chuyện với VietNamNet.

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Triết lý kinh tế của hàng rong

28-1-2008

Nếu lệnh cấm bán hàng rong của Hà Nội không bị tạm hoãn thì không biết Tết này hàng vạn người dân sẽ ăn Tết ra sao? Những ngày Tết đã đến rất gần. Cơ hội thay đổi nghề nghiệp của những người bán hàng rong thì thật khó khăn. Và chẳng ai có thể thay đổi nghề nghiệp của mình trong một thời gian ngắn như vậy.

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: Sao nỡ lòng đá "bát cơm" của người nghèo như thế!

24-1-2008

"...Tôi ước tính Hà Nội có khoảng vài trăm ngàn người bán hàng rong, nhân con số đó với 64 tỉnh thành thì ước tính cả nước có khoảng gần 1 triệu lao động kiểu này. Mỗi gánh hàng rong bán khoảng 200 nghìn tiền hàng/1 ngày. Lấy con số 200 nghìn nhân khoảng 1 triệu lao động thì sẽ được gần 200 tỷ/1 ngày, và vài chục nghìn tỷ/1 năm... Họ là một thành phần kinh thế lớn trong hệ thống kinh tế quốc gia...", ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế khẳng định.

Hồi ký Võ Chí Công về cải cách trong nông nghiệp

23-1-2008

Tôi nghĩ vì sao cũng người thanh niên trong hợp tác xã miền Bắc ở miền Nam đánh giặc chịu đựng gian khổ hy sinh lại hăng hái và hết sức tích cực, còn làm ăn trong hợp tác xã thì lại tiêu cực đến thế? Có lẽ đánh giặc cứu nước là động lực nên có tinh thần tích cực, còn trong lao động sản xuất phải chăng chưa tạo ra được động lực.

Công chức ra đi rồi sẽ trở về

22-1-2008

Tình trạng công chức nhà nước chuyển ra làm việc cho khu vực tư nhân là một qui luật của cuộc sống. Nhưng rồi sẽ đến lúc chất xám từ khu vực tư chảy ngược về khu vực công. GS.TS Phạm Hồng Thái, trưởng khoa nhà nước và pháp luật (Học viện Hành chính), nhấn mạnh như vậy trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ.

Lý thuyết về lợi thế so sánh

22-1-2008

Lý thuyết về những lợi thế so sánh đã được David Ricardo (1772-1823) nêu ra. Lý thuyết này xác định những cái lợi của thương mại bằng cách chứng minh rằng trao đổi, với những sự chuyên môn hóa mà nó tạo nên,đem lại lợi ích cho tất cả những người cùng trao đổi với nhau. Mỗi nền kinh tế địa phương ắt sẽ có lợi trong việc chuyên môn hóa trong một hay một số khu vực có một lợi thế so sánh cho dù đó là nguồn nhân công dồi dào hay rẻ tiền, hay là tài nguyên khoáng sản và các tiềm năng về năng lượng: than đá, dầu mỏ, …

"Máy chém" cho chính sách có hại

17-1-2008

Với sự kiện một số địa phương hoãn lệnh cấm xe ba gác, xe công nông, sau Nghị định 32 bị coi là xây dựng vội vàng, kế hoạch cấm bán hàng rong tại Hà Nội gây nhiều băn khoăn; thông tin Bộ Tư pháp chuẩn bị rà soát hệ thống pháp luật trong hai năm 2009, 2010 đem hy vọng cho người dân về việc loại bỏ những quy định pháp luật không có lợi, góp phần làm công tác xây dựng văn bản khoa học hơn. Tuy nhiên, tiêu chí thẩm định văn bản pháp luật là vấn đề đang gây tranh luận.

Tư duy đổi mới của đồng chí Trường Chinh xuất phát từ đâu và bắt đầu như thế nào?

16-1-2008

Người lát viên gạch đầu tiên để xây lên ngôi nhà ĐỔI MỚI đó chính là Trường Chinh. Ông đã vượt lên những hạn chế của sức khỏe và tuổi già, dũng cảm tiến hành cuộc đấu tranh với những quan điểm bảo thủ, giáo điều, với cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp để cùng với Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta hình thành tư duy đổi mới và xác lập đường lối đổi mới toàn diện tại Đại hội lần thứ VI của Đảng.

Từ quản lý kiểm soát sang quản lý để phát triển

15-1-2008

Sau một năm nhận diện lại mình, năm 2008 này, Việt Nam sẽ phải gỡ những nút thắt nào cho hội nhập? Thay đổi từ tư duy quản lý nhằm xác lập trật tự sang quản lý để thúc đẩy phát triển như thế nào để gỡ các nút thắt cho tăng trưởng. "Ông WTO" Trương Đình Tuyển và TS Trần Đình Thiên tiếp tục trao đổi với độc giả VietNamNet.