TIN TỨC-SỰ KIỆN

Không được quên những cống hiến to lớn và không được xem nhẹ những lợi ích chính đáng của người nông dân

Ngày đăng: 21 | 08 | 2007

Tôi vốn đọc bài báo “Giải phẫu” dự án 3.000 tỷ đồng đăng trên Tiền Phong các số 215, 216 ra ngày 3/8 và 4/8 năm 2007 của tác giả Quyền Thành như một bài phóng sự, điều tra… bình thưòng, nhưng không ngờ sau khi đọc xong dòng cuối, như một sức mạnh vô hình, bài báo đó đã thôi thúc tôi phải nói ra, phải viết ra những điều mà tôi nung nấu trong lòng nhưng chưa tiện dịp nói ra, viết ra.

Như một chân lý mà những người Việt Nam ở độ tuổi trên dưới năm mươi đều có thể cảm nhận sâu sắc, đó là tầng lớp nông dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ta đã có những cống hiến cực kỳ to lớn trong mấy cuộc kháng chiến chông ngoại xâm của dân tộc.Tuyệt đại đa số bộ đội ta là những người nông dân mặc áo lính, thóc gạo của nông dân đã giúp bộ đội cụ Hồ ăn no đánh thắng, và không biết bao nhiêu nông dân nam nữ với vai trò dân công hoả tuyến, thanh niên xung phong, không sợ hy sinh gian khổ đã góp công đầu trong việc tải lương tiếp đạn, mở đường thắng lợi…Những người đã qua thời kỳ sơ tán tản cư chắc cũng chưa thể quên được những gia đình nông dân đã vui lòng dành cho họ nhưng gian nhà tốt nhất để tạm trú không phải là vài ba ngày mà là hàng tháng, hàng mấy tháng để tránh bom địch.

Thế nhưng trong tiến trình thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá, hình như một số người có trách nhiệm và đông đảo cư dân thành thị (trong đó có người viết bài này) đã dần dần quên mất chân lý đó, sự thực đó. Một số người tỏ ra vô cảm với nông dân. Trong khi quy hoạch chương trình này, kế hoạch kia … một số người có chức có quyền thường chỉ nghĩ là đã ban ơn cho nông dân chứ không nghĩ rằng đất nước này và những người như họ còn nợ nông dân nhiều lắm! Và hình như họ cũng quên rằng, nếu không có những mảnh đất màu mỡ, ngon lành mà những người nông dân như xé thịt da mình ra dành cho nhà nước thì làm sao một số khu công nghiệp, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái, những khách sạn cao cấp, những khu chung cư, biệt thự hoành tráng v.v.. có đất để mà mọc lên được.(Nhân đây xin mạnh dạn nêu một câu hỏi: những đền bù cho nông dân khi lấy ruộng đất của họ đã công bằng chưa? Có bao nhiêu kẻ đã kiếm được bạc tỷ, bạc tỷ tỷ từ những chuyển nhượng béo bở này? )

Chợt nhớ đến mấy số liệu vừa đọc được trên báo chí và mạng Trung Quốc: sau gần ba mươi năm cải cách và mở cửa thu được những thắng lợi rực rỡ mà ai cũng thấy, Trung Quốc hiện nay đã có khoảng 120 triệu-200 triệu nông dân đang vào làm thuê trong các thành phố với đủ các ngành nghề(trong đó hầu hết là những ngành lao động đơn giản, nặng nhọc, vất vả, bẩn thỉu, thu nhập thấp mà người thành phố không làm). Những người này là nông dân ở các khu vực kém phát triển trong cả nước, nhưng cũng có không ít là những người sau khi mất hết ruộng đất cho các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu du lịch v.v.. buộc phải lao vào để kiếm sống. Khoảng 17-18% tổng dân số nông dân Trung Quốc và thế hệ thứ hai của họ đang là mhững công dân mang tiếng là sống trong đô thị, nhưng phần lớn là không có hộ khẩu, không có nhà ở, bị phân biệt đối xử.( Tôi được biết Chính Phủ Trung Quốc đang ra sức giải quyết tình trạng này và đã thu được một số thành quả ban đầu.)

Bài báo của Quyền Thành chỉ nêu lên vấn đề của một xã Tân Lập, nhưng nếu nhìn vấn đề từ tầm vĩ mô và bằng con mắt tổng thể, người ta có thể từ đó rút ra được nhiều bài học bổ ích. 

                          Dương Danh Dy (cán bộ Ngoại giao đã nghỉ hưu)

NỘI DUNG KHÁC

Chương trình giao lưu, đối thoại và tuyển dụng của Viện CS&CL PTNNNT, từ góc nhìn của sinh viên

21-8-2007

(AGROINFO) - Chương trình giao lưu và giới thiệu tuyển dụng của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Ipsard) vào sáng ngày 16/08/2007 tại Khách sạn Bảo Sơn (Hà Nội) đã thu hút được sự tham gia đông đảo của sinh viên các trường ĐH. Kinh tế Quốc dân, ĐH. Ngoại Thương, ĐH. Lâm Nghiệp, ĐH. Nông nghiệp I (Hà Nội)… Qua đối thoại, các bạn sinh viên đã không ngần ngại cho biết lý do vì sao họ lại tham dự chương trình này cũng như những ý kiến, nhu cầu và sự trông đợi của họ vào đơn vị tổ chức chương trình.

Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp chế biến gỗ và kinh doanh lâm sản xuất khẩu

21-8-2007

Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho các doanh nghiệp chế biến gỗ và kinh doanh lâm sản xuất khẩu không chỉ cơ hội mà còn rất nhiều thách thức

Chương trình tuyển dụng của Viện CSCL&PTNTNT được các phương tiện truyền thông đại chúng đánh giá cao

20-8-2007

(AGROINFO) - Sáng ngày 16/08/2007, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) phối hợp với Dự án Mispa đã tổ chức chương trình giao lưu và giới thiệu chương trình tuyển dụng với các bạn sinh viên của các trường đại học lớn tại khách sạn Bảo Sơn (Hà Nội). Chương trình đã nhận được sự quan tâm và đánh giá rất cao của các phương tiện thông tin đại chúng như VTV, VOV, Báo Lao động, Báo điện tử Vietnamnet... bởi đây là lần đầu tiên có một cơ quan trong khối nghiên cứu khoa học công lập tổ chức giao lưu và giới thiệu chương trình tuyển dụng một cách quy mô, chuyên nghiệp và công khai như vậy.

Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - Giao lưu và đối thoại với sinh viên

17-8-2007

(AGROINFO) - Sáng ngày 16.8.2007, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) phối hợp với dự án Mispa đã tổ chức chương trình giao lưu và giới thiệu chương trình tuyển dụng với các bạn sinh viên của các trường đại học lớn tại khách sạn Bảo Sơn (Hà Nội).

Hội nhập WTO: Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp đến cỡ nào?

17-8-2007

Nhiều vấn đề “nóng” của doanh nghiệp (DN) thời hội nhập được đặt ra tại hội nghị “Hội nhập WTO: Chương trình hành động của Chính phủ và chiến lược của DN” do Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) tổ chức tại TP.HCM. Trong đó, nổi lên vấn đề thiếu liên kết giữa các DN cũng như chiến lược phát triển theo yêu cầu hội nhập.

Hội nghị triển khai xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới tại huyện Hải Hậu - Nam Định

16-8-2007

Ngày 14 tháng 8 năm 2007, tại hội trường UBND huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã diễn ra "Hội nghị triển khai xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới". Hội nghị do Trung tâm Phát triển nông thôn - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn phối hợp với Sở NN&PTNT Nam Định và UBND huyện Hải Hậu tổ chức. Hội nghị nhằm mục đích thống nhất với địa phương về phương pháp xây dựng, tập huấn nội dung tác động và xây dựng kế hoạch triển khai.

Nông thuỷ sản cần phản ứng nhạy hơn với thị trường

16-8-2007

Khi ngành thuỷ sản về Bộ NN-PTNT, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông, lâm, thuỷ sản sẽ đạt trên 10 tỷ USD/năm. Để con số này cao hơn nữa, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát khẳng định Bộ mới cần phản ứng nhanh hơn với biến động của thị trường.

Cách đưa tin về các cuộc họp, hội nghị

15-8-2007

Các báo thường có nhiều tin, bài viết từ những hội nghị, các cuộc họp báo và những bài phát biểu. Trong những trường hợp như vậy, phóng viên phải có sự chuẩn bị kỹ bằng cách tìm hiểu kỹ về vấn đề được bàn tại hội nghị, cuộc họp. Chỉ khi đó, phóng viên mới có thể đặt ra những câu hỏi hay và cho người đọc một bài viết rõ ràng và hoàn chỉnh.

Họp hoàn thiện dự thảo của Chương trình chế biến và thương mại lâm sản

16-8-2007

Họp để hoàn thiện dự thảo kế hoạch hành động giai đoạn 2007-2010 của Chương trình chế biến và thương mại lâm sản.

Hội nghị Mạng lưới chính sách Lâm nghiệp vùng Tây Nguyên

14-8-2007

Đây là Hội nghị đầu tiên của Mạng lưới lâm nghiệp khu vực Tây Nguyên. Hội nghị là bước khởi động cho Mạng lưới chính sách Lâm nghiệp Quốc gia

Làm gì để DN gỗ bớt khó khăn về nguyên liệu? – Lược trích bài phỏng vấn Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản VN

13-8-2007

Từ nhiều năm nay, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ nước ta luôn phải đối diện với vấn đề thiếu nguyên liệu, trong khi đó đầu ra cho thị trường rất rộng. Vấn đề ở đây là gì?