TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hội nhập WTO: Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp đến cỡ nào?

Ngày đăng: 17 | 08 | 2007

Nhiều vấn đề “nóng” của doanh nghiệp (DN) thời hội nhập được đặt ra tại hội nghị “Hội nhập WTO: Chương trình hành động của Chính phủ và chiến lược của DN” do Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) tổ chức tại TP.HCM. Trong đó, nổi lên vấn đề thiếu liên kết giữa các DN cũng như chiến lược phát triển theo yêu cầu hội nhập.

Liên kết “li ti như đàn kiến”

Đó là lối nói ví von của ông Trần Đình Thiên, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế VN, về tình hình DN VN sau khi gia nhập WTO. Theo ông Thiên, hiện nay tình trạng thiếu hụt lao động là rất trầm trọng, thị trường nhà đất cũng chưa ổn định, do đó khó mà thu hút được đầu tư nước ngoài.

Ông kết luận: “Trong khi thị trường lao động, đất đai là thị trường cơ sở để thu hút đối tác nước ngoài lại không chịu tập trung phát triển mà cứ lo hô hào phát triển các thị trường “cao cấp” như thị trường chứng khoán. Rõ ràng liên kết giữa các DN quá mong manh, nếu cứ tiếp tục như hiện nay, chẳng chóng thì chầy, liên kết này cũng đứt”.

Không riêng gì mối liên kết giữa các ngành, nghề, theo bà Vũ Kim Hạnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM, chính bản thân các DN cũng tỏ ra rất thờ ơ trong quá trình hội nhập, không tích cực xây dựng thương hiệu để tìm kiếm cơ hội làm ăn.

Bà Hạnh cho rằng khi xây dựng được thương hiệu, hàng hóa, dịch vụ của DN sẽ được bán với giá cao hơn, mạng lưới phân phối cũng được mở rộng ra do các đại lý thường thích bán hàng có thương hiệu và khi lên sàn, cổ phiếu công ty này cũng nhanh chóng trở thành blue-chip: “DN chỉ thấy trước mắt là tốn kém quá nhiều chi phí cho quảng bá thương hiệu mà không nhìn thấy hiệu quả lâu dài”.

Thị trường nhiều bất ổn

Ông Lê Triệu Dũng, Vụ Chính sách Thương mại Đa biên Bộ Thương mại, dự báo sắp tới lĩnh vực “tư vấn quản lý” sẽ được nước ngoài đầu tư nhiều. Trong khi đó, vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn. Ngoài ra, trong cam kết WTO về dịch vụ, có quy định đối với dịch vụ ngân hàng DN nước ngoài hạn chế mua cổ phần ở tỉ lệ 30%, riêng các dịch vụ về chứng khoán, bảo hiểm,... (các lĩnh vực mà nước ngoài sẽ đầu tư mạnh) thì không cam kết tỉ lệ bao nhiêu.

Ngoài ra, theo bà Nguyễn Vân Chi, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Tài chính, một trong những thách thức đối với DN khi hội nhập là sự bất ổn của thị trường. “Những cam kết về thuế quan của VN với Trung Quốc đôi khi có cũng như không, bởi hàng Trung Quốc nhập lậu vào VN nhiều quá”.

Theo ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch VCCI, Chính phủ có 12 chương trình hành động để hỗ trợ DN. Như chương trình “Cải cách thủ tục hành chính”, DN sẽ đỡ tốn thời gian chờ đợi, đi lại vì các loại giấy phép. Chương trình “Giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực”, thông qua các hiệp hội và cơ quan chức năng địa phương để tổ chức đào tạo nhân lực cho DN.

“Khi DN làm ăn không hiệu quả thì lỗi một phần cũng do cơ quan quản lý kém. Bản thân mỗi DN cần phải tự xây dựng chiến lược cho mình, Chính phủ cũng sẽ có chiến lược phát triển DN cấp quốc gia để hỗ trợ DN”- ông Trần Đình Thiên nói.

Nguồn: Người Lao động

NỘI DUNG KHÁC

Hội nghị triển khai xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới tại huyện Hải Hậu - Nam Định

16-8-2007

Ngày 14 tháng 8 năm 2007, tại hội trường UBND huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã diễn ra "Hội nghị triển khai xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới". Hội nghị do Trung tâm Phát triển nông thôn - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn phối hợp với Sở NN&PTNT Nam Định và UBND huyện Hải Hậu tổ chức. Hội nghị nhằm mục đích thống nhất với địa phương về phương pháp xây dựng, tập huấn nội dung tác động và xây dựng kế hoạch triển khai.

Nông thuỷ sản cần phản ứng nhạy hơn với thị trường

16-8-2007

Khi ngành thuỷ sản về Bộ NN-PTNT, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông, lâm, thuỷ sản sẽ đạt trên 10 tỷ USD/năm. Để con số này cao hơn nữa, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát khẳng định Bộ mới cần phản ứng nhanh hơn với biến động của thị trường.

Cách đưa tin về các cuộc họp, hội nghị

15-8-2007

Các báo thường có nhiều tin, bài viết từ những hội nghị, các cuộc họp báo và những bài phát biểu. Trong những trường hợp như vậy, phóng viên phải có sự chuẩn bị kỹ bằng cách tìm hiểu kỹ về vấn đề được bàn tại hội nghị, cuộc họp. Chỉ khi đó, phóng viên mới có thể đặt ra những câu hỏi hay và cho người đọc một bài viết rõ ràng và hoàn chỉnh.

Họp hoàn thiện dự thảo của Chương trình chế biến và thương mại lâm sản

16-8-2007

Họp để hoàn thiện dự thảo kế hoạch hành động giai đoạn 2007-2010 của Chương trình chế biến và thương mại lâm sản.

Hội nghị Mạng lưới chính sách Lâm nghiệp vùng Tây Nguyên

14-8-2007

Đây là Hội nghị đầu tiên của Mạng lưới lâm nghiệp khu vực Tây Nguyên. Hội nghị là bước khởi động cho Mạng lưới chính sách Lâm nghiệp Quốc gia

Làm gì để DN gỗ bớt khó khăn về nguyên liệu? – Lược trích bài phỏng vấn Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản VN

13-8-2007

Từ nhiều năm nay, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ nước ta luôn phải đối diện với vấn đề thiếu nguyên liệu, trong khi đó đầu ra cho thị trường rất rộng. Vấn đề ở đây là gì?

Sau 7 tháng gia nhập WTO: Mối lo lớn nhất là nông nghiệp

13-8-2007

Không đến nỗi “bi đát” như nhiều người vẫn nghĩ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), lực lượng doanh nghiệp vẫn đang hoạt động khá suôn sẻ và từng bước phát triển. Duy có ngành nông nghiệp dường như vẫn chưa thể bắt nhịp với guồng quay mới. Chính vì vậy, vấn đề cải cách nông nghiệp hiện nay phải được đặt lên hàng đầu.

Nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học

13-8-2007

Lược trích ý kiến của GS.TSKH Đặng Vũ Minh, tân Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XII, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội qua cuộc trả lời phỏng vấn của Tia Sáng.

Bộ Nông nghiệp và PTNT sắp xếp, ổn định tổ chức, bộ máy và nhân sự

13-8-2007

Thực hiện Nghị quyết của kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XII về cơ cấu Chính phủ mới, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang tập trung sắp xếp, ổn định tổ chức, bộ máy và nhân sự.

Dự án sản xuất gạo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên ở ĐBSCL

11-8-2007

Đây là cụm dự án mà sự thành công của nó được kỳ vọng sẽ mang đến định hướng mới cho sản xuất nông nghiệp lúa gạo tại Việt Nam.

“Sản xuất manh mún cản trở cơ giới hóa”

9-8-2007

Nội dung cuộc trò chuyện với TS. Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL về vấn đề cơ giới hóa tại vùng này. Ông cho biết "sản xuất manh mún cản trở cơ giới hoá".