TIN TỨC-SỰ KIỆN

Làm gì để DN gỗ bớt khó khăn về nguyên liệu? – Lược trích bài phỏng vấn Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản VN

Ngày đăng: 13 | 08 | 2007

Từ nhiều năm nay, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ nước ta luôn phải đối diện với vấn đề thiếu nguyên liệu, trong khi đó đầu ra cho thị trường rất rộng. Vấn đề ở đây là gì?

Từ nhiều năm nay, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ nước ta luôn phải đối diện với vấn đề thiếu nguyên liệu, trong khi đó đầu ra cho thị trường rất rộng. Theo ông, vấn đề ở đây là gì?

Hiện VN xuất khẩu đồ gỗ sang 120 quốc gia nhưng có 3 thị trường chính là Mỹ, EU, và Nhật Bản. Năm 2006 xuất khẩu sang Mỹ 774 triệu USD, sang EU khoảng 400 triệu USD và Nhật Bản 280 triệu USD. Con số này quá nhỏ so với nhu cầu, bởi mỗi năm thị trường Mỹ tiêu thụ khoảng 70 tỷ USD, EU khoảng 100 tỷ USD…, tính chung thị trường đồ gỗ trên thế giới tiêu thụ khoảng 250 tỷ USD mỗi năm. Như vậy, lượng gỗ của mình tiêu thụ tại các thị trường này là thấp, có thể khẳng định chúng ta không lo đầu ra, vấn đề ở đây là gỗ nguyên liệu lấy ở đâu?

Trước đây, nhu cầu ít thì nguồn gỗ nguyên liệu trong nước đủ cung cấp. Những năm gần đây, Nhà nước hạn chế khai thác gỗ rừng tự nhiên, mỗi năm chỉ cho khai thác từ 150.000 đến 200.000 m3 trong khi nhu cầu từ 3 đến 4 triệu m3 mỗi năm. Như vậy, chúng ta phải nhập khẩu đề bù đắp lượng gỗ thiếu này. Liên tục từ năm 2000 đến nay, năm nào cũng nhập khẩu gỗ về đển sản xuất với mức bình quân theo kim ngạch xuất khẩu. Năm 2000 xuất khẩu 212 triệu USD thì nhập khẩu khoảng 70 đến 80 triệu USD. Năm 2006, xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD và nhập khẩu khoảng 716 triệu USD. Hiện nay, nước ta nhậpkhẩu tới 80% gỗ nguyên liệu.

80% lượng gỗ nguyên liệu phải nhập khẩu, đây là một con số khá cao. Liệu đây có phải là điều bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước vì không chủ động được nguồn nguyên liệu không, thưa ông?

Các doanh nghiệp rất bất lợi vì không chủ động được nguồn nguyên liệu. Theo đánh giá của các chuyên gia thì giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu của Việt Nam năm 2006 tăng từ 40 đến 100% đối với từng loại. Đây có là mức tăng quá cao trong khi nhu cầu nhập khẩu gỗ nguyên liệu của nước ta lại không ngừng tăng lên. Thêm vào đó, các nguồn cung cấp gỗ trên thế giới đang có những biến động bất lợi cho người nhập khẩu. Nguồn cung cấp tại các nước cận kề như Lào, Campuchia đang cạn kiệt, trong khi thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu lớn nhất của Việt Nam là Malaysia thì giá đang tăng mạnh, nhiều nước như LB Nga lại tăng thuế xuất khẩu gỗ nguyên liệu. Đó là chưa tính đến giá xăng dầu trên thế giới tăng kéo theo giá vận chuyển tăng… Ngành công nghiệp sản xuất ván nhân tạo của nước ta chưa phát triển, mỗi năm phải nhập khẩu gần 1 triệu m3.

Có một nghịch lý là hàng năm chúng ta xuất khẩu hàng triệu tấn gỗ dăm khai thác từ rừng trồng trong nước. Đây là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ván nhân tạo. Nguyên nhân chính là do hiện nay cả nước mới có 4 nhà máy ván sợ MDF với công suất chưa tới 100.000 m3 sản phẩm/năm với chất lượng chưa đáp ứng được tiêu chuẩn sản xuất hàng xuất khẩu. Hiện nước ta rất cần thêm nhà máy sản xuất ván nhân tạo để tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước và cũng là nguồn cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đồ gỗ từ ván nhân tạo. Như vậy, giá thành sản phẩm sẽ giảm đi rất nhiều và có thể cạnh tranh được với các nước.

Vậy Nhà nước đã làm gì để giúp các doanh nghiệp tháo gõ khó khăn về vấn đề nguyên liệu hiện nay, thưa ông?

Chúng tôi đang xây dựng 3 trung tâm giao dịch gỗ ở 3 miền để giúp các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ dễ dàng hơn, giá rẻ hơn. Nhà nước đã có chính sách miễn thuế nhập nguyên liệu gỗ và miễn thuế xuất khẩu để khuyến khích nghề gỗ phát triển. Thêm 1 vấn đề nữa là các doanh nghiệp chỉ sử dụng được từ 60 đến 70% gỗ nguyên liệu, quá lãng phí và cần đầu tư công nghệ để tiết kiệm nguyên liệu. Ví dụ như xẻ một cây gỗ theo phương pháp thông thường chỉ lấy được 65%, nếu sử dụng công nghệ sẽ tận dụng được 90%. Theo tôi, Nhà nước nên khuyễn khích các doanh nghiệp tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào trồng rừng, thậm chí có thể đầu tư nuôi dưỡng rừng tự nhiên. Xây dựng nguồn vốn tín dụng để các doanh nghiệp gỗ vay đầu tư vào công nghệ. Hiện nay, ngành gỗ rất thiếu công nhân kỹ thuật bậc cao, cả nước có 5 trường đào tạo công nhân với số lượng quá ít mà nhu cầu của các doanh nghiệp lại cao.

Nguồn: Kông Lý – Thời báo Kinh tế Việt Nam (số 184, 02/8/2007)

NỘI DUNG KHÁC

Sau 7 tháng gia nhập WTO: Mối lo lớn nhất là nông nghiệp

13-8-2007

Không đến nỗi “bi đát” như nhiều người vẫn nghĩ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), lực lượng doanh nghiệp vẫn đang hoạt động khá suôn sẻ và từng bước phát triển. Duy có ngành nông nghiệp dường như vẫn chưa thể bắt nhịp với guồng quay mới. Chính vì vậy, vấn đề cải cách nông nghiệp hiện nay phải được đặt lên hàng đầu.

Nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học

13-8-2007

Lược trích ý kiến của GS.TSKH Đặng Vũ Minh, tân Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XII, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội qua cuộc trả lời phỏng vấn của Tia Sáng.

Bộ Nông nghiệp và PTNT sắp xếp, ổn định tổ chức, bộ máy và nhân sự

13-8-2007

Thực hiện Nghị quyết của kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XII về cơ cấu Chính phủ mới, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang tập trung sắp xếp, ổn định tổ chức, bộ máy và nhân sự.

Dự án sản xuất gạo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên ở ĐBSCL

11-8-2007

Đây là cụm dự án mà sự thành công của nó được kỳ vọng sẽ mang đến định hướng mới cho sản xuất nông nghiệp lúa gạo tại Việt Nam.

“Sản xuất manh mún cản trở cơ giới hóa”

9-8-2007

Nội dung cuộc trò chuyện với TS. Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL về vấn đề cơ giới hóa tại vùng này. Ông cho biết "sản xuất manh mún cản trở cơ giới hoá".

7 tháng đầu năm 2007: Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 26,79 tỷ USD tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước

7-8-2007

Theo Bộ Thương mại, tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2007 đạt 26,79 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2006.

Lấy lại dữ liệu đã bị xoá

7-8-2007

Trong lúc mơ màng, bất cẩn bạn tình cờ kích chuột vào nút delete cũng như empty thùng rác và ngay lập tức file sẽ bị xoá đi. Khi đó bạn sẽ phải làm gì để lấy lại file đã bị xoá đi. Đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện như sau:

Đại học và nghiên cứu ở Việt Nam cần gì?

6-8-2007

GS.Pierre Darriulat, một trong số những nhà vật lý hàng đầu của thế giới, người bạn thân thiết của Việt Nam, trong cuộc phỏng vấn của Tia Sáng đã lý giải nguyên nhân vì sao cho đến nay Việt Nam chưa có các trường đại học và các viện nghiên cứu chất lượng cao mà đáng ra Việt Nam xứng đáng đã có; đồng thời kiến nghị các giải pháp và công việc nên tập trung thực hiện để cải thiện chất lượng đào tạo đại học và nghiên cứu ở Việt Nam.

Trợ lực từ “Vườn ươm Doanh nghiệp” – Lược trích ý kiến của Bà Ngô Thị Hồng Hạnh, Chủ tịch HĐQT, Công ty thực phẩm Hoàng Kim

3-8-2007

Trong giai đoạn tới, khi bắt đầu hoạt động trong Vườn ươm, khi bắt đầu hoạt động trong Vườn ươm, tôi xin mạnh dạn đề xuất những nội dung cần được hỗ trợ.

Trợ lực từ “Vườn ươm Doanh nghiệp” – Lược trích ý kiến của Ông Nguyễn Duy Nguyên, Chủ tịch HĐQT Công ty CP chế biến và XNK thủy sản Đại An

3-8-2007

Là một doanh nghiệp mới thành lập (2004), với ngành hàng kinh doanh là thủy hải sản, thực phẩm đông lạnh, chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa, tập trung ở Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc, công ty còn gặp nhiều khó khăn, trong đó nổi lên 5 khó khăn lớn nhất.

Trợ lực từ “Vườn ươm Doanh nghiệp”- Lược trích ý kiến của Ông Nguyễn Thái Dũng, Phó TGĐ Siêu thị BigC Thăng Long

3-8-2007

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề VSATTP đang rất “nóng” tại Việt Nam thì dự án Vườn ươm doanh nghiệp là rất thiết thực. Vì dự án này hỗ trợ cho doanh nghiệp thành viên ý thức và thực hiện được vấn đề đảm bảo chất lượng và các điều kiện VSATTP theo tiêu chuẩn Châu Âu.

Hiệp hội trong bối cảnh hội nhập WTO

3-8-2007

Trong thời gian qua, đặc biệt từ năm 2003, số lượng Hiệp hội tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, số hiệp hội thể hiện tốt vai trò của mình dường như chỉ đếm được trên đầu ngón tay.