TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hiệp hội trong bối cảnh hội nhập WTO

Ngày đăng: 03 | 08 | 2007

Trong thời gian qua, đặc biệt từ năm 2003, số lượng Hiệp hội tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, số hiệp hội thể hiện tốt vai trò của mình dường như chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

- Lược trích ý kiến của Phó thủ tướng Vũ Khoan

Hiệp hội bây giờ đủ hết, cứ đồng chí nào nghỉ hưu là lại giao hiệp hội. Thế nhưng vai trò của hiệp hội rất hạn chế, còn mang tính chất hành chính, chưa phải làm kinh doanh thực sự. Trước hết phải biết tạo lợi ích cho DN thì họ mới liên kết được. Có những hiệp hội tính chuyên nghiệp cao nhưng rất nhiều hiệp hội không có tính chuyên nghiệp. Có lẽ mới chỉ là hội thôi, chưa đạt tầm hiệp hội.

Về tiếng nói của hiệp hội. quyết định là ở hiệp hội chứ không phải chính phủ. Ví dụ hiệp hội ở Nhật, họ có một quyền lực rất lớn. Có rất nhiều cam kết, liên kết ràng buộc, anh nào làm sai là thua luôn. DN kinh doanh mà bị bạn hàng loại trừ, cô lập ra thì chết ngay. Hiệp hội của họ có cơ chế, luật lệ hết sức rõ ràng. Còn Việt Nam, hiện nay luật về hội còn đang tranh luận, đã xong đâu? Còn rất nhiều việc phải làm ở đây, chính phủ không thể làm thay được, bắt buộc phải là hiệp hội. Tôi cho rằng sắp tới hiệp hội sẽ giữ vai trò trung tâm.

- Lược trích ý kiến của Thứ trưởng thương mại, Ông Phan Thế Ruệ

Thứ trưởng Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ cho rằng, sau khi vào WTO, Nhà nước buộc phải đứng ngoài cuộc chơi kinh doanh nên vai trò của Hiệp hội hết sức quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp. Ông cho rằng, công tác dự báo thị trường cũng cực kỳ cần thiết, nhất là đối với nông dân.

Chuyến đi khảo sát các hiệp hội lần này nhằm phục vụ chiến lược xuất khẩu 2006-2010 đã được Chính phủ phê duyệt. Đồng thời còn xem xét tình hình ngành nông sản VN đã có biện pháp gì để tham gia thị trường theo đúng quy định WTO, có thể cạnh tranh được ngay trên sân nhà.

Tôi khẳng định sắp tới vai trò của các hiệp hội rất quan trọng, nhất là đối với hàng nông sản. Sau khi gia nhập WTO, vai trò chỉ huy của hiệp hội là chính, còn Chính phủ, Bộ ngành chỉ ra chính sách chứ không thể can thiệp vào chuyện làm ăn của ngành. Do đó để ngành cạnh tranh, tồn tại và phát triển được, hiệp hội phải tham gia hoạt động hội viên, tác động vào sản xuất, tổ chức lưu thông, xuất khẩu sản phẩm, tham mưu cho Chính phủ, Bộ ngành.

- Lược trích ý kiến của Thứ trưởng thương mại, Ông Lương Văn Tự[1]

Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự nhấn mạnh việc các doanh nghiệp cần chủ động phát huy nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh để tận dụng cơ hội từ việc gia nhập WTO. Tuy nhiên, do trình độ, quy mô các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp nên việc phát huy sức mạnh tập thể thông qua các Hiệp hội đóng vai trò quan trọng. Các Hiệp hội vừa đại diện và bảo vệ lợi ích cho các Hội viên, đồng thời là cầu nối hữu hiệu giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình hoạch định chính sách.

- Vào WTO, hiệp hội cũng phải hội nhập: một số ý kiến đánh giá

Trong thời gian qua, đặc biệt từ năm 2003, số lượng Hiệp hội tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, số hiệp hội thể hiện tốt vai trò của mình dường như chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Hầu hết, số còn lại vẫn trong tình trạng trì trệ, xơ cứng theo kiểu cũ hoặc chạy theo phong trào cho xôm tụ.

Theo ý kiến của Tiến sĩ Hồ Uy Liêm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam: một trong những nguyên nhân dẫn đến yếu kém là do sự can thiệp quá sâu của Nhà nước, làm cho các hội mất đi sự tự chủ cần thiết. Có trường hợp, cơ quan nhà nước áp đặt thẳng nhân sự lãnh đạo hội mặc dù hội viên không ai muốn. Hội phải nghe theo chẳng qua vì còn phụ thuộc mặt này mặt nọ. Do phải lệ thuộc từ kinh phí hoạt động, nhân sự, trụ sở, đến điều lệ hoạt động nên nhiều hiệp hội gần như chỉ là “cánh tay nối dài” của bộ, ngành, cơ quan nhà nước nào đó. Mặc dù không có quy định nào bắt buộc nhưng thông thường lãnh đạo một số hiệp hội phải là người của tổ chức Đảng cử vào và không ít trong số đó là những cán bộ về hưu. Thậm chí, có một số lãnh đạo hội, hiệp hội hiện đang là thứ trưởng, cục trưởng, vụ trưởng của các bộ, ngành.

Theo ý kiến của đại biểu Quốc hội Hoàng Thanh Phú (Thái Nguyên): Nhà nước nên chuyển giao một số chức năng của mình về cho các hiệp hội. Ví dụ như các dịch vụ công, dịch vụ giám định xã hội, nghề nghiệp... Rất nhiều lĩnh vực, chức năng, Nhà nước hiện vẫn ôm đồm hoặc trao quyền không đúng chỗ trong khi sức lực có hạn.

Theo ý kiến của ông Đậu Anh Tuấn, chuyên viên ban Pháp chế VCCI: bản thân các hiệp hội cũng phải tự đổi mới phương thức tổ chức, hoạt động vì tổ chức hội trong cơ chế thị trường rất khác với tổ chức hội trong nền kinh tế bao cấp. Điều tra của VCCI cho biết có đến 72% hiệp hội doanh nghiệp cho rằng việc thiếu kinh phí là khó khăn chính trong hoạt động của hiệp hội. Do đó, việc đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ nhằm tạo ra nguồn thu của hiệp hội có lẽ là một hướng đi tích cực.

Nguồn: Tổng hợp từ website http://vietnamnet.vn; http://www.vietrade.gov.vn; Thời báo kinh tế Việt Nam



[1] Hội thảo các cam kết WTO và vai trò của hiệp hội, Vietrade

NỘI DUNG KHÁC

Hội thảo khởi động

7-8-2007

Hội thảo khởi động:" Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc vừa và nhỏ"

"Giải phẫu" dự án 3.000 tỷ đồng

3-8-2007

Tiền Phong - Có không ít dự án nhằm vực các vùng nông thôn ra khỏi đói nghèo đã “vẽ” ra quá nhiều viễn cảnh, còn thực tế thì người dân lại lâm vào nguy cơ bần hàn. Dự án “cho cơ chế” trị giá 3.000 tỷ đồng ở Tân Lập (Hà Tây) là một trong số đó.

Hợp tác IPSARD - CCAP

3-8-2007

(AGROINFO) - Sáng ngày 2/8/2007, Lãnh đạo Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) đã có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Chính sách nông nghiệp Trung Quốc (CCAP).

Thông báo số 2081/BNN-TY

2-8-2007

Thông báo số 2081/BNN-TY Về dịch liên cầu khuẩn ở lợn (Streptococcus suis) lây sang người và một số biện pháp phòng chống cấp bách

Thông tin nông nghiệp, nông thôn tại Trung Quốc

2-8-2007

AGROINFO - Kết quả khảo sát một số đơn vị thông tin nông nghiệp nông thôn tại Trung Quốc của cán bộ Trung tâm Thông tin, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn trong chuyến công tác Trung Quốc đầu tháng 07 năm 2007.

Làm gì để phát triển HTX?

2-8-2007

Hợp tác xã sau chuyển đổi ở Nghệ An: Lúng túng và kém hiệu quả, vì sao?

Hội thảo

9-8-2007

Hội thảo quốc gia về:" Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các mô hình quản lý rừng cộng đồng cấp thôn bản tại Việt Nam"

Họp tại Pleiku- Gia Lai

6-8-2007

Họp đánh giá lại hoạt động của mạng lưới Lâm nghiệp

Hội thảo báo cáo chuyên đề

2-8-2007

Báo cáo chuyên đề:" Chính sách phát triển nông thôn Trung Quốc - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam"

Hội thảo báo cáo chuyên đề

3-8-2007

Báo cáo chuyên đề:" Chính sách phát triển nông thôn Trung Quốc - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam"

Điều chỉnh tổ chức của Chính phủ và Bộ NN&PTNT

30-7-2007

Sáng nay, tại Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thuyết trình phương án thay đổi bộ máy Chính phủ từ 26 bộ, cơ quan ngang bộ xuống còn 22.