TIN TỨC-SỰ KIỆN

Trợ lực từ “Vườn ươm Doanh nghiệp” – Lược trích ý kiến của Bà Ngô Thị Hồng Hạnh, Chủ tịch HĐQT, Công ty thực phẩm Hoàng Kim

Ngày đăng: 03 | 08 | 2007

Trong giai đoạn tới, khi bắt đầu hoạt động trong Vườn ươm, khi bắt đầu hoạt động trong Vườn ươm, tôi xin mạnh dạn đề xuất những nội dung cần được hỗ trợ.

Những nội dung cần được hỗ trợ - Bà Ngô Thị Hồng Hạnh, Chủ tịch HĐQT, Công ty thực phẩm Hoàng Kim

Trong giai đoạn tới, khi bắt đầu hoạt động trong Vườn ươm, khi bắt đầu hoạt động trong Vườn ươm, tôi xin mạnh dạn đề xuất những nội dung cần được hỗ trợ.

Thứ nhất về thị trường. Một trong những vấn đề công ty coi là quan trọng và khó khăn nhất, đó là thị trường, nhất là đối với các doanh nghiệp, khởi sự như Hoàng Kim. Mong rằng Vườn ươm Doanh nghiệp sẽ là cầu nối giúp các doanh nghiệp tiếp cận được các nhà phân phối, bán lẻ trên thị trường, để công ty có cơ hội nhanh chóng đưa sản phẩm, hàng hóa của mình đến với người tiêu dùng. Đồng thời, đề nghị Vườn ươm giúp công ty giới thiệu sản phẩm tới các thị trường nước ngoài nhằm góp phần đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam ra nước ngoài.

Thứ hai, về kỹ thuật và công nghệ. Hiện nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vẫn chủ yếu sản xuất theo các quy trình công nghệ trong nước, không đồng bộ, công nghệ lạc hậu và do đó đưa ra thị trường các sản phẩm không có chất lượng cao. Vì thế, chúng tôi mong muốn được các chuyên gia Châu Âu giới thiệu, giúp đỡ, đào tạo để hiểu biết tốt hơn về hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế; được giới thiệu và chuyển giao các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhằm áp dụng vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường và đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng cũng như đáp ứng được các tiêu chuẩn hàng xuất khẩu.

Thứ ba, về vốn. Để đầu tư một cách có hệ thống với nhà xưởng khang trang, sạch sẽ, máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, các doanh nghiệp phải huy động một lượng vốn cần thiết. Đồng thời, cần một phần vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh. Vì vậy, ngoài vốn tự có, doanh nghiệp phải sử dụng một tỷ lệ lớn nguồn vốn vay từ các tổ chức cá nhân bên ngoài. Theo chính sách hiện hành của các ngân hàng thương mại, đối với các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt các doanh nghiệp mới đầu tư chưa có nguồn thu, việc giải trình dự án để vay vốn cũng là rất khó khăn. Vì lẽ đó, mong muốn Vườn ươm là cầu nối giới thiệu doanh nghiệp với các tổ chức tài chính, các nguồn tài trợ trong nước và nước ngoài, đồng thời trợ giúp việc lập và giải trình phương án vay vốn trên cơ sở đặc thù sản xuất kinh doanh.

Thứ tư, về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Công ty mong được tiếp tục tham dự các khóa đào tạo về mọi mặt cho các doanh nghiệp tham gia Vườn ươm (có cả đào tạo về công nghệ, về kỹ thuật quản lý và sửa chữa thiết bị, đào tạo nghề,…). Việc đào tạo gắn lý thuyết với thực tế, có nhiều bài tập nghiên cứu tình huống để qua đó các doanh nghiệp tìm ra được bài học, hướng đi và cách tháo gỡ các vấn đề cho doanh nghiệp mình. Đồng thời, mong muốn được hỗ trợ về nguồn nhân lực trong các lĩnh vực liên quan như: giới thiệu và tuyển chọn nhân sự, hỗ trợ các chuyên gia tư vấn về công nghệ, marketing bán hàng,…

Thứ năm, hỗ trợ về cơ sở vật chất. Các doanh nghiệp tham gia Vườn ươm, đặc biệt các doanh nghiệp mới khởi sự, cầm bắt đầu cho việc nghiên cứu, chế thử sản phẩm và sản xuất thử, cần một thời gian tương đối dài được hỗ trợ về mặt bằng, máy móc thiết bị, cơ sở thí nghiệm, cơ sở phát triển sản phẩm. Tuy HBI đã đưa ra cơ chế ưu đãi, miễn giảm tiền thuê trong một thời gian nhất định, nhưng chúng tôi mong muốn nhận được những ưu đãi nhiều hơn nữa về thời hạn được miễn giảm tiền thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị, chi phí thí nghiệm, phòng thực nghiệm phát triển sản phẩm và các hỗ trợ khác.

NỘI DUNG KHÁC

Trợ lực từ “Vườn ươm Doanh nghiệp” – Lược trích ý kiến của Ông Nguyễn Duy Nguyên, Chủ tịch HĐQT Công ty CP chế biến và XNK thủy sản Đại An

3-8-2007

Là một doanh nghiệp mới thành lập (2004), với ngành hàng kinh doanh là thủy hải sản, thực phẩm đông lạnh, chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa, tập trung ở Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc, công ty còn gặp nhiều khó khăn, trong đó nổi lên 5 khó khăn lớn nhất.

Trợ lực từ “Vườn ươm Doanh nghiệp”- Lược trích ý kiến của Ông Nguyễn Thái Dũng, Phó TGĐ Siêu thị BigC Thăng Long

3-8-2007

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề VSATTP đang rất “nóng” tại Việt Nam thì dự án Vườn ươm doanh nghiệp là rất thiết thực. Vì dự án này hỗ trợ cho doanh nghiệp thành viên ý thức và thực hiện được vấn đề đảm bảo chất lượng và các điều kiện VSATTP theo tiêu chuẩn Châu Âu.

Hiệp hội trong bối cảnh hội nhập WTO

3-8-2007

Trong thời gian qua, đặc biệt từ năm 2003, số lượng Hiệp hội tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, số hiệp hội thể hiện tốt vai trò của mình dường như chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Hội thảo khởi động

7-8-2007

Hội thảo khởi động:" Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc vừa và nhỏ"

"Giải phẫu" dự án 3.000 tỷ đồng

3-8-2007

Tiền Phong - Có không ít dự án nhằm vực các vùng nông thôn ra khỏi đói nghèo đã “vẽ” ra quá nhiều viễn cảnh, còn thực tế thì người dân lại lâm vào nguy cơ bần hàn. Dự án “cho cơ chế” trị giá 3.000 tỷ đồng ở Tân Lập (Hà Tây) là một trong số đó.

Hợp tác IPSARD - CCAP

3-8-2007

(AGROINFO) - Sáng ngày 2/8/2007, Lãnh đạo Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) đã có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Chính sách nông nghiệp Trung Quốc (CCAP).

Thông báo số 2081/BNN-TY

2-8-2007

Thông báo số 2081/BNN-TY Về dịch liên cầu khuẩn ở lợn (Streptococcus suis) lây sang người và một số biện pháp phòng chống cấp bách

Thông tin nông nghiệp, nông thôn tại Trung Quốc

2-8-2007

AGROINFO - Kết quả khảo sát một số đơn vị thông tin nông nghiệp nông thôn tại Trung Quốc của cán bộ Trung tâm Thông tin, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn trong chuyến công tác Trung Quốc đầu tháng 07 năm 2007.

Làm gì để phát triển HTX?

2-8-2007

Hợp tác xã sau chuyển đổi ở Nghệ An: Lúng túng và kém hiệu quả, vì sao?

Hội thảo

9-8-2007

Hội thảo quốc gia về:" Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các mô hình quản lý rừng cộng đồng cấp thôn bản tại Việt Nam"

Họp tại Pleiku- Gia Lai

6-8-2007

Họp đánh giá lại hoạt động của mạng lưới Lâm nghiệp