TIN TỨC-SỰ KIỆN

7 tháng đầu năm 2007: Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 26,79 tỷ USD tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước

Ngày đăng: 07 | 08 | 2007

Theo Bộ Thương mại, tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2007 đạt 26,79 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2006.

Như vậy, kim ngạch xuất khẩu bình quân của 7 tháng đầu năm đạt 3,83 tỷ USD/tháng, tăng so với cùng kỳ năm 2006 song vẫn thấp hơn mục tiêu 3,96 tỷ USD/tháng để đạt kim ngạch xuất khẩu cả năm là 47,54 tỷ USD (tăng 20% so với năm 2006). Tuy nhiên, nếu kim ngạch xuất khẩu 5 tháng cuối năm đạt bình quân 4,2 tỷ USD/tháng (mức của tháng 7/2007) thì kim ngạch xuất khẩu cả năm sẽ đạt 47,79 tỷ USD, vượt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đặt ra tại Hội nghị Thương mại toàn quốc hồi đầu năm.

7 tháng đầu năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 26,79 tỷ USD tăng 19,6% (tương đương 4,452 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2006 (cùng kỳ năm 2006 tăng so với cùng kỳ năm 2005 là 25,7%). Riêng tháng 7/2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,25 tỷ USD, tăng 19,2% so với tháng 7 năm 2006 và tăng nhẹ so với kim ngạch xuất khẩu của tháng 6/2007.

Đóng góp của các khu vực doanh nghiệp vào mức tăng chung (4,452 tỷ USD) kim ngạch xuất khẩu cả nước so với cùng kỳ năm trước như sau: Khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt kim ngạch 11,717 tỷ USD, chiếm 43,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (cùng kỳ năm 2006, tỷ lệ này là 41,9%). Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt kim ngạch 15,073 tỷ USD, chiếm 46,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (cùng kỳ năm 2006, tỷ lệ này là 57,1%).

Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 32,243 tỷ USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2006 đạt 24,77 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2006). Riêng tháng 7 đạt 5,05 tỷ USD, tiếp tục tăng so với tháng 6 năm 2007. Trong đó kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 20,823 tỷ USD, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm 2006, chiếm tỷ trọng 64,6% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước (cùng kỳ năm 2006 chiếm 63,5%). Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 11,42 tỷ USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm 2006, chiếm 35,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước (cùng kỳ năm 2006 đạt 9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 36,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2005)

Tăng kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Trong 7 tháng đầu năm có 9 mặt hàng xuất khẩu chủ lực có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, so với cùng kỳ năm trước. Đó là cà phê (+102%), than đá (+22,8%), hàng điện tử và linh kiện máy tính (+24,6%), hàng thủ công, mỹ nghệ (+21,3%), sản phẩm gỗ (+25,1%), sản phẩm nhựa (+49%), dây và cáp điện (+47%), túi xách, va li, ô dù (+28,4%)

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm đạt 1,981 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, xuất khẩu thuỷ sản tăng khá và đều ở các thị trường, trừ thị trường Nhật Bản.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 7 tháng đầu năm đạt 4,24 tỷ USD, tăng 28,6%. Đây là mức tăng trưởng rất tốt so với mục tiêu của cả năm (tăng 27%) so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu các mặt hàng nông sản, trừ gạo và cao su có kim ngạch xuất khẩu tương đương cùng kỳ năm trước, các mặt hàng khác đều có tốc độ tăng trưởng khá nhờ giá và thị trường thuận lợi

Xuất khẩu dịch vụ 7 tháng đầu năm đạt 3,42 tỷ USD, tăng 19,6%, tương đương với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong khi đó nhập khẩu dịch vụ 7 tháng đầu năm ước đạt 3,775 tỷ USD, tăng 12,4%

Về các dịch vụ thu ngoại tệ, du lịch là dịch vụ phát triển mạnh nhất. Khách du lịch quốc tế trong tháng 7 ước đạt 330 ngàn lượt người, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số khác du lịch quốc tế trong 7 tháng đầu năm lên khoảng 2,45 triệu lượt khách, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước

Các dịch vụ thu ngoại tệ khác cũng đạt mức tăng trưởng khá, ước tăng trưởng của toàn bộ khu vực dịch vụ 7 tháng đầu năm khoảng 8%.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ 7 tháng đầu năm 2007 theo giá thực tế ước đạt 394,5 ngàn tỷ đồng, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước (7 tháng đầu năm 2006 tăng so với cùng kỳ năm 2005 là 19,8%).

Riêng tháng 7, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 58,89 ngàn tỷ đồng, tăng 1,7% so với tháng 6/2007.

Chỉ số giá tiêu dùng 7 tháng đầu năm đã tăng 6,19% so với tháng 12/2006 (riêng tháng 7 tăng cao nhất: 0,94% so với tháng 6/2007). Trong tháng 7/2007, dẫn đầu về tăng giá vẫn là nhóm hàng ăn uống và dịch vụ, những mặt hàng liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân cũng tăng giá mạnh khiến cho tác động tăng giá rất rõ nét./.

(Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển thương mại tháng 7/2007 của Bộ Thương mại)

(Website Chính phủ)

NỘI DUNG KHÁC

Lấy lại dữ liệu đã bị xoá

7-8-2007

Trong lúc mơ màng, bất cẩn bạn tình cờ kích chuột vào nút delete cũng như empty thùng rác và ngay lập tức file sẽ bị xoá đi. Khi đó bạn sẽ phải làm gì để lấy lại file đã bị xoá đi. Đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện như sau:

Đại học và nghiên cứu ở Việt Nam cần gì?

6-8-2007

GS.Pierre Darriulat, một trong số những nhà vật lý hàng đầu của thế giới, người bạn thân thiết của Việt Nam, trong cuộc phỏng vấn của Tia Sáng đã lý giải nguyên nhân vì sao cho đến nay Việt Nam chưa có các trường đại học và các viện nghiên cứu chất lượng cao mà đáng ra Việt Nam xứng đáng đã có; đồng thời kiến nghị các giải pháp và công việc nên tập trung thực hiện để cải thiện chất lượng đào tạo đại học và nghiên cứu ở Việt Nam.

Trợ lực từ “Vườn ươm Doanh nghiệp” – Lược trích ý kiến của Bà Ngô Thị Hồng Hạnh, Chủ tịch HĐQT, Công ty thực phẩm Hoàng Kim

3-8-2007

Trong giai đoạn tới, khi bắt đầu hoạt động trong Vườn ươm, khi bắt đầu hoạt động trong Vườn ươm, tôi xin mạnh dạn đề xuất những nội dung cần được hỗ trợ.

Trợ lực từ “Vườn ươm Doanh nghiệp” – Lược trích ý kiến của Ông Nguyễn Duy Nguyên, Chủ tịch HĐQT Công ty CP chế biến và XNK thủy sản Đại An

3-8-2007

Là một doanh nghiệp mới thành lập (2004), với ngành hàng kinh doanh là thủy hải sản, thực phẩm đông lạnh, chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa, tập trung ở Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc, công ty còn gặp nhiều khó khăn, trong đó nổi lên 5 khó khăn lớn nhất.

Trợ lực từ “Vườn ươm Doanh nghiệp”- Lược trích ý kiến của Ông Nguyễn Thái Dũng, Phó TGĐ Siêu thị BigC Thăng Long

3-8-2007

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề VSATTP đang rất “nóng” tại Việt Nam thì dự án Vườn ươm doanh nghiệp là rất thiết thực. Vì dự án này hỗ trợ cho doanh nghiệp thành viên ý thức và thực hiện được vấn đề đảm bảo chất lượng và các điều kiện VSATTP theo tiêu chuẩn Châu Âu.

Hiệp hội trong bối cảnh hội nhập WTO

3-8-2007

Trong thời gian qua, đặc biệt từ năm 2003, số lượng Hiệp hội tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, số hiệp hội thể hiện tốt vai trò của mình dường như chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Hội thảo khởi động

7-8-2007

Hội thảo khởi động:" Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc vừa và nhỏ"

"Giải phẫu" dự án 3.000 tỷ đồng

3-8-2007

Tiền Phong - Có không ít dự án nhằm vực các vùng nông thôn ra khỏi đói nghèo đã “vẽ” ra quá nhiều viễn cảnh, còn thực tế thì người dân lại lâm vào nguy cơ bần hàn. Dự án “cho cơ chế” trị giá 3.000 tỷ đồng ở Tân Lập (Hà Tây) là một trong số đó.

Hợp tác IPSARD - CCAP

3-8-2007

(AGROINFO) - Sáng ngày 2/8/2007, Lãnh đạo Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) đã có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Chính sách nông nghiệp Trung Quốc (CCAP).

Thông báo số 2081/BNN-TY

2-8-2007

Thông báo số 2081/BNN-TY Về dịch liên cầu khuẩn ở lợn (Streptococcus suis) lây sang người và một số biện pháp phòng chống cấp bách

Thông tin nông nghiệp, nông thôn tại Trung Quốc

2-8-2007

AGROINFO - Kết quả khảo sát một số đơn vị thông tin nông nghiệp nông thôn tại Trung Quốc của cán bộ Trung tâm Thông tin, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn trong chuyến công tác Trung Quốc đầu tháng 07 năm 2007.

Làm gì để phát triển HTX?

2-8-2007

Hợp tác xã sau chuyển đổi ở Nghệ An: Lúng túng và kém hiệu quả, vì sao?