TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông thuỷ sản cần phản ứng nhạy hơn với thị trường

Ngày đăng: 16 | 08 | 2007

Khi ngành thuỷ sản về Bộ NN-PTNT, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông, lâm, thuỷ sản sẽ đạt trên 10 tỷ USD/năm. Để con số này cao hơn nữa, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát khẳng định Bộ mới cần phản ứng nhanh hơn với biến động của thị trường.

- Thưa Bộ trưởng, liệu việc sáp nhập ngành thuỷ sản vào Bộ NN-PTNT có làm bộ máy của Bộ cồng kềnh, khó điều hành?

- Lý do để hợp nhất Bộ Thuỷ sản với Bộ NN-PTNT đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày trước Quốc hội. Cả hai bộ đều có đối tượng và phạm vi quản lý gắn bó chặt chẽ với nhau trên cơ sở cùng sử dụng đất đai, tài nguyên nước; cùng mục tiêu phục vụ trực tiếp cho cuộc sống của dân cư nông thôn, trước hết là cho nông, ngư dân. Việc hợp nhất có làm cho bộ máy lớn hơn, song, trên thực tế đã hình thành những tổ chức chuyên ngành vận hành thông suốt từ nhiều năm qua.

Tuy nhiên, tới đây, sẽ phải có sự điều chỉnh cần thiết để các tổ chức này phối hợp với nhau chặt chẽ hơn từ TƯ đến các địa phương, khắc phục những tồn tại trong bộ máy quản lý.

- Với vai trò quản lý bộ đa ngành, nông lâm thuỷ sản, Bộ trưởng thấy công việc trước mắt là phải làm gì để nhanh chóng ổn định bộ máy, hoạt động tốt nhất? Xin ông cho biết một số kế hoạch sắp xếp của Bộ mới trong thời gian tới?

- Chúng tôi nhanh chóng phối hợp để xây dựng và trình Chính phủ Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ mới để làm cơ sở sớm ổn định sắp xếp nhân sự, ổn định bộ máy và hoạt động của Bộ. Sau đó, hướng dẫn sắp xếp bộ máy của ngành ở địa phương.

Đồng thời chỉ đạo các hệ thống chuyên ngành vẫn tiếp tục duy trì các hoạt động thường xuyên để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, vừa điều chỉnh để có sự phối hợp tốt hơn, hoạt động có hiệu quả hơn, từng bước phấn đấu đạt mục tiêu của sự hợp nhất.

- Quản lý thêm ngành thuỷ sản, ông thấy lo nhất ở khâu nào, bởi ngành thuỷ sản có rất nhiều vấn đề tồn tại lâu nay vẫn chưa thể giải quyết được tận gốc?

- Tôi suy nghĩ nhiều về sự phát triển bền vững về chất lượng, về an toàn vệ sinh thực phẩm, về dịch bệnh và thiên tai đối với toàn ngành. Đó là thách thức lớn phải vượt qua. Song song đó, phải đẩy mạnh sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống của nông, ngư dân. Tôi đang tìm hiểu và sẽ bàn bạc với các đồng chí lãnh đạo ngành thuỷ sản xác định những trọng tâm công việc cần triển khai ngay khi đảm nhiệm Bộ trưởng Bộ mới.

- Tổng giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản chiếm vị trí rất quan trọng đối với nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, cùng với đó là nỗi lo lớn hơn về thị trường, hàng hoá, giá cả, các DN xuất khẩu. Vậy sự quản lý chuyên môn (như các vụ, cục lo về xuất nhập khẩu) sẽ phải được nâng cao năng lực và bổ sung bộ máy ra sao?

- Đúng là khi nhập 2 bộ, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông, lâm, thuỷ sản sẽ là trên 10 tỷ USD/năm. Con số này sẽ phải tăng thêm nữa. Theo phân công của Chính phủ, Bộ Công Thương sẽ quản lý nhà nước về thị trường nhưng Bộ NN-PTNT vẫn có trách nhiệm tổ chức lực lượng chuyên môn để theo dõi và hỗ trợ DN cùng bà con nông, ngư dân tổ chức sản xuất theo yêu cầu của thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản. Hơn nữa, cần phản ứng nhanh nhạy với các biến động của thị trường và mở rộng thị trường.

Chúng tôi sẽ nghiên cứu để tăng cường các tổ chức này gồm các cơ quan quản lý nhà nước (vụ, cục) và cơ quan sự nghiệp đẩy mạnh nghiên cứu, thông tin thị trường và hỗ trợ xúc tiến thương mại.

- Bộ NN-PTNT mới có đối tượng chung là nông dân, nông thôn; chung việc sử dụng đất, nguồn nước... vậy thời gian tới Bộ có những biện pháp gì để hài hoà phát triển cả hai lĩnh vực: nông nghiệp - thuỷ sản? Đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi lâu nay vẫn chưa chú trọng nhiều cho nuôi trồng thuỷ sản?

- Trước tiên cần phải tiến hành rà soát lại quy hoạch, kế hoạch nông, lâm, thuỷ sản ở tất cả các vùng, miền để xác định rõ cơ cấu sản xuất phù hợp. Trên cơ sở đó, điều chỉnh cơ chế chính sách và hệ thống dịch vụ công; xây dựng cơ sở hạ tầng trong đó có thuỷ lợi để phục vụ cho cả nông, thuỷ sản một cách hợp lý, hiệu quả. Vừa qua, Bộ NN-PTNT (cũ) cũng đã chú ý phát triển hệ thống thuỷ lợi phục vụ phát triển thuỷ sản. Tuy nhiên vẫn làm chưa được nhiều.

- Ông cảm thấy như thế nào khi gánh nặng công việc và trách nhiệm dồn lên vai mình nhiều hơn, đặc biệt khi lĩnh vực quản lý của mình lại ảnh hưởng trực tiếp tới nông dân, ngư dân, vốn chiếm khoảng 70% dân số cả nước?

- Tôi nghĩ rằng các lĩnh vực và phạm vi quản lý của Bộ NN-PTNT mới rất rộng. Vì vậy, nhiệm vụ và trách nhiệm của Bộ rất lớn. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn được Bộ triển khai thực hiện có ảnh hưởng tới đời sống và sinh hoạt của phần lớn dân cư. Vì thế, tôi luôn cố gắng hết mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao phó, đáp ứng mong đợi của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Hiện nông nghiệp, nông thôn còn rất nhiều tồn tại và đời sống của nông dân còn khó khăn. Tôi luôn suy nghĩ tìm tòi và tổ chức hành động cụ thể để ngành sẽ có sự chuyển biến tốt hơn.

(Nguồn: Vietnamnet.vn)

(Nguồn: Vietnamnet.vn)

NỘI DUNG KHÁC

Cách đưa tin về các cuộc họp, hội nghị

15-8-2007

Các báo thường có nhiều tin, bài viết từ những hội nghị, các cuộc họp báo và những bài phát biểu. Trong những trường hợp như vậy, phóng viên phải có sự chuẩn bị kỹ bằng cách tìm hiểu kỹ về vấn đề được bàn tại hội nghị, cuộc họp. Chỉ khi đó, phóng viên mới có thể đặt ra những câu hỏi hay và cho người đọc một bài viết rõ ràng và hoàn chỉnh.

Họp hoàn thiện dự thảo của Chương trình chế biến và thương mại lâm sản

16-8-2007

Họp để hoàn thiện dự thảo kế hoạch hành động giai đoạn 2007-2010 của Chương trình chế biến và thương mại lâm sản.

Hội nghị Mạng lưới chính sách Lâm nghiệp vùng Tây Nguyên

14-8-2007

Đây là Hội nghị đầu tiên của Mạng lưới lâm nghiệp khu vực Tây Nguyên. Hội nghị là bước khởi động cho Mạng lưới chính sách Lâm nghiệp Quốc gia

Làm gì để DN gỗ bớt khó khăn về nguyên liệu? – Lược trích bài phỏng vấn Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản VN

13-8-2007

Từ nhiều năm nay, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ nước ta luôn phải đối diện với vấn đề thiếu nguyên liệu, trong khi đó đầu ra cho thị trường rất rộng. Vấn đề ở đây là gì?

Sau 7 tháng gia nhập WTO: Mối lo lớn nhất là nông nghiệp

13-8-2007

Không đến nỗi “bi đát” như nhiều người vẫn nghĩ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), lực lượng doanh nghiệp vẫn đang hoạt động khá suôn sẻ và từng bước phát triển. Duy có ngành nông nghiệp dường như vẫn chưa thể bắt nhịp với guồng quay mới. Chính vì vậy, vấn đề cải cách nông nghiệp hiện nay phải được đặt lên hàng đầu.

Nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học

13-8-2007

Lược trích ý kiến của GS.TSKH Đặng Vũ Minh, tân Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XII, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội qua cuộc trả lời phỏng vấn của Tia Sáng.

Bộ Nông nghiệp và PTNT sắp xếp, ổn định tổ chức, bộ máy và nhân sự

13-8-2007

Thực hiện Nghị quyết của kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XII về cơ cấu Chính phủ mới, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang tập trung sắp xếp, ổn định tổ chức, bộ máy và nhân sự.

Dự án sản xuất gạo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên ở ĐBSCL

11-8-2007

Đây là cụm dự án mà sự thành công của nó được kỳ vọng sẽ mang đến định hướng mới cho sản xuất nông nghiệp lúa gạo tại Việt Nam.

“Sản xuất manh mún cản trở cơ giới hóa”

9-8-2007

Nội dung cuộc trò chuyện với TS. Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL về vấn đề cơ giới hóa tại vùng này. Ông cho biết "sản xuất manh mún cản trở cơ giới hoá".

7 tháng đầu năm 2007: Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 26,79 tỷ USD tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước

7-8-2007

Theo Bộ Thương mại, tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2007 đạt 26,79 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2006.

Lấy lại dữ liệu đã bị xoá

7-8-2007

Trong lúc mơ màng, bất cẩn bạn tình cờ kích chuột vào nút delete cũng như empty thùng rác và ngay lập tức file sẽ bị xoá đi. Khi đó bạn sẽ phải làm gì để lấy lại file đã bị xoá đi. Đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện như sau: