ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Kịch bản tương lai cho các hệ sinh thái và dịch vụ của chúng

Ngày đăng: 30 | 08 | 2023

Các kịch bản đề xuất được xây dựng dựa vào định hướng và mục tiêu của khung chính sách, các kịch bản của các ngành khác nhau tại Việt Nam; và các kịch bản của IPBES, CBD, MA. Theo đó, xu hướng thay đổi của các HST và dịch vụ của chúng ở Việt Nam đến năm 2030 được đề xuất theo 4 kịch bản: (i) kịch bản phát triển như hiện nay (ii) kịch bản cơ sở khả thi; (iii) kịch bản tăng trưởng cao hơn; và (iv) kịch bản phát triển bền vững gắn với bảo tồn.
Trong 4 kịch bản trên, kịch bản phát triển bền vững gắn với bảo tồn được xem là có xu hướng tích cực, có thể đạt được mục tiêu của Kế hoạch thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 của Chính phủ: tăng trưởng kinh tế bền vững đi đối với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, các hệ sinh thái, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm mọi người dân được phát huy mọi tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển; xây dựng một xã hội Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, bao trùm, dân chủ, công bằng, văn minh và bền vững.

1. Bối cảnh và thông tin cơ bản

1.1. Tổng quát các kịch bản liên quan đa dạng sinh học (ĐDSH) và các dịch vụ hệ sinh thái (HST)

MA (2005) đã xây dựng bốn kịch bản tương lai cho hệ sinh thái và phúc lợi của con người như sau: (i) Toàn cầu hóa (Global Orchestration); (ii) Khu vực hóa (Order from Strength); (iii) Khảm thích ứng (Adapting Mosaic); và (iv) Vườn ươm Công nghệ (TechnoGarden).

Ban thư ký của Công ước Đa dạng sinh học năm 2017 đã công bố tài liệu về: Các kịch bản cho Tầm nhìn 2050 về đa dạng học. Trong đó, kịch bản “kinh doanh như thường lệ” (“business as usual scenarios”) dự đoán năm 2050 cho thấy kết quả không bền vững, tiếp tục mất ĐDSH.

Năm 2019, tại hội nghị toàn thể lần thứ 7, Báo cáo Đánh giá của IPBES đã mô tả ba kịch bản: (i) Bền vững toàn cầu” (Global sustainability); (ii) Cạnh tranh vùng” (Regional competition); và “Lạc quan kinh tế” (Economic optimism).

Báo cáo đánh giá khu vực về ĐDSH và dịch vụ HST cho Châu Âu và Trung Á thuộc IPBES năm 2018, sáu kịch bản tương lai hợp lý cho châu Âu và Trung Á đã được xây dựng như sau: (i) Kịch bản phát triển như hiện nay; (ii) Lạc quan kinh tế; (iii) Cạnh tranh khu vực; (iv) Tính bền vững của khu vực; (v) Phát triển bền vững toàn cầu; và (vi) Bất bình đẳng.

Các kịch bản được xây dựng với mục đích chính là thông báo cho việc hoạch định chính sách và thảo luận về tác động chính sách đối với các vấn đề liên quan đến môi trường, biến đổi khí hậu, ĐDSH và phúc lợi của con người.

1.2. Tổng quan về các chính sách của Việt Nam liên quan tới ĐDSH và các dịch vụ HST

Nhiều bộ luật quan trọng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên, liên quan tới ĐDSH và các dịch vụ HST đã ra đời và dần được hoàn thiện. Để thực hiện các bộ luật, hàng chục chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan tới xây dựng các kịch bản tương lai về phát triển ở Việt Nam như: Ngày 15/10/2020, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã xây dựng “Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030”. Trong đó, có các mục tiêu cụ thể đáng chú ý như: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 7.500 USD/người; giảm tiêu hao năng lượng tính trên đơn vị GDP ở mức 1-1,5%/năm; giảm ít nhất 8% lượng phát thải khí nhà kính; 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt quy chuẩn về môi trường.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức tọa đàm với tiêu đề: Hướng tới tăng trưởng chất lượng cao giai đoạn 2021-2030: Định hướng ưu tiên chính sách để bàn về xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2021-2030.

Năm 2019, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) đã xây dựng 2 kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2025: (i) Kịch bản cơ sở khả thi: tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ đạt khoảng 7%; (ii) Kịch bản tăng trưởng cao hơn: kỳ vọng GDP tăng trưởng 7,5%/năm.

CSIRO đã phối hợp với nhóm nghiên cứu thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng 4 kịch bản tương lai cho nền kinh tế số của Việt Nam giai đoạn 2021-2045: (i) Kịch bản Truyền thống; (ii) Kịch bản Xuất khẩu số; (iii) Kịch bản Tiêu dùng số; và (iv) Kịch bản Chuyển đổi số.

Bộ TN&MT đã xây dựng và công bố Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam (phiên bản năm 2016) với 02 kịch bản: kịch bản RCP4.5 (Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp) và kịch bản RCP8.5 (Kịch bản nồng độ khí nhà kính cao).

Tại Việt Nam, ngoại trừ kịch bản biến đổi khí hậu, chỉ các kịch bản tương lai của ngành kinh tế - xã hội đã được xây dựng, trong khi chưa có các kịch bản tương lai về hệ sinh thái và các dịch vụ của chúng.

2. Xây dựng các kịch bản tương lai về HST và các dịch vụ của chúng

2.1. Các kịch bản được đề xuất

Bốn kịch bản tương lai về HST và các dịch vụ của chúng ở Việt Nam tới 2030 được đề xuất: (i) Kịch bản phát triển như hiện nay (development as usual scenario); (ii) Kịch bản cơ sở khả thi (feasible base scenario); (iii) Kịch bản tăng trưởng cao hơn (higher growth scenario); và Kịch bản phát triển bền vững gắn với bảo tồn (sustainable development scenario associated with conservation).

2.2. Đặc điểm của các kịch bản

Bốn kịch bản tương lai về HST và những dịch vụ của chúng được mô tả chi tiết như sau:

Kịch bản phát triển như hiện nay là giả định các xu hướng đã diễn ra trong quá khứ và hiện tại dưới các tác động của những yếu tố động lực và áp lực. Với kịch bản này, nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng là 6,76% - khoảng 7%, lạm phát 3,2%.

Theo kịch bản này, các HST quan trọng tiếp tục bị suy thoái, đặc biệt là rạn san hô, thảm cỏ biển. ĐDSH tiếp tục bị suy giảm, số lượng cá thể của nhiều loài nguy cấp bị suy giảm, thấy rõ là các loài chim di cư nguy cấp toàn cầu như Cò Mỏ thìa (Platalea minor), cò trắng Trung Quốc (Egretta eulophotes), sếu cổ đỏ (Grus antigone), hoặc loài bò biển (Dugong dugon)… Vẫn chưa có giải pháp kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.

Dịch vụ cung cấp của các HST bị khai thác mạnh mẽ, thậm chí quá mức hoặc bất hợp pháp. Mặt trái của việc đạt được các con số có ý nghĩa về phát triển kinh tế như nông, lâm nghiệp, thủy sản, du lịch… phải đánh đổi bằng sự suy thoái HST, suy giảm ĐDSH và qua đó suy thoái các dịch vụ HST. Rạn san hô có độ phủ thấp dần, diện tích thảm cỏ biển bị giảm.

Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu một mặt dẫn đến mất ĐDSH, suy thoái các HST quan trọng, mặt khác làm gia tăng các dạng thời tiết cực đoan, đặc biệt làm tăng sự xâm nhập mặn và khan hiếm nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long, dẫn đến giảm lưu lượng nước cho các hệ sinh thái nước ngọt vốn dễ bị tổn thương ở vùng này. Sự cố môi trường, dịch bệnh ảnh hưởng đến số lượng lớn người dân.

Kịch bản cơ sở khả thi: tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ đạt khoảng 7%. Với kịch bản này, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát ở mức 3,5 - 4,5%/năm; năng suất lao động cải thiện hơn với tốc độ tăng khoảng 6,3%/năm; đến năm 2025, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 4.688 USD, đưa Việt Nam gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao. Mức thu nhập tăng mang lại những thay đổi trong mô hình tiêu dùng, thúc đẩy nhu cầu về các dịch vụ HST, bao gồm các sản phẩm nông - lâm nghiệp như gỗ, thịt, cá và rau... Nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ cung cấp dẫn đến sự suy giảm ở các dịch vụ khác. Các rào cản thương mại được xóa bỏ, các khoản trợ cấp méo mó được xóa bỏ, và một điểm nhấn lớn được đặt ra là xóa đói giảm nghèo.

Theo kịch bản này, các HST vẫn tiếp tục suy thoái, mất ĐDSH: tăng chuyển đổi sử dụng đất, dẫn đến những áp lực lên nơi cư trú tự nhiên ở trên cạn, dưới nước và biển và suy giảm về ĐDSH.

Kịch bản tăng trưởng cao hơn: kỳ vọng GDP tăng trưởng 7,5%/năm. Tăng trưởng kinh tế là cao nhất trong bốn kịch bản, khoa học và đổi mới sáng tạo ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh  của quốc gia.

Mức thu nhập tăng mang lại những thay đổi trong mô hình tiêu dùng, thúc đẩy nhu cầu về các dịch vụ hệ sinh thái, bao gồm các sản phẩm nông - lâm nghiệp như gỗ, thịt, cá và rau..., đặc biệt ở các đô thị chính ở Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ này dẫn đến sự suy giảm ở các dịch vụ khác. Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cần nguồn năng lượng và nguyên vật liệu lớn cùng với khả năng điều tiết môi trường thấp với lượng khí thải nhà kính cao (xu hướng theo kịch bản RCP8.5 - nồng độ khí nhà kính cao). Sự phụ thuộc vào các giải pháp công nghệ đôi khi tạo ra các vấn đề và lỗ hổng mới. Chi phí quản lý môi trường liên tục tăng. Sự cố môi trường, dịch bệnh ảnh hưởng đến số lượng lớn người dân trở nên phổ biến hơn.

Theo kịch bản tăng trưởng cao, tiếp tục mất ĐDSH: tăng chuyển đổi sử dụng đất cho các mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng, dẫn đến những áp lực lên nơi cư trú tự nhiên ở trên cạn, dưới nước và biển và suy giảm về ĐDSH; làm tăng việc cung cấp các dịch vụ HST trong khi giảm dịch vụ điều tiết của HST. Nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp, là những ngành quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp đáng kể cho GDP. Tuy nhiên, những sản phẩm từ những ngành này có được với chi phí ngày càng tăng dưới dạng suy giảm của nhiều dịch vụ HST khác.

Kịch bản phát triển bền vững gắn với bảo tồn: tương tự như kịch bản cơ sở khả thi, GDP tăng trưởng khoảng 7%/năm. Tuy nhiên, trong kịch bản này, quan điểm phát triển bền vững gắn với bảo tồn được đề cập như yếu tố chủ đạo; tăng trưởng có chất lượng để đảm bảo tính bền vững (tăng trưởng có hiệu suất, tăng trưởng xanh, tăng trưởng bao trùm); khai thác hiệu quả nguồn vốn thiên nhiên, đảm bảo tăng trưởng xanh nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng và tăng trưởng bền vững; giải quyết được những vấn đề về biến đổi khí hậu; kết hợp chính sách môi trường chủ động và sản xuất và tiêu thụ bền vững với lượng khí thải nhà kính thấp; hài hòa giữa phát triển và bảo tồn.

Theo kịch bản này, phải đạt được mục tiêu của Kế hoạch thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 của Chính phủ: tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm mọi người dân được phát huy mọi tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển; xây dựng một xã hội Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, bao trùm, dân chủ, công bằng, văn minh và bền vững. Kết hợp chính sách quản lý chủ động và thích ứng HST cùng với sự đồng thuận của các bên liên quan từ các cấp quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương, các doanh nghiệm và cộng đồng nhân dân. Hướng tới sản xuất và tiêu thụ bền vững với lượng khí thải nhà kính thấp (xu hướng theo kịch bản RCP4.5 - nồng độ khí nhà kính trung bình thấp).

Điều quan trọng nhất của kịch bản này là: để thực hiện phát triển bền vững gắn với bảo tồn thì hệ thống cơ chế, chính sách pháp luật liên quan tới bảo tồn ĐDSH cần được ưu tiên đổi mới và hoàn thiện, phù hợp với điều kiện thực tế và đặc biệt được thực thi hiệu quả; Hướng tới làm hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường, bảo tồn ĐDSH. Những điều kiện trên có thể dẫn tới khả năng phục hồi các hệ sinh thái cao, mức độ ĐDSH tăng dần, các quần thể loài nguy cấp có xu hướng tăng dần về số lượng cá thể, các dịch vụ HST được nâng cao về chất lượng do được quản lý chủ động các HST và sử dụng bền vững.

3. Diễn biến của các yếu tố động lực và áp lực theo các kịch bản

Trong bốn kịch bản tương lai, diễn biến các động lực và áp lực ảnh hưởng đến HST được dự đoán về cơ bản vẫn giống như trong thời gian qua, nhưng tầm quan trọng tương đối của các động lực và áp lực khác nhau sẽ có những thay đổi. Một số yếu tố (như tăng trưởng dân số) có xu hướng giảm tầm quan trọng trong khi các yếu tố khác (phân bố dân số, môi trường, biến đổi khí hậu, và thay đổi sử dụng đất/mặt nước…) sẽ có tầm quan trọng hơn.

Bảng 1. Giả định diễn biến của các yếu tố động lực, áp lực theo các kịch bản

30 8 23 1

30 8 23 11

4. Dự đoán định tính diễn biến của hệ sinh thái và các dịch vụ của chúng

4.1. Dự đoán định tính diễn biến của hệ sinh thái theo từng kịch bản

Các HST quan trọng được đề cập trong dự đoán diễn biến theo các kịch bản tương lai với các đặc điểm phát triển khác nhau.

Diễn biến giảm thể hiện ở các chỉ thị về diện tích giảm (rừng nguyên sinh/tự nhiên; rạn san hô; thảm cỏ biển); độ phủ san hô sống; các chỉ thị về quần xã động vật hoang dã giảm (HST rừng); quần xã động vật sống trong rạn san hô, thảm cỏ biển; lưu lượng nước ngọt và trầm tích qua sông, cửa sông giảm; mức độ ô nhiễm, trữ lượng và điều tiết nước (sông, hồ, hồ chứa); độ dày tầng than bùn giảm (đầm lầy than bùn); chế độ thủy văn, tác động chuyển đổi sử dụng đất (đầm lầy ngập nước theo mùa).

Diễn biến tăng khi các chỉ thị trên giả định tăng theo ý nghĩa tích cực hoặc giảm mức độ ô nhiễm do kiểm soát được môi trường. Vùng sườn dốc lục địa và vùng biển sâu không xác định được bởi cho tới nay chưa có những dẫn liệu nghiên cứu đầy đủ.

Bảng 2. Dự đoán định tính diễn biến của các hệ sinh thái theo các kịch bản

30 8 23 2

4.2. Dự đoán định tính diễn biến của các dịch vụ hệ sinh thái theo từng kịch bản

Đối với dịch vụ cung cấp, xác định tăng có nghĩa là tăng sản lượng dịch vụ thông qua những thay đổi trong khu vực mà dịch vụ được cung cấp (ví dụ: mở rộng nông nghiệp, nuôi thủy sản) hoặc tăng sản lượng trên một đơn vị diện tích. Đối với dịch vụ điều tiết, việc tăng đề cập đến sự thay đổi trong dịch vụ dẫn đến lợi ích lớn hơn cho mọi người (ví dụ: dịch vụ điều chỉnh dịch bệnh có thể được cải thiện bằng cách xóa một vectơ được biết là truyền bệnh cho mọi người). Đối với các dịch vụ văn hóa, sự xuống cấp đề cập đến một sự thay đổi trong các tính năng của hệ sinh thái làm giảm các lợi ích văn hóa (giải trí, thẩm mỹ, tinh thần, v.v...) do hệ sinh thái cung cấp, trong khi sự tăng đề cập đến một sự thay đổi làm tăng chúng.

Bảng 3. Dự đoán diễn biến của các dịch vụ hệ sinh thái theo các kịch bản

30 8 23 3

Trong bốn kịch bản trên, dịch vụ cung cấp và dịch vụ điều tiết có những thay đổi rõ ràng giữa các kịch bản. Kịch bản Phát triển bền vững gắn với bảo tồn được xem là có xu hướng tích cực, với mục tiêu quan trọng làm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, không đánh đổi phát triển kinh tế bằng mọi giá và làm tổn hại tới môi trường và đa dạng sinh học. Kịch bản này cũng thể hiện bằng chứng cho quyết tâm của Việt Nam thực hiện các mục tiêu Đa dạng sinh học Aichi và các mục tiêu phát triển bền vững.

5. Quản lý chủ động hệ sinh thái: lợi ích và đề xuất các biện pháp

5.1. Lợi ích

Cách tiếp cận quản lý chủ động hệ sinh thái có lợi vì việc khôi phục hệ sinh thái hoặc dịch vụ hệ sinh thái sau sự xuống cấp hoặc sự sụp đổ của chúng thường tốn kém và mất thời gian hơn so với việc chủ động ngăn chặn sự suy thoái, nếu điều đó hoàn toàn có thể thực hiện được.

5.2. Một số biện pháp đề xuất để quản lý chủ động HST và sử dụng bền vững các dịch vụ

Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật: Thực hiện sửa đổi Luật Đa dạng sinh học, Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản và các văn bản liên quan phù hợp với bối cảnh thực tế hiện nay.

Cải tiến các quy trình ra quyết định hiệu quả: Các quyết định mang tính pháp lý có thể được cải thiện bằng cách thay đổi các quy trình được sử dụng để có được các quyết định phù hợp

Thay đổi về thể chế và quản trị: Sự thay đổi về thể chế và quản trị trong khuôn khổ quản trị môi trường và tạo điều kiện cho quản lý hiệu quả các hệ sinh thái.

Lồng ghép bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học và các đóng góp của thiên nhiên cho con người vào các chính sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình của các ngành: Các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phát triển các cách tiếp cận tích hợp giữa các ngành sẽ cho phép xem xét có hệ thống hơn về đa dạng sinh học và những đóng góp thiên nhiên cho con người. Đặc biệt, lồng ghép đa dạng sinh học và hệ sinh thái vào trong các đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường.

Kinh tế và ưu đãi: Can thiệp kinh tế và tài chính cung cấp các công cụ mạnh mẽ để điều chỉnh việc sử dụng hàng hóa và dịch vụ hệ sinh thái như loại bỏ các trợ cấp có hại tới đa dạng sinh học bao gồm các ưu đãi về kinh tế; cải cách các lĩnh vực kinh tế theo hướng phát triển bền vững, tăng trưởng xanh.

Các đáp ứng cần thiết khác: những đáp ứng xã hội và tập quán; phát triển công nghệ hiện đại; nâng cao kiến thức và nhận thức; tăng cường năng lực quản lý bảo tồn ĐDSH; tăng cường nguồn lực cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học; thúc đẩy sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của người dân địa phương và các thành phần trong xã hội trong việc ra quyết định liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái.

Xây dựng và áp dụng các mô hình sinh kế bền vững cho cộng đồng ở các vùng nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, đặc biệt các vùng đệm của các KBT thiên nhiên nhiên như mô hình phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn ĐDSH; mô hình kết hợp Nông-Lâm-Ngư nghiệp; mô hình lồng ghép các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào HST; mô hình bảo tồn dựa vào cộng đồng; mô hình phục hồi rạn san hô, trồng RNM; mô hình nông nghiệp hữu cơ; mô hình nuôi thủy sản bền vững.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (2021)

 

NỘI DUNG KHÁC

Kinh nghiệm quốc tế về kinh tế chia sẻ trong quản lý chất thải và đề xuất khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam

7-9-2023

​​​​​​​Cùng với sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mô hình kinh tế chia sẻ (KTCS) đã phát triển mạnh những năm gần đây trên toàn thế giới ở nhiều lĩnh vực, trong đó bao gồm quản lý chất thải. Các mô hình KTCS trong quản lý chất thải có tiềm năng rất lớn trong việc thúc đẩy tái sử dụng, tái chế chất thải; đổi mới, cải thiện hiệu quả của công tác quản lý chất thải. Tuy nhiên, các mô hình KTCS trong quản lý chất thải ở Việt Nam còn hạn chế và gặp nhiều thách thức. Bài viết này tập trung làm rõ nội hàm của mô hình KTCS trong quản lý chất thải, đánh giá một số kinh nghiệm quốc tế về KTCS trong quản lý chất thải và đưa ra khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam.

Kinh nghiệm xác định các động lực và rào cản khu vực tư nhân tham gia vào hoạt động giảm phát thải khí nhà kính

8-9-2023

​​​​​​​Các nghiên cứu và thực tiễn trên thế giới cho thấy rằng bản thân khu vực tư nhân cũng đang có những động lực rõ ràng để tham gia đóng góp vào việc giảm phát thải khí nhà kính (KNK).

Tiếp cận đất đai đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa - Những vấn đề đặt ra trong hoàn thiện chính sách đất đai

11-9-2023

   Nghị quyết số 18-NQ-TW ngày 16/6/2022 về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” đã nhận định “Cải cách hành chính trong quản lý đất đai còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; việc tiếp cận đất đai của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn khó khăn...”.

Cách thức huy động nguồn lực tài chính cho bảo vệ môi trường làng nghề

15-9-2023

Cách thức huy động các nguồn lực tài chính cho xây dựng, thực hiện phương án bảo vệ môi trường (BVMT) làng nghề được quy định trong nhiều văn bản pháp luật, về cơ bản có thể mô tả vắn tắt như sau:

Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái theo hướng tuần hoàn tại Vườn quốc gia Côn Đảo

21-9-2023

Vườn quốc gia (VQG) Côn Đảo thuộc hệ thống rừng đặc dụng, tổng diện tích tự nhiên: 19.883,15 ha, gồm: Phần diện tích bảo tồn rừng trên các hòn đảo: 5.883,15 ha. Phần diện tích bảo tồn biển: 14.000 ha. Ngoài ra, diện tích vùng đệm trên biển là: 20.500 ha. Do đó, VQG Côn Đảo có tiềm năng lớn về phát triển du lịch sinh thái vì sự đa dạng sinh học với nhiều loài đặc hữu hoang dã, các hệ sinh thái rừng, biển đặc sắc, nhiều phong cảnh đẹp và di tích lịch sử, văn hóa.

Đề xuất quy định bảo vệ nguồn thủy sinh trong sửa đổi Luật Tài nguyên nước

25-9-2023

Bảo vệ nguồn sinh thủy có vai trò quan trọng để giữ gìn và phục hồi nguồn nước. Bởi thế, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, trong sửa đổi Luật Tài nguyên nước lần này, cần bổ sung quy định các tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng nguồn nước hoặc có hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến nguồn nước đều phải có trách nhiệm đóng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, để bảo vệ vùng sinh thuỷ thuộc phạm vi lưu vực của hồ chứa.

Quản lý tài nguyên nước: Cần quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành

25-9-2023

Chỉ khi phân định rõ trách nhiệm của từng bộ ngành, việc quản lý tài nguyên nước theo phương thức tổng hợp mới phát huy được hiệu quả, mỗi ngành phát huy được thế mạnh, nguồn tài nguyên nước được khai thác hợp lý và bền vững.

Lấp kẽ hở đấu giá quyền khai thác để minh bạch trong hoạt động khoáng sản

25-9-2023

Đấu giá quyền khai thác khoáng sản là một trong những nội dung của dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đang lấy ý kiến nhân dân và cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm tại Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản vừa được tổ chức tại Quảng Ninh vào tháng 9 năm 2023.

Kinh tế tuần hoàn - giải pháp tốt nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tách rời ô nhiễm

25-9-2023

​​​​​​​Theo TS. Nguyễn Trung Thắng - Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, kinh tế tuần hoàn là giải pháp tốt nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tách rời ô nhiễm. Quan điểm này đã được ông trình bày tại Tọa đàm “Báo chí, truyền thông đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển xanh” được tổ chức vào ngày 23 tháng 9 năm 2023 tại TP. Hồ Chí Minh.

Tiêu chí đánh giá kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp

26-9-2023

Bài viết đã tổng quan các vấn đề về kinh tế tuần hoàn từ khái niệm, đặc điểm kinh tế tuần hoàn và quy định pháp luật ở Việt Nam về kinh tế tuần hoàn. Theo đó, hiện nay, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở ASEAN đưa quy định về áp dụng kinh tế tuần hoàn vào trong Luật Bảo vệ môi trường với 01 quy định riêng về kinh tế tuần hoàn và nhiều quy định khác để thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn trong tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống. Trên cơ sở khái quát một số phương pháp đánh giá kinh tế tuần hoàn, nội dung và nguyên tắc kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, nhóm tác giả đề xuất các tiêu chí phục vụ cho việc đánh giá kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp.

Xã hội hóa nguồn lực để bảo vệ và phát triển tài nguyên nước

5-10-2023

Xã hội hóa ngành nước là cần thiết và thiết yếu, góp phần quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên nước thông qua huy động các nguồn vốn, nguồn lực của các tổ chức, cá nhân, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và bảo đảm các chính sách về tài nguyên nước được thực thi một cách hiệu quả, đồng bộ. Chính sách xã hội hóa ngành nước trong việc thu hút nguồn lực tài chính đầu tư vào việc bảo vệ, phát triển, tích trữ nước, phục hồi nguồn nước đã được thể hiện rõ trong dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Kinh nghiệm quốc tế về quyền khai thác sử dụng tài nguyên nước

5-10-2023

Nghiên cứu tìm hiểu và làm rõ kinh nghiệm quốc tế trong quy định đấu giá, chuyển nhượng và thế chấp quyền khai thác sử dụng tài nguyên nước.