ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Lấp kẽ hở đấu giá quyền khai thác để minh bạch trong hoạt động khoáng sản

Ngày đăng: 25 | 09 | 2023

Đấu giá quyền khai thác khoáng sản là một trong những nội dung của dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đang lấy ý kiến nhân dân và cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm tại Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản vừa được tổ chức tại Quảng Ninh vào tháng 9 năm 2023.

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đã kế thừa các quy định của Luật Khoáng sản năm 2010 quy định về tài chính về khoáng sản, đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Bên cạnh đó, Dự thảo đã luật hóa quy định tại Nghị định số 22/2012/NĐ-CP về đấu giá quyền khai thác khoáng sản; Nghị định số 67/2019/NĐ-CP về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; Quyết định số 04/2018/QĐ-TTg về phương pháp xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả, phương thức hoàn trả; Quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với pháp luật về đấu giá tài sản.

Xác định tương đối giá trị của mỏ khoáng sản đưa ra đấu giá

Đấu giá quyền khai thác khoáng sản là một chính sách quan trọng trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản nhận được sự quan tâm lớn của các chuyên gia và doanh nghiệp.

TS. Lê Ái Thụ, Chủ tịch Hội Kinh tế địa chất, khoáng sản cho biết: Theo quy định hiện hành của pháp luật về đấu giá, đấu giá là hình thức bán tài sản. Như vậy, đấu giá quyền khai thác khoáng sản là nhà nước đem bán “quyền khai thác khoáng sản” trong khu vực đấu giá. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, đấu giá được tiến hành ở khu vực chưa có kết quả thăm dò và ở khu vực đã có kết quả phê duyệt trữ lượng.

“Thực tế cho thấy, với khu vực chưa có kết quả thăm dò lượng thông tin về khoáng sản cũng như các yếu tố kèm theo đang rất sơ sài, có thể nói là mơ hồ. Vì vậy, việc tiến hành đấu giá sẽ dẫn đến rủi ro rất lớn cho cả nhà nước và doanh nghiệp trúng đấu giá. Thực tế đã xảy ra đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 53 của Hiến pháp năm 2013, khoáng sản là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu. Do đó, không nên đem khối tài sản của toàn dân đem ra đấu giá trong khi đang rất mơ hồ về giá trị của tài sản đó”, TS. Lê Ái Thụ nhấn mạnh.

Đối với việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực đã có kết quả phê duyệt trữ lượng, ông cho rằng không có tính khả thi vì trong thực tế hầu như không còn những khu vực như vậy, bởi vì các khu vực đã được phê duyệt trữ lượng đều đã có chủ.

Chủ tịch Hội Kinh tế địa chất, khoáng sản cho hay tài nguyên khoáng sản cũng như một số tài nguyên thiên nhiên khác, theo quy định của hiến pháp là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu. Vì vậy, để tài sản của toàn dân được sử dụng một cách có hiệu quả, phục vụ cho phát triển đất nước, cho lợi ích của toàn xã hội thì cần thiết phải tiến hành đấu giá. Việc cấp phép khai thác khoáng sản thông qua đấu giá là phương pháp tối ưu nhất trong việc lựa chọn nhà đầu tư có năng lực không chỉ về mặt tài chính mà còn có cả năng lực chuyên môn, năng lực về công nghệ, thị trường... Tuy nhiên, đấu giá theo quy định hiện hành thì khó tìm được nhà đầu tư phù hợp cũng như đáp ứng được yêu cầu về sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên khoáng sản có hạn của đất nước.

Để triển khai đấu giá bảo đảm được các yêu cầu trên, theo TS. Lê Ái Thụ, nhà nước (cơ quan đại diện chủ sở hữu) cần xác định được tương đối về giá trị khối tài sản của mình trước khi đem ra đấu giá.

Chỉ quy định đấu giá loại khoáng sản đơn giản, dễ thực hiện như vật liệu xây dựng thông thường

Đồng tình với quan điểm của TS. Lê Ái Thụ về việc cần đấu giá quyền khai thác khoáng sản, nhưng đại diện Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Nghệ An và đại diện Hiệp hội đá trắng Yên Bái cho rằng chỉ nên quy định đấu giá quyền khai thác đối với một số loại khoáng sản cụ thể.

Theo ông Tống Minh Hiểu, đại diện Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Nghệ An, đấu giá quyền khai thác khoáng sản là chủ trương nhằm minh bạch trong hoạt động khoáng sản. Tuy nhiên, quyền khai thác khoáng sản để đưa ra đấu giá cần được xem xét, nhìn nhận lại để bảo đảm đúng với bản chất của loại tài sản đưa ra đấu giá.

Cụ thể, đấu giá quyền khai thác khoáng sản chủ yếu là đấu giá ở những khu vực chưa có kết quả thăm dò khoáng sản. Như vậy, thông tin, số liệu về trữ lượng cấp tài nguyên đưa ra đấu giá từ kết quả điều tra đánh giá có mức độ tin cậy rất thấp; điều này, sẽ phát sinh những hệ lụy pháp lý như: Dữ liệu đưa ra đấu giá có tính chất rất đặc thù; sai số trữ lượng khi doanh nghiệp trúng đấu giá, tiến hành thăm dò mà không tìm ra trữ lượng theo như thông tin dự báo thì trách nhiệm pháp lý thuộc về cơ quan/tổ chức nào?

Trong trường hợp thăm dò và đánh giá trữ lượng, tổng khoáng sản có ích không đủ điều kiện thực hiện dự án, do không có hiệu quả kinh tế, cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại cho doanh nghiệp khi đã bỏ chi phí đầu tư thăm dò và thực hiện các thủ tục hành chính để tiến hành thăm dò; nếu không có trữ lượng, dự án không thể triển khai được thì số tiền đặt cọc đấu giá có được hoàn lại không? Đây là rủi ro vô cùng lớn của doanh nghiệp.

Một trường hợp khác, khi thăm dò có trữ lượng lớn, thì đương nhiên doanh nghiệp phải nộp tiếp phần cấp quyền khai thác cho trữ lượng được đánh giá và phê duyệt sau khi đã trừ đi phần tiền đã đặt cọc khi tham gia đấu giá – Nhà nước vẫn quản lý theo dữ liệu đánh giá.

Ngoài ra, một hệ lụy pháp lý khác là khi thăm dò có trữ lượng khoáng sản nhưng không thể khai thác do không giải phóng mặt bằng để giao đất, cho thuê đất thì cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại cho doanh nghiệp khi đã bỏ chi phí rất lớn cho đầu tư thăm dò và thực hiện các thủ tục hành chính để cấp giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản. Điều này xảy ra do hoạt động khoáng sản còn chịu sự điều chỉnh của các Luật khác liên quan (Đất đai, Quy hoạch, Lâm Nghiệp…)

Ông Tống Minh Hiểu cho rằng chính sách đấu giá có thể đẩy rủi ro về pháp lý và rủi ro về tài chính cho doanh nghiệp nên không thể thu hút được và không thúc đẩy mạnh mẽ cơ chế này.

Theo ông Đoàn Văn Huấn, Chủ tịch Hiệp hội Đá hoa trắng Lục Yên (Yên Bái), thực tế ở Việt Nam những năm qua cho thấy đấu giá quyền khai thác đối với một số loại khoáng sản, số mỏ được cấp phép và đưa vào khai thác còn khiêm tốn. Vì vậy, Hiệp hội Đá hoa trắng Yên Bái đề nghị chỉ xem xét, quy định đấu giá quyền khai thác đối với một số loại khoáng sản như vật liệu xây dựng thông thường là cát sỏi lòng sông, vật liệu san lấp... (loại khoáng sản có tính chất ít biến động về trữ lượng, điều kiện khai thác, chế biến, sử dụng và dễ tiêu thụ thuận lợi; không đòi hỏi cao về công nghệ khai thác cũng như chế biến).

Mai Đan

(Theo monre.gov.vn)

NỘI DUNG KHÁC

Kinh tế tuần hoàn - giải pháp tốt nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tách rời ô nhiễm

25-9-2023

​​​​​​​Theo TS. Nguyễn Trung Thắng - Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, kinh tế tuần hoàn là giải pháp tốt nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tách rời ô nhiễm. Quan điểm này đã được ông trình bày tại Tọa đàm “Báo chí, truyền thông đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển xanh” được tổ chức vào ngày 23 tháng 9 năm 2023 tại TP. Hồ Chí Minh.

Tiêu chí đánh giá kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp

26-9-2023

Bài viết đã tổng quan các vấn đề về kinh tế tuần hoàn từ khái niệm, đặc điểm kinh tế tuần hoàn và quy định pháp luật ở Việt Nam về kinh tế tuần hoàn. Theo đó, hiện nay, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở ASEAN đưa quy định về áp dụng kinh tế tuần hoàn vào trong Luật Bảo vệ môi trường với 01 quy định riêng về kinh tế tuần hoàn và nhiều quy định khác để thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn trong tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống. Trên cơ sở khái quát một số phương pháp đánh giá kinh tế tuần hoàn, nội dung và nguyên tắc kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, nhóm tác giả đề xuất các tiêu chí phục vụ cho việc đánh giá kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp.

Xã hội hóa nguồn lực để bảo vệ và phát triển tài nguyên nước

5-10-2023

Xã hội hóa ngành nước là cần thiết và thiết yếu, góp phần quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên nước thông qua huy động các nguồn vốn, nguồn lực của các tổ chức, cá nhân, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và bảo đảm các chính sách về tài nguyên nước được thực thi một cách hiệu quả, đồng bộ. Chính sách xã hội hóa ngành nước trong việc thu hút nguồn lực tài chính đầu tư vào việc bảo vệ, phát triển, tích trữ nước, phục hồi nguồn nước đã được thể hiện rõ trong dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Kinh nghiệm quốc tế về quyền khai thác sử dụng tài nguyên nước

5-10-2023

Nghiên cứu tìm hiểu và làm rõ kinh nghiệm quốc tế trong quy định đấu giá, chuyển nhượng và thế chấp quyền khai thác sử dụng tài nguyên nước.

Xu hướng khai thác, sử dụng tài nguyên tại Việt Nam

5-10-2023

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng Dự thảo về việc ban hành Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035. Giảm phụ thuộc vào khai thác tài nguyên khoáng sản; khai thác hiệu quả tài nguyên nước và kinh tế rừng là xu hướng khai thác, sử dụng tài nguyên của Việt Nam trong giai đoạn tới.

Phát huy nguồn lực đất đai, nâng cao năng suất các nhân tố tổng hợp trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam

5-10-2023

 Đất đai là tài nguyên, tài sản đặc biệt của quốc gia, bộ phận quan trọng nhất của lãnh thổ quốc gia gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của cả dân tộc; là không gian sinh tồn, sinh sống của các cộng đồng dân cư gắn liền với từng gia đình, mọi người dân; là nguồn lực to lớn để phát triển đất nước, tư liệu sản xuất đặc biệt tham gia vào tất cả các lĩnh vực hoạt động phát triển kinh tế, đời sống xã hội. Tăng trưởng năng suất các nhân tố tổng hợp trong nông nghiệp là cơ hội để Việt Nam có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của một quốc gia có quy mô dân số 100 triệu người trong bối cảnh nguồn lực đất đai thuộc diện thấp nhất trên thế giới tính theo đầu người.

Thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế về quản lý, sử dụng đất đô thị gắn với không gian, phân vùng sử dụng đất, hệ sinh thái tự nhiên

6-10-2023

Bài viết làm rõ thực trạng và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về quản lý, sử dụng đất đô thị gắn với không gian, phân vùng sử dụng đất, hệ sinh thái tự nhiên.

Giải pháp, chính sách khuyến khích đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân vào xử lý nước thải khu công nghiệp và đô thị tại Việt Nam

9-10-2023

 Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế, đóng góp phần lớn vào phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước. Năm 2016, khu vực tư nhân trong nước chiếm 38,6% GDP (trong tỷ lệ này, doanh nghiệp đăng ký chính thức chiếm 8,2%, khu vực hộ kinh doanh chiếm 30,43%); khu vực tư nhân nước ngoài (FDI) đóng góp 18,95% vào GDP[1].

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn của thành phố Đà Nẵng

10-10-2023

Mô hình đô thị tuần hoàn được sử dụng trong Tuyên bố về đô thị tuần hoàn ở châu Âu; theo đó, “đô thị tuần hoàn thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn (KTTH) theo hướng tích hợp tất cả các chức năng, với sự hợp tác của dân cư đô thị, cộng đồng doanh nghiệp và giới nghiên cứu nhằm thúc đẩy các mô hình kinh doanh và hành vi kinh tế để tách rời sử dụng tài nguyên từ các hoạt động kinh tế thông qua duy trì giá trị và lợi ích càng dài càng tốt để đóng các vòng lặp vật liệu và tối thiểu hóa sử dụng tài nguyên và giảm phát sinh chất thải nguy hại. Thông qua quá trình chuyển đổi này đô thị tìm kiếm các cải thiện phúc lợi con người, giảm phát thải, bảo vệ và tăng cường đa dạng sinh học, thúc đẩy xã hội bao trùm phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững”.

Quyền bề mặt và định hướng để thực hiện ở Việt Nam

11-10-2023

Quyền bề mặt là thuật ngữ bắt nguồn từ pháp luật La Mã, đó là một vật quyền phụ thuộc được cấp bởi chủ sở hữu đất. Quyền bề mặt đã được quy định trong pháp luật của nhiều quốc gia, tuy nhiên nội hàm của nó có sự khác biệt nhất định, phụ thuộc vào chế độ sở hữu của từng nước. Ở Việt Nam, mặc dù quyền bề mặt đã được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, tuy nhiên chưa được cụ thể hóa trong pháp luật chuyên ngành và chưa được thực thi trên thực tế.

Kinh nghiệm quốc tế về phương pháp xác định nhu cầu sử dụng đất công nghiệp trong quy hoạch phát triển

12-10-2023

 Đất công nghiệp được xem là nhân tố chính quyết định đến sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp một quốc gia. Ở Việt Nam hiện nay mới dừng lại ở việc quy định các quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng, quản lý, sử dụng đất công nghiệp. Trên thực tế, việc quy hoạch đất công nghiệp chưa có căn cứ tiêu chí rõ ràng nên hiệu quả thấp. Vấn đề đặt ra cho Việt Nam là cần có các tiêu chí xác định nhu cầu, phân bổ, quản lý, sử dụng đất công nghiệp hợp lý nhằm phát huy hiệu quả và tránh lãng phí tài nguyên đất. Bài viết này trình bày một số kinh nghiệm quốc tế về phương pháp xác định nhu cầu, phân bổ, quản lý, sử dụng đất công nghiệp trong quy hoạch phát triển.

Đánh giá khả năng thực hiện chức năng tạo lập quỹ đất nông nghiệp của tổ chức phát triển quỹ đất

16-10-2023

 Tích tụ để tạo lập quỹ đất nông nghiệp phục vụ sản xuất lớn, hạn chế tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp là xu hướng thiết yếu trong quản lý và sử dụng hiệu quả diện tích đất nông nghiệp của nước ta. Tuy nhiên khi các nhà đầu tư muốn tích tụ đất thì gặp phải nhiều vướng mắc. Nhà đầu tư muốn thông qua đại diện cơ quan nhà nước để thực hiện tích tụ đất đai phục vụ sản xuất lớn. Việc nghiên cứu đánh giá thực trạng và khả năng tạo lập quỹ đất nông nghiệp thông qua việc thuê quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận ký gửi quyền sử dụng đất nông nghiệp của Tổ chức phát triển quỹ đất là rất cần thiết và đây chính là một trong những điểm mới của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).