ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Quản lý tài nguyên nước: Cần quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành

Ngày đăng: 25 | 09 | 2023

Chỉ khi phân định rõ trách nhiệm của từng bộ ngành, việc quản lý tài nguyên nước theo phương thức tổng hợp mới phát huy được hiệu quả, mỗi ngành phát huy được thế mạnh, nguồn tài nguyên nước được khai thác hợp lý và bền vững.

* Quản lý chồng chéo

Theo báo cáo của Cục Quản lý tài nguyên nước, với sự ra đời của Luật Tài nguyên nước từ năm 1998, sửa đổi năm 2012, đến nay, về cơ bản công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước đã tạo ra sự chuyển biến hết sức tích cực, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong khai thác, sử dụng nước. Tuy vậy, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Ngô Mạnh Hà cho rằng, cũng phải nhìn thẳng vấn đề là thực trạng quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam còn rất nhiều bất cập.

Theo ông Ngô Mạnh Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, nguyên nhân của sự bất cập đó là do có sự chồng chéo trong quản lý. Đơn cử, trên một dòng sông có rất nhiều bộ, ngành cùng quản lý; nhiều đạo luật có phạm vi điều chỉnh liên quan đến dòng sông. Ví dụ như Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý về nguồn nước; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương quản lý khai thác các công trình hồ chứa, đập dâng, các trạm bơm, các công trình thủy lợi, công trình thủy điện; Bộ Giao thông Vận tải quản lý về giao thông đường thủy trên dòng sông. Vì vậy, với sự giao thoa đó, khi triển khai sẽ giảm hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý tài nguyên nước.

Bên cạnh đó, Luật Tài nguyên nước năm 1998 và năm 2012, còn thiếu hẳn khung pháp lý về an ninh nguồn nước.

Ngoài ra, việc sử dụng nước cũng không hiệu quả và chưa tính toán đầy đủ giá trị của tài nguyên nước trong các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội. Trong khi, khâu thực thi pháp luật ở địa phương còn chưa nghiêm và nhiều tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước chưa hợp lý và chưa đúng các quy định về pháp luật.

Mặc dù trong quá trình xây dựng quy hoạch quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã có văn bản gửi các địa phương để hướng dẫn nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng nước trong xây dựng quy hoạch của tỉnh. Tuy nhiên, vấn đề triển khai các quy hoạch xây dựng, các quy hoạch tỉnh, cũng có một số địa phương chưa thực sự chú trọng, dẫn đến trong một số quy hoạch tỉnh, nội dung về khai thác, sử dụng nước còn hết sức mờ nhạt.

* Phân định rõ trách nhiệm của từng Bộ, ngành

Trước thực trạng trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang gấp rút hoàn thiện dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), với kỳ vọng sẽ hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên nước, bảo đảm an ninh nguồn nước; khắc phục những bất cập trong quản lý tài nguyên nước và yêu cầu hội nhập quốc tế.

Theo Phó Cục trưởng Ngô Mạnh Hà, trong lần sửa luật này, khi đề cập việc sử dụng tài nguyên nước hiệu quả, công bằng, ban soạn thảo đã nghiên cứu việc phân công trách nhiệm cụ thể của từng bộ, ngành để tránh tình trạng chồng chéo trong công tác quản lý.

Để nâng cao giá trị đóng góp của tài nguyên nước trong thời gian tới, ông Ngô Mạnh Hà cho rằng vấn đề quan trọng mà Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) lần này tập trung hướng tới đó là phân định rõ trách nhiệm giữa các bộ, ngành, địa phương trong quản lý tài nguyên nước.

Theo đó, dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã tích hợp nhiều luật trong bộ luật chung và trên nền tảng xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung. Điều này không có nghĩa là Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) sẽ phủ hết tất cả các luật khác, mà liên quan đến Bộ, ngành nào thì luật phân công cụ thể trách nhiệm cho các Bộ, ngành đó thực hiện, để tránh chồng chéo trong quản lý.

“Yêu cầu cao nhất trong sửa đổi luật lần này chính là xuất phát từ yêu cầu từ thực tế, cũng như yêu cầu của Đảng và Nhà nước trong bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia. Trong kết cấu của luật lần này, chúng tôi xây dựng theo hướng tổng thể, tức là các Bộ, ngành đều phải chịu trách nhiệm liên quan đến an ninh nguồn nước, chứ không chỉ Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ngoài ra, trong lần sửa đổi luật này, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã đưa ra những quy định chung liên quan đến việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia, có trách nhiệm trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước”, ông Ngô Mạnh Hà nhấn mạnh.

Nguyễn Thủy

(Theo monre.gov.vn)

NỘI DUNG KHÁC

Lấp kẽ hở đấu giá quyền khai thác để minh bạch trong hoạt động khoáng sản

25-9-2023

Đấu giá quyền khai thác khoáng sản là một trong những nội dung của dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đang lấy ý kiến nhân dân và cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm tại Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản vừa được tổ chức tại Quảng Ninh vào tháng 9 năm 2023.

Kinh tế tuần hoàn - giải pháp tốt nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tách rời ô nhiễm

25-9-2023

​​​​​​​Theo TS. Nguyễn Trung Thắng - Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, kinh tế tuần hoàn là giải pháp tốt nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tách rời ô nhiễm. Quan điểm này đã được ông trình bày tại Tọa đàm “Báo chí, truyền thông đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển xanh” được tổ chức vào ngày 23 tháng 9 năm 2023 tại TP. Hồ Chí Minh.

Tiêu chí đánh giá kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp

26-9-2023

Bài viết đã tổng quan các vấn đề về kinh tế tuần hoàn từ khái niệm, đặc điểm kinh tế tuần hoàn và quy định pháp luật ở Việt Nam về kinh tế tuần hoàn. Theo đó, hiện nay, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở ASEAN đưa quy định về áp dụng kinh tế tuần hoàn vào trong Luật Bảo vệ môi trường với 01 quy định riêng về kinh tế tuần hoàn và nhiều quy định khác để thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn trong tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống. Trên cơ sở khái quát một số phương pháp đánh giá kinh tế tuần hoàn, nội dung và nguyên tắc kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, nhóm tác giả đề xuất các tiêu chí phục vụ cho việc đánh giá kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp.

Xã hội hóa nguồn lực để bảo vệ và phát triển tài nguyên nước

5-10-2023

Xã hội hóa ngành nước là cần thiết và thiết yếu, góp phần quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên nước thông qua huy động các nguồn vốn, nguồn lực của các tổ chức, cá nhân, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và bảo đảm các chính sách về tài nguyên nước được thực thi một cách hiệu quả, đồng bộ. Chính sách xã hội hóa ngành nước trong việc thu hút nguồn lực tài chính đầu tư vào việc bảo vệ, phát triển, tích trữ nước, phục hồi nguồn nước đã được thể hiện rõ trong dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Kinh nghiệm quốc tế về quyền khai thác sử dụng tài nguyên nước

5-10-2023

Nghiên cứu tìm hiểu và làm rõ kinh nghiệm quốc tế trong quy định đấu giá, chuyển nhượng và thế chấp quyền khai thác sử dụng tài nguyên nước.

Xu hướng khai thác, sử dụng tài nguyên tại Việt Nam

5-10-2023

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng Dự thảo về việc ban hành Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035. Giảm phụ thuộc vào khai thác tài nguyên khoáng sản; khai thác hiệu quả tài nguyên nước và kinh tế rừng là xu hướng khai thác, sử dụng tài nguyên của Việt Nam trong giai đoạn tới.

Phát huy nguồn lực đất đai, nâng cao năng suất các nhân tố tổng hợp trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam

5-10-2023

 Đất đai là tài nguyên, tài sản đặc biệt của quốc gia, bộ phận quan trọng nhất của lãnh thổ quốc gia gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của cả dân tộc; là không gian sinh tồn, sinh sống của các cộng đồng dân cư gắn liền với từng gia đình, mọi người dân; là nguồn lực to lớn để phát triển đất nước, tư liệu sản xuất đặc biệt tham gia vào tất cả các lĩnh vực hoạt động phát triển kinh tế, đời sống xã hội. Tăng trưởng năng suất các nhân tố tổng hợp trong nông nghiệp là cơ hội để Việt Nam có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của một quốc gia có quy mô dân số 100 triệu người trong bối cảnh nguồn lực đất đai thuộc diện thấp nhất trên thế giới tính theo đầu người.

Thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế về quản lý, sử dụng đất đô thị gắn với không gian, phân vùng sử dụng đất, hệ sinh thái tự nhiên

6-10-2023

Bài viết làm rõ thực trạng và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về quản lý, sử dụng đất đô thị gắn với không gian, phân vùng sử dụng đất, hệ sinh thái tự nhiên.

Giải pháp, chính sách khuyến khích đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân vào xử lý nước thải khu công nghiệp và đô thị tại Việt Nam

9-10-2023

 Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế, đóng góp phần lớn vào phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước. Năm 2016, khu vực tư nhân trong nước chiếm 38,6% GDP (trong tỷ lệ này, doanh nghiệp đăng ký chính thức chiếm 8,2%, khu vực hộ kinh doanh chiếm 30,43%); khu vực tư nhân nước ngoài (FDI) đóng góp 18,95% vào GDP[1].

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn của thành phố Đà Nẵng

10-10-2023

Mô hình đô thị tuần hoàn được sử dụng trong Tuyên bố về đô thị tuần hoàn ở châu Âu; theo đó, “đô thị tuần hoàn thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn (KTTH) theo hướng tích hợp tất cả các chức năng, với sự hợp tác của dân cư đô thị, cộng đồng doanh nghiệp và giới nghiên cứu nhằm thúc đẩy các mô hình kinh doanh và hành vi kinh tế để tách rời sử dụng tài nguyên từ các hoạt động kinh tế thông qua duy trì giá trị và lợi ích càng dài càng tốt để đóng các vòng lặp vật liệu và tối thiểu hóa sử dụng tài nguyên và giảm phát sinh chất thải nguy hại. Thông qua quá trình chuyển đổi này đô thị tìm kiếm các cải thiện phúc lợi con người, giảm phát thải, bảo vệ và tăng cường đa dạng sinh học, thúc đẩy xã hội bao trùm phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững”.

Quyền bề mặt và định hướng để thực hiện ở Việt Nam

11-10-2023

Quyền bề mặt là thuật ngữ bắt nguồn từ pháp luật La Mã, đó là một vật quyền phụ thuộc được cấp bởi chủ sở hữu đất. Quyền bề mặt đã được quy định trong pháp luật của nhiều quốc gia, tuy nhiên nội hàm của nó có sự khác biệt nhất định, phụ thuộc vào chế độ sở hữu của từng nước. Ở Việt Nam, mặc dù quyền bề mặt đã được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, tuy nhiên chưa được cụ thể hóa trong pháp luật chuyên ngành và chưa được thực thi trên thực tế.

Kinh nghiệm quốc tế về phương pháp xác định nhu cầu sử dụng đất công nghiệp trong quy hoạch phát triển

12-10-2023

 Đất công nghiệp được xem là nhân tố chính quyết định đến sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp một quốc gia. Ở Việt Nam hiện nay mới dừng lại ở việc quy định các quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng, quản lý, sử dụng đất công nghiệp. Trên thực tế, việc quy hoạch đất công nghiệp chưa có căn cứ tiêu chí rõ ràng nên hiệu quả thấp. Vấn đề đặt ra cho Việt Nam là cần có các tiêu chí xác định nhu cầu, phân bổ, quản lý, sử dụng đất công nghiệp hợp lý nhằm phát huy hiệu quả và tránh lãng phí tài nguyên đất. Bài viết này trình bày một số kinh nghiệm quốc tế về phương pháp xác định nhu cầu, phân bổ, quản lý, sử dụng đất công nghiệp trong quy hoạch phát triển.