ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Cách thức huy động nguồn lực tài chính cho bảo vệ môi trường làng nghề

Ngày đăng: 15 | 09 | 2023

Cách thức huy động các nguồn lực tài chính cho xây dựng, thực hiện phương án bảo vệ môi trường (BVMT) làng nghề được quy định trong nhiều văn bản pháp luật, về cơ bản có thể mô tả vắn tắt như sau:

1. Đối với nguồn từ ngân sách Nhà nước (NSNN):

Nguồn này bao gồm: nguồn ngân sách Trung ương; ngân sách địa phương hỗ trợ; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án. Nguồn NSNN được phân bổ cho công tác xây dựng, thực hiện phương án BVMT làng nghề ở các địa phương theo dự toán từng năm và trong cả giai đoạn thực hiện. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương chi cho sự nghiệp BVMT làng nghề được cấp (hỗ trợ) dưới hình thức: Chi sự nghiệp BVMT; Chi các hoạt động kinh tế…

Cơ chế quản lý chi NSNN cho xây dựng, thực hiện phương án BVMT làng nghề phải tuân thủ theo cơ chế quản lý NSNN và các văn bản pháp luật có liên quan. Cơ chế quản lý chi NSNN cho xây dựng, thực hiện phương án BVMT làng nghề được ưu tiên thực hiện, việc quản lý chi NSNN xây dựng, thực hiện phương án BVMT làng nghề được phân cấp quản lý, thể hiện ở việc phân rõ trách nhiệm, quyền hạn cho các cấp chính quyền trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chi NSNN. Bộ quản lý ngành về công tác tài chính cho BVMT làng nghề có trách nhiệm ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành hướng dẫn việc lập, phân bổ dự toán ngân sách nhà nước cho xây dựng, thực hiện phương án BVMT làng nghề theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về BVMT; hướng dẫn mức chi, phương pháp lập dự toán đối với các nhiệm vụ chi từ nguồn sự nghiệp BVMT.

Ngoài ra, các địa phương có thể tự huy động nguồn lực để xây dựng, thực hiện phương án BVMT làng nghề thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương hay vay nợ tín dụng nhưng phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về vay nợ.

Nguồn từ NSNN, gồm:

- Nguồn ngân sách Trung ương cấp trực tiếp cho công tác xây dựng, thực hiện phương án BVMT làng nghề được thực hiện thông qua chuyển giao có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP để thực hiện công tác BVMT làng nghề, bao gồm cả nguồn đầu tư từ trái phiếu Chính phủ.

- Nguồn ngân sách địa phương tự cân đối: các địa phương phân bổ nguồn vốn cho xây dựng, thực hiện phương án BVMT làng nghề từ các nguồn thu ở địa phương như nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, các loại thuế được phân cấp và các nguồn thu khác theo quy định. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng có thể đầu tư cho xây dựng, thực hiện phương án BVMT làng nghề thông qua việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương.

- Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án đầu tư từ NSNN trên địa bàn.

Với các nguồn ngoài NSNN (nguồn huy động từ tín dụng, từ các doanh nghiệp, từ cộng đồng...). Nguồn huy động từ người dân chủ yếu thực hiện qua hình thức tuyên truyền, vận động tự nguyện đóng góp. Các khoản đóng góp có thể bằng: tiền mặt, hiện vật (như đất đai, hoa màu và tài sản khác…), ngày công lao động…

Nguồn lực huy động từ các doanh nghiệp được thực hiện thông qua các hình thức như: thực hiện chính sách thu hút và khuyến khích, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các DN đầu tư cho công tác BVMT tại làng nghề; vận động các doanh nghiệp trên địa bàn tài trợ trực tiếp cho một số công trình xây dựng BVMT trên địa bàn.

Nguồn lực huy động từ các tổ chức tín dụng hỗ trợ cho công tác BVMT làng nghề cũng rất đa dạng theo nhiều hình thức như: cho vay đầu tư trực tiếp cho các công trình, dự án BVMT; trực tiếp hỗ trợ cho một số công trình xây dựng BVMT và cho vay phát triển sản xuất xanh tại các địa phương.

- Thực hiện phân bổ mức đóng góp: Đối với từng nội dung của chương trình, xác định các đối tượng hưởng lợi là ai (các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, người dân...), mức độ hưởng lợi của từng đối tượng, sau đó họp bàn ở các địa phương với những đối tượng có liên quan để xác định mức phân bổ đóng góp.

- Thực hiện theo hình thức đóng góp tự nguyện: đây là cơ chế đang được áp dụng để không huy động quá sức dân trong quá trình thực hiện chương trình, đặc biệt là với các vùng có kinh tế khó khăn, mức sống người dân còn hạn chế.

- Thực hiện theo hình thức kết hợp công - tư: Hiện nay, NSNN hạn hẹp trong khi nhu cầu sử dụng càng mở rộng, vì vậy để huy động được vốn thực hiện xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt các công trình có thu phí như: đường giao thông, khu văn hóa thể thao, chợ,...sẽ làm giảm bớt gánh nặng về vốn cho NSNN trong quá trình thực hiện các công trình này.

Cách thức để huy động được các nguồn lực tài chính do cấp xã đứng ra thực hiện để xây dựng, thực hiện phương án BVMT làng nghề ở các xã cũng có sự khác nhau. Chính quyền cấp xã thường thành lập một Ban vận động bao gồm đại diện lãnh đạo xã, đại diện đoàn thể chính trị xã hội và lãnh đạo các đơn vị để tiến hành tổ chức và trực tiếp đi vận động đóng góp đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

Các khoản đầu tư, hỗ trợ từ NSNN đều được thực hiện theo kế hoạch và quy trình quản lý NSNN hiện hành.

2. Đối với các nguồn huy động ngoài NSNN: Căn cứ kế hoạch triển khai cho công tác BVMT của địa phương, UBND xã sẽ thành lập các tổ chức vận động để thực hiện việc xây dựng phương án và trực tiếp vận động các đối tượng doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, từ người dân... tham gia đóng góp trên tinh thần tôn trọng sự tự nguyện của các đối tượng được vận động đóng góp.

Tổ chức vận động được UBND xã thành lập, thường bao gồm đại diện của Đảng, chính quyền, đoàn thể và đại diện lãnh đạo cấp thôn, nhiệm vụ của ban là tuyên truyền nội dung của công tác BVMT đến cộng đồng, vận động để huy động các nguồn lực tài chính ngoài NSNN để thực hiện công tác BVMT tại các làng nghề.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (2021)

NỘI DUNG KHÁC

Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái theo hướng tuần hoàn tại Vườn quốc gia Côn Đảo

21-9-2023

Vườn quốc gia (VQG) Côn Đảo thuộc hệ thống rừng đặc dụng, tổng diện tích tự nhiên: 19.883,15 ha, gồm: Phần diện tích bảo tồn rừng trên các hòn đảo: 5.883,15 ha. Phần diện tích bảo tồn biển: 14.000 ha. Ngoài ra, diện tích vùng đệm trên biển là: 20.500 ha. Do đó, VQG Côn Đảo có tiềm năng lớn về phát triển du lịch sinh thái vì sự đa dạng sinh học với nhiều loài đặc hữu hoang dã, các hệ sinh thái rừng, biển đặc sắc, nhiều phong cảnh đẹp và di tích lịch sử, văn hóa.

Đề xuất quy định bảo vệ nguồn thủy sinh trong sửa đổi Luật Tài nguyên nước

25-9-2023

Bảo vệ nguồn sinh thủy có vai trò quan trọng để giữ gìn và phục hồi nguồn nước. Bởi thế, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, trong sửa đổi Luật Tài nguyên nước lần này, cần bổ sung quy định các tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng nguồn nước hoặc có hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến nguồn nước đều phải có trách nhiệm đóng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, để bảo vệ vùng sinh thuỷ thuộc phạm vi lưu vực của hồ chứa.

Quản lý tài nguyên nước: Cần quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành

25-9-2023

Chỉ khi phân định rõ trách nhiệm của từng bộ ngành, việc quản lý tài nguyên nước theo phương thức tổng hợp mới phát huy được hiệu quả, mỗi ngành phát huy được thế mạnh, nguồn tài nguyên nước được khai thác hợp lý và bền vững.

Lấp kẽ hở đấu giá quyền khai thác để minh bạch trong hoạt động khoáng sản

25-9-2023

Đấu giá quyền khai thác khoáng sản là một trong những nội dung của dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đang lấy ý kiến nhân dân và cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm tại Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản vừa được tổ chức tại Quảng Ninh vào tháng 9 năm 2023.

Kinh tế tuần hoàn - giải pháp tốt nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tách rời ô nhiễm

25-9-2023

​​​​​​​Theo TS. Nguyễn Trung Thắng - Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, kinh tế tuần hoàn là giải pháp tốt nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tách rời ô nhiễm. Quan điểm này đã được ông trình bày tại Tọa đàm “Báo chí, truyền thông đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển xanh” được tổ chức vào ngày 23 tháng 9 năm 2023 tại TP. Hồ Chí Minh.

Tiêu chí đánh giá kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp

26-9-2023

Bài viết đã tổng quan các vấn đề về kinh tế tuần hoàn từ khái niệm, đặc điểm kinh tế tuần hoàn và quy định pháp luật ở Việt Nam về kinh tế tuần hoàn. Theo đó, hiện nay, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở ASEAN đưa quy định về áp dụng kinh tế tuần hoàn vào trong Luật Bảo vệ môi trường với 01 quy định riêng về kinh tế tuần hoàn và nhiều quy định khác để thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn trong tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống. Trên cơ sở khái quát một số phương pháp đánh giá kinh tế tuần hoàn, nội dung và nguyên tắc kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, nhóm tác giả đề xuất các tiêu chí phục vụ cho việc đánh giá kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp.

Xã hội hóa nguồn lực để bảo vệ và phát triển tài nguyên nước

5-10-2023

Xã hội hóa ngành nước là cần thiết và thiết yếu, góp phần quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên nước thông qua huy động các nguồn vốn, nguồn lực của các tổ chức, cá nhân, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và bảo đảm các chính sách về tài nguyên nước được thực thi một cách hiệu quả, đồng bộ. Chính sách xã hội hóa ngành nước trong việc thu hút nguồn lực tài chính đầu tư vào việc bảo vệ, phát triển, tích trữ nước, phục hồi nguồn nước đã được thể hiện rõ trong dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Kinh nghiệm quốc tế về quyền khai thác sử dụng tài nguyên nước

5-10-2023

Nghiên cứu tìm hiểu và làm rõ kinh nghiệm quốc tế trong quy định đấu giá, chuyển nhượng và thế chấp quyền khai thác sử dụng tài nguyên nước.

Xu hướng khai thác, sử dụng tài nguyên tại Việt Nam

5-10-2023

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng Dự thảo về việc ban hành Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035. Giảm phụ thuộc vào khai thác tài nguyên khoáng sản; khai thác hiệu quả tài nguyên nước và kinh tế rừng là xu hướng khai thác, sử dụng tài nguyên của Việt Nam trong giai đoạn tới.

Phát huy nguồn lực đất đai, nâng cao năng suất các nhân tố tổng hợp trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam

5-10-2023

 Đất đai là tài nguyên, tài sản đặc biệt của quốc gia, bộ phận quan trọng nhất của lãnh thổ quốc gia gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của cả dân tộc; là không gian sinh tồn, sinh sống của các cộng đồng dân cư gắn liền với từng gia đình, mọi người dân; là nguồn lực to lớn để phát triển đất nước, tư liệu sản xuất đặc biệt tham gia vào tất cả các lĩnh vực hoạt động phát triển kinh tế, đời sống xã hội. Tăng trưởng năng suất các nhân tố tổng hợp trong nông nghiệp là cơ hội để Việt Nam có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của một quốc gia có quy mô dân số 100 triệu người trong bối cảnh nguồn lực đất đai thuộc diện thấp nhất trên thế giới tính theo đầu người.

Thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế về quản lý, sử dụng đất đô thị gắn với không gian, phân vùng sử dụng đất, hệ sinh thái tự nhiên

6-10-2023

Bài viết làm rõ thực trạng và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về quản lý, sử dụng đất đô thị gắn với không gian, phân vùng sử dụng đất, hệ sinh thái tự nhiên.

Giải pháp, chính sách khuyến khích đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân vào xử lý nước thải khu công nghiệp và đô thị tại Việt Nam

9-10-2023

 Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế, đóng góp phần lớn vào phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước. Năm 2016, khu vực tư nhân trong nước chiếm 38,6% GDP (trong tỷ lệ này, doanh nghiệp đăng ký chính thức chiếm 8,2%, khu vực hộ kinh doanh chiếm 30,43%); khu vực tư nhân nước ngoài (FDI) đóng góp 18,95% vào GDP[1].