TIN TỨC-SỰ KIỆN

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của hệ thống canh tác lúa cải tiến– nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thái Bình – Việt Nam

Ngày đăng: 23 | 10 | 2023

Lúa gạo là lương thực quan trọng ở nhiều nền văn hóa trên thế giới. Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo phát thải ra lượng lớn khí thải nhà kính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) là một phần quan trọng của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, trong đó các quốc gia cam kết về các biện pháp cụ thể nhằm giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu mà Việt Nam là một trong những thành viên tham gia tích cực. Hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) được đề xuất như một giải pháp trong đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030. Hệ thống canh tác lúa cải tiến là phương pháp canh tác lúa sinh thái, hiệu quả, tăng năng suất nhưng giảm chi phí đầu tư về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nước tưới. Bên cạnh đó, việc giảm và hạn chế sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, nước tưới v.v. sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất lúa ra môi trường. Theo các nghiên cứu trước đây, nguồn phát thải khi áp dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến so với canh tác thông thường giảm 28-30% ở Đồng Bằng Ấn- Hằng (N. Jain vàcộng sự, 2013), 11,9-18,5% ở tỉnh Quảng Bình (Dương Thanh Ngọc, 2017), 47-69% ở tỉnh Bình Định (Vũ Dương Quỳnh và cộng sự, 2018).  

Nghiên cứu này được thực hiện tại xã Phú Lương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Tỉnh Thái Bình được xếp hạng là vùng trồng lúa lớn thứ 2 ở Đồng bằng sông Hồng và thứ 14 của Việt Nam. Là vùng có lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như nguồn lực sản xuất, do đó tỉnh xác định tập trung phát triển sản phẩm lúa gạo là chủ lực. Mục tiêu của nghiên cứu là tổng hợp thông tin về việc sử dụng kỹ thuật canh tác lúa cải tiến trong bối cảnh biến đổi khí hậu nhằm mục đích đưa ra các đề xuất giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững với môi trường. Cơ sở khoa học và thực tiễn yêu cầu tính toán chi phí liên quan đến việc giảm phát thải khi chuyển đổi từ canh tác thông thường sang canh tác lúa cải tiến. Ngoài ra, nghiên cứu này nhằm mục đích tiến hành đánh giá tác động dựa trên quan điểm đánh giá của nông dân về các giải pháp canh tác lúa cải tiến, bao gồm các khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội. Dựa trên cơ sở tính toán, các nhà hoạch định chính sách có thể đưa ra quyết định lựa chọn biện pháp canh tác lúa cải tiến với các kỹ thuật trồng lúa khác để đảm bảo tính đồng lợi ích trong thực hiện đóng góp do quốc gia tự quyết định.

Nghiên cứu đã tính toán Chi phí và Lợi ích (CBA) và Chi phí giảm phát thải biên (MAC) và sử dụng thang đo Linkert để đánh giá tác động dựa trên dữ liệu thu thập được từ 175 nông dân tại xã Phú Lương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình năm 2022. Kết quả tính  toán cho thấy, phương pháp hệ thống canh tác lúa cải tiếngiúp giảm chi phí đầu vào khoảng 1,7 triệu đồng/ha/vụ (1 năm sản xuất 2 vụ lúa), năng suất cao hơn 0,6 tấn/ha/năm dẫn đến lợi nhuận cao hơn khoảng 12 triệu đồng/năm so với canh tác thông thường. Không giống như các nghiên cứu trước đây, kết quả của nghiên cứu này không có sự khác biệt về chi phí sử dụng nước do chi phí sử dụng nước được khoán bởi Hợp tác xã tuỳ theo diện tích canh tác. Mặc dù, áp dụng hệ thống canh tác lúa cải tiếngiúp giảm chi phí nhân công, máy móc nhưng chi phí phân bón lại tăng cao hơn so với canh tác thông thường. Tiếp theo, áp dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến giúp giảm phát thải khí nhà kính so với canh tác lúa thông thường khoảng 3,03 tấn CO2tđ /ha và chi phí giảm phát thải biên là khoảng -0,0027 triệu đồng/tấn CO2tđ/ha.  

Ngoài ra, căn cứ quy hoạch phát triển tỉnh theo Đề án xây dựng và phát triển lúa gạo giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030, kịch bản được tính toán với mục tiêu: Đến năm 2025, diện tích trồng lúa sẽ giảm xuống còn 74.000 ha, 85% diện tích sẽ được áp dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến và quy trình canh tác để sản xuất lúa gạo bền vững và giảm phát thải khí nhà kính. Đến năm 2030, diện tích trồng lúa giảm xuống còn 70.000 ha, 100% diện tích lúa được canh tác theo hệ thống canh tác lúa cải tiến. Trong khi kịch bản phát triển thông thường (BAU) giữ nguyên hiện trạng với khoảng 76.600 ha diện tích trồng lúa với khoảng 60% diện tích canh tác hệ thống canh tác lúa cải tiến và 40% diện tích trồng lúa thông thường. Kết quả cho thấy tiềm năng giảm phát thải khí CO2 trong giai đoạn từ 2020-2030 là khoảng 1,56 triệu tấn CO2tđ, mức giảm phát thải biên là khoảng -0,479 triệu đồng/tấn CO2tđ. Cuối cùng, hệ thống canh tác lúa cải tiến mang lại tác động tích cực đáng kể cho người nông dân về các khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội.

Tóm lại, áp dụng theo hệ thống canh tác lúa cải tiến sẽ giúp tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính. Hệ thống canh tác lúa cải tiến mang lại tác động tích cực cho người nông dân về kinh tế, môi trường và xã hội. Đối với tỉnh Thái Bình, trước hết, mô hình canh tác lúa cải tiến cần được nhân rộng theo quy hoạch của tỉnh, đồng thời gắn với tập trung, tích tụ ruộng đất để ứng dụng khoa học kỹ thuật trên diện tích nông nghiệp lớn. Thứ hai, đầu vào nông nghiệp cần được chuẩn hóa phù hợp với điều kiện hiện có của địa phương để tối ưu hóa, dễ định lượng nhằm tăng năng suất và thu nhập cho người trồng lúa một cách hiệu quả. Cuối cùng, cần nâng cao năng lực, chất lượng nghiên cứu của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, khuyến nông trên địa bàn để làm chủ và hướng dẫn nông dân canh tác theo hệ thống canh tác lúa cải tiến.

(Đỗ Quang Huy - Bộ môn Nghiên cứu Kinh tế Tài nguyên và Môi trường/Ipsard, Kết quả luận án thạc sĩ tại trường Đại học Tohoku, Nhật Bản)

 

NỘI DUNG KHÁC

Thế nào là nông thôn văn minh

Nông thôn văn minh không chỉ là nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn mà còn góp phần bảo vệ môi trường, duy trì các giá trị văn hóa truyền thống.

Ngày lương thực Thế giới 2023: Nước là sự sống, Nước là thực phẩm

16-10-2023

Ngày Lương thực Thế giới năm 2023 (World Food Day) có chủ đề “Nước là sự sống, Nước là thực phẩm. Không bỏ ai ở lại phía sau” (Water is Life, Water is Food. Leave No One behind). Chủ đề năm nay nhằm mục đích nêu bật vai trò quan trọng của nước đối với sự sống trên trái đât và nước là nền tảng cho sản xuất lương thực, thực phẩm. Với chủ đề này, các chuyên gia và các nhà hoạt động mong muốn nâng cao nhận thức toàn cầu về tầm quan trọng của việc quản lý nước một cách thông minh trong bối cảnh dân số tăng nhanh, phát triển kinh tế nóng, đô thị hóa và biến đổi khí hậu đang đe dọa nguồn nước sẵn có.

Đánh giá kết quả giữa kì nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế 2021-2025

16-10-2023

Đánh giá giữa kì kết quả thực hiện các mục tiêu của Nghị định 31/2021/QH15 và 102 nhiệm vụ xây dựng chương trình, đề án triển khai nghị quyết về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế trong giai đoạn 2021-2025 cho thấy, trong 23 mục tiêu, 10 mục tiêu có khả năng hoàn thành và 13 mục tiêu rất thách thức cần các giải pháp thúc đẩy để hoàn thành.  Trong 102 nhiệm vụ, có 35 nhiệm vụ đã hoàn thành và 30 nhiệm vụ đang hoàn thiện, 37 nhiệm vụ đang triển khai. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, có 63% số nhiệm vụ đã hoàn thành và dự kiến hoàn thành.

Nghịch lý muốn thừa kế đất nông nghiệp phải có giấy xác nhận là... 'nông dân'

16-10-2023

Nhiều người được nhận thừa kế, tặng, cho hoặc sang nhượng đất nông nghiệp đang gặp rắc rối khi phải hoàn thành yêu cầu ‘giấy xác nhận là nông dân’ trực tiếp sản xuất mới được nhận đất. Quy định này dường như đã lỗi thời nhưng vẫn tồn tại trong các văn bản pháp luật một thời gian dài, gây khó khăn cho người dân.

Phối hợp liên Bộ, liên ngành trong triển khai hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài

16-10-2023

Thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 06/5/2021 của Chính phủ về việc tăng cường giải pháp hỗ trợ bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu ra nước ngoài, một chương trình hợp tác giữa 3 Bộ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, và Bộ Công thương) đã được thống nhất theo Kế hoạch số 3962/KH-BKHC-BCT-BNNPTNT ngày 31/12/2021 về phối hợp hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài (gọi tắt là Kế hoạch 3962). Tổ Công tác liên Bộ về triển khai Kế hoạch 3962 được thành lập (theo Quyết định số 1289/QĐ-BKHCN ngày 19/07/2022) gồm Cục Sở hữu trí tuệ (đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ), Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (nay là Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam  tháng 9 năm 2023

12-10-2023

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của Việt Nam tháng 9 năm 2023 ước đạt gần 4,8 tỷ Đô la Mỹ, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 9 tháng đầu năm 2023 đạt 38,48 tỷ Đô la Mỹ, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng: nông sản 19,54 tỷ Đô la Mỹ (tăng 16,7%); sản phẩm chăn nuôi 369 triệu Đô la Mỹ (tăng 26,4%); thuỷ sản 6,64 tỷ Đô la Mỹ (giảm 21,7%); lâm sản 10,44 tỷ Đô la Mỹ (giảm 20,6%); đầu vào sản xuất 1,49 tỷ Đô la Mỹ (giảm 20,2%); muối 4,1 triệu Đô la Mỹ (tăng 7%).

Chất lượng thanh long tốt nhưng chưa bán được giá cao thì ai trồng

12-10-2023

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam nêu quan điểm tại Hội nghị 'Phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam' ngày 29/9 do Bộ NN-PTNT và UNDP phối hợp tổ chức.

Hoạt động Chuyển đổi số tại Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

10-10-2023

Ngày 10 tháng 10 hằng năm được lựa chọn là “Ngày Chuyển đổi số quốc gia” theo  Quyết định số 505/QĐTTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu của ngày này nói riêng cũng như việc thúc đẩy chuyển đổi số trong phạm vi cả nước nói chung là  nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia, thực hiện có hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số. Đồng thời, thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.

Một số khuyến nghị chính sách để phát triển loại hình trang trại nông nghiệp có kết hợp dịch vụ du lịch ở Việt Nam

4-10-2023

Trong những năm qua, hoạt động du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn đã được đầu tư khai thác tại nhiều địa phương, hình thành hệ thống sản phẩm du lịch phong phú, đặc thù trải dài từ Bắc tới Nam. Về loại hình du lịch nông thôn, có các loại hình như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề… Về tổ chức quản trị du lịch nông thôn, có các mô hình như mô hình hợp tác xã du lịch (như tại Tả Phìn – Sa Pa), mô hình ban quản lý du lịch cộng đồng (như tại thị xã Sa Pa), mô hình tổ hợp tác quản lý theo hướng dịch vụ kinh doanh (như tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình), mô hình hội quán du lịch cộng đồng (như tại Đồng Tháp), mô hình câu lạc bộ du lịch (như tại Bến Tre), và mô hình trang trại nông nghiệp có kết hợp dịch vụ du lịch (farmstay).

Xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản ở vùng đặc biệt khó khăn

4-10-2023

Một trong những điểm mới trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2030 là xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản ở vùng đặc biệt khó khăn. Chủ trương này được nhấn mạnh trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Đảng và được đưa vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trong các nghị quyết của Quốc hội và quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Bài viết này gợi ý một số vấn đề cần quan tâm về giải pháp chính sách để nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản ở vùng đặc biệt khó khăn.

Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam trong đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn

4-10-2023

Ngành nông, lâm, thủy sản là bệ đỡ cho nền kinh tế của Việt Nam, đóng góp 12,6% vào GDP cả nước (2021) và tạo việc làm cho 14,3 triệu lao động, chiếm khoảng 29,1% tổng lao động cả nước (2021). Tuy nhiên, chất lượng lao động nông nghiệp nông thôn vẫn còn thấp, tỷ lệ lao động ngành nông, lâm, thủy sản đã qua đào tạo đạt 4,1% (2021). Năng suất lao động ngành nông, lâm, thủy sản là 74,4 triệu đồng/ lao động (2021), chỉ bằng 62,9% năng suất lao động chung toàn xã hội (118,3 triệu đồng/ lao động). Theo đó, để đáp ứng chất lượng lao động phục vụ nhu cầu phát triển ngành nông, lâm, thủy sản và phát triển kinh tế khu vực nông thôn, đào tạo nghề và tri thức hóa cho người nông dân là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển ngành nông, lâm, thủy sản Việt Nam cũng như nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho lao động nông thôn. Dưới đây là kinh nghiệm của một số nước trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn.

Đổi mới chính sách về phát triển tổ chức khoa học công nghệ công lập trong lĩnh vực Nông nghiệp

4-10-2023

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 01/11/2012, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã nhấn mạnh phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đây là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp.