TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đánh giá kết quả giữa kì nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế 2021-2025

Ngày đăng: 16 | 10 | 2023

Đánh giá giữa kì kết quả thực hiện các mục tiêu của Nghị định 31/2021/QH15 và 102 nhiệm vụ xây dựng chương trình, đề án triển khai nghị quyết về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế trong giai đoạn 2021-2025 cho thấy, trong 23 mục tiêu, 10 mục tiêu có khả năng hoàn thành và 13 mục tiêu rất thách thức cần các giải pháp thúc đẩy để hoàn thành.  Trong 102 nhiệm vụ, có 35 nhiệm vụ đã hoàn thành và 30 nhiệm vụ đang hoàn thiện, 37 nhiệm vụ đang triển khai. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, có 63% số nhiệm vụ đã hoàn thành và dự kiến hoàn thành.

 

Ngày 12/11/2021, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 31/2021/QH15 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, trong đó nêu rõ, cần cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bảo đảm ổn định vĩ mô, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế tự chủ, nâng cao khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.

Nguồn: Báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, 2023

Theo kết quả đánh giá giữa kỳ việc triển khai cơ cấu lại kinh tế giai đoạn 2021-2025, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng số hóa, xanh hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; Cơ cấu lại một số lĩnh vực trọng tâm đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì được đà tăng trưởng; Không gian kinh tế được mở rộng, tạo các động lực tăng trưởng mới, bền vững hơn; Xử lý một số dự án kém, tổ chức các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp; Các loại hình thị trường phát triển hiệu quả hơn, bền vững hơn. Kết quả sơ bộ sau gần 2 năm thực hiện cho thấy, có khoảng 10 trong số 23 chỉ tiêu (có thông tin đánh giá) có khả năng hoàn thành. Một số chỉ tiêu đạt kết quả khả quan như tổng vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP, các ngân hàng thương mại áp dụng Basel II, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị quyết 31/2021/QH15 vẫn còn nhưng hạn chế như: Cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng chưa có nhiều thay đổi đáng kể; Phát triển lực lượng doanh nghiệp có dấu hiệu chững lại, thậm chí suy giảm; Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm, chưa đạt kì vọng; Cơ cấu lại một số lĩnh vực trọng tâm còn gặp nhiều khó khăn, thách thức; Các loại thị trường hoạt động còn chưa hiệu quả, chưa bền vững. Trong 23 chỉ tiêu đặt ra, khả năng đạt được 13 chỉ tiêu còn lại gặp thách thức rất lớn, thậm chí có một số chỉ tiêu rất khó đạt, đặc biệt là các chỉ tiêu quan trọng như tăng năng suất lao động, số lượng doanh nghiệp. Các nhóm chỉ tiêu về xử lý nợ xấu và đảm bảo an toàn vốn tại tổ chức tín dụng, mặc dù cơ bản vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng khả năng hoàn thành mục tiêu gặp nhiều khó khăn”. Cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng chưa có nhiều thay đổi đáng kể. Mức độ cải thiện về năng suất, chất lượng chưa đạt như kỳ vọng, khả năng chống chịu của nền kinh tế còn hạn chế. Tốc độ tăng năng suất lao động trung bình 2021-2022 là 4,7%, năm 2023 ước tăng 4%, thấp hơn khá nhiều so với tốc độ tăng năng suất lao động trung bình giai đoạn 2016-2020 (5,9%). Tỷ trọng công nghiệp chế biến - chế tạo trong GDP tăng chậm, năm 2021 là 24,3%, năm 2022 là 24,7%. Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu, dễ bị tổn thương và khó phục hồi trước những biến động của kinh tế thế giới. Ngoài ra, phát triển lực lượng doanh nghiệp có dấu hiệu chững lại, thậm chí suy giảm, năng lực hấp thụ vốn giảm. Khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước còn yếu và thiếu cả về số lượng và chất lượng, tốc độ tăng trưởng chậm lại, quy mô còn nhỏ, năng lực công nghệ còn hạn chế, chưa theo kịp tiến trình đổi mới công nghệ và phát triển kinh tế số. Doanh nghiệp tư nhân trong nước tuy đã từng bước tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, nhưng chủ yếu vẫn ở những giai đoạn tạo ra giá trị gia tăng thấp. Mức độ liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp còn hạn chế, liên kết giữa doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước còn yếu, chưa có nhiều cải thiện.

Trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện một số giải pháp để triển khai nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế: Hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật, tháo gỡ rào cản, thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, tập trung nguồn lực sửa đổi, bổ sung và xây dựng hệ thống pháp luật mới nhằm khai thác tốt hơn các cơ hội mới, tạo động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng số hóa, xanh hóa, tuần hoàn; Đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các mục tiêu cơ cấu lại các lĩnh vực trọng tâm; Triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển một số doanh nghiệp dẫn dắt chuỗi giá trị; Phát huy vai trò đổi mới mô hình tăng trưởng của các đô thị lớn, các cực tăng trưởng, thúc đẩy tăng năng suất./.

Nguyễn Trung Kiên/Bộ Môn Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược/Ipsard

NỘI DUNG KHÁC

Nghịch lý muốn thừa kế đất nông nghiệp phải có giấy xác nhận là... 'nông dân'

16-10-2023

Nhiều người được nhận thừa kế, tặng, cho hoặc sang nhượng đất nông nghiệp đang gặp rắc rối khi phải hoàn thành yêu cầu ‘giấy xác nhận là nông dân’ trực tiếp sản xuất mới được nhận đất. Quy định này dường như đã lỗi thời nhưng vẫn tồn tại trong các văn bản pháp luật một thời gian dài, gây khó khăn cho người dân.

Phối hợp liên Bộ, liên ngành trong triển khai hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài

16-10-2023

Thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 06/5/2021 của Chính phủ về việc tăng cường giải pháp hỗ trợ bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu ra nước ngoài, một chương trình hợp tác giữa 3 Bộ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, và Bộ Công thương) đã được thống nhất theo Kế hoạch số 3962/KH-BKHC-BCT-BNNPTNT ngày 31/12/2021 về phối hợp hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài (gọi tắt là Kế hoạch 3962). Tổ Công tác liên Bộ về triển khai Kế hoạch 3962 được thành lập (theo Quyết định số 1289/QĐ-BKHCN ngày 19/07/2022) gồm Cục Sở hữu trí tuệ (đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ), Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (nay là Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam  tháng 9 năm 2023

12-10-2023

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của Việt Nam tháng 9 năm 2023 ước đạt gần 4,8 tỷ Đô la Mỹ, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 9 tháng đầu năm 2023 đạt 38,48 tỷ Đô la Mỹ, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng: nông sản 19,54 tỷ Đô la Mỹ (tăng 16,7%); sản phẩm chăn nuôi 369 triệu Đô la Mỹ (tăng 26,4%); thuỷ sản 6,64 tỷ Đô la Mỹ (giảm 21,7%); lâm sản 10,44 tỷ Đô la Mỹ (giảm 20,6%); đầu vào sản xuất 1,49 tỷ Đô la Mỹ (giảm 20,2%); muối 4,1 triệu Đô la Mỹ (tăng 7%).

Chất lượng thanh long tốt nhưng chưa bán được giá cao thì ai trồng

12-10-2023

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam nêu quan điểm tại Hội nghị 'Phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam' ngày 29/9 do Bộ NN-PTNT và UNDP phối hợp tổ chức.

Hoạt động Chuyển đổi số tại Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

10-10-2023

Ngày 10 tháng 10 hằng năm được lựa chọn là “Ngày Chuyển đổi số quốc gia” theo  Quyết định số 505/QĐTTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu của ngày này nói riêng cũng như việc thúc đẩy chuyển đổi số trong phạm vi cả nước nói chung là  nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia, thực hiện có hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số. Đồng thời, thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.

Một số khuyến nghị chính sách để phát triển loại hình trang trại nông nghiệp có kết hợp dịch vụ du lịch ở Việt Nam

4-10-2023

Trong những năm qua, hoạt động du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn đã được đầu tư khai thác tại nhiều địa phương, hình thành hệ thống sản phẩm du lịch phong phú, đặc thù trải dài từ Bắc tới Nam. Về loại hình du lịch nông thôn, có các loại hình như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề… Về tổ chức quản trị du lịch nông thôn, có các mô hình như mô hình hợp tác xã du lịch (như tại Tả Phìn – Sa Pa), mô hình ban quản lý du lịch cộng đồng (như tại thị xã Sa Pa), mô hình tổ hợp tác quản lý theo hướng dịch vụ kinh doanh (như tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình), mô hình hội quán du lịch cộng đồng (như tại Đồng Tháp), mô hình câu lạc bộ du lịch (như tại Bến Tre), và mô hình trang trại nông nghiệp có kết hợp dịch vụ du lịch (farmstay).

Xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản ở vùng đặc biệt khó khăn

4-10-2023

Một trong những điểm mới trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2030 là xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản ở vùng đặc biệt khó khăn. Chủ trương này được nhấn mạnh trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Đảng và được đưa vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trong các nghị quyết của Quốc hội và quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Bài viết này gợi ý một số vấn đề cần quan tâm về giải pháp chính sách để nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản ở vùng đặc biệt khó khăn.

Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam trong đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn

4-10-2023

Ngành nông, lâm, thủy sản là bệ đỡ cho nền kinh tế của Việt Nam, đóng góp 12,6% vào GDP cả nước (2021) và tạo việc làm cho 14,3 triệu lao động, chiếm khoảng 29,1% tổng lao động cả nước (2021). Tuy nhiên, chất lượng lao động nông nghiệp nông thôn vẫn còn thấp, tỷ lệ lao động ngành nông, lâm, thủy sản đã qua đào tạo đạt 4,1% (2021). Năng suất lao động ngành nông, lâm, thủy sản là 74,4 triệu đồng/ lao động (2021), chỉ bằng 62,9% năng suất lao động chung toàn xã hội (118,3 triệu đồng/ lao động). Theo đó, để đáp ứng chất lượng lao động phục vụ nhu cầu phát triển ngành nông, lâm, thủy sản và phát triển kinh tế khu vực nông thôn, đào tạo nghề và tri thức hóa cho người nông dân là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển ngành nông, lâm, thủy sản Việt Nam cũng như nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho lao động nông thôn. Dưới đây là kinh nghiệm của một số nước trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn.

Đổi mới chính sách về phát triển tổ chức khoa học công nghệ công lập trong lĩnh vực Nông nghiệp

4-10-2023

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 01/11/2012, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã nhấn mạnh phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đây là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp.

Cơ sở khoa học về xây dựng Làng thông minh trong Chương trình Nông thôn mới ở Việt Nam

4-10-2023

Phát triển nông nghiệp và nông thôn ở trên thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức của thời đại do xu thế toàn cầu hóa sâu rộng, biến đổi khí hậu ngày càng hiện hữu và cảnh báo các tác động tiêu cực đến đời sống người dân ở khu vực nông thôn nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn do đó đòi hỏi phải đáp ứng thông minh hơn, thân thiện với môi trường hơn. Trong những năm gần đây, khái niệm làng thông minh đã được nhiều quốc gia đề cập, xây dựng mô hình điểm và đưa vào khung chính sách phát triển bền vững nông thôn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như là một cơ hội và là xu hướng để xây dựng một cuộc sống tốt hơn cho khu vực nông thôn.

Hợp tác xã cần có thêm cơ chế chính sách để phát triển

4-10-2023

VOV.VN - Nguồn vốn, nhân lực và cách quản trị, thị trường tiêu thụ đang là vấn đề đặt ra cho các hợp tác xã không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới.

Hiệu quả sử dụng đất trồng trọt của hộ nông thôn

27-9-2023

Nhóm nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã thực hiện đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng trọt của hộ nông thôn thời gian qua. Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ năm 2010 đến nay, ngành trồng trọt đã tích cực triển khai tái cơ cấu theo hướng xác định cây trồng chủ lực có lợi thế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ hiệu quả thấp sang hiệu quả cao hơn, xây dựng Quy hoạch, đề án, dự án, cơ chế chính sách để thực hiện; đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tổ chức lại sản xuất; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Kết quả giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 2,28%/năm, GDP ngành đạt 1,95%/năm.  Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lĩnh vực chưa bền vững, có xu hướng giảm.