TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hoạt động Chuyển đổi số tại Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

Ngày đăng: 10 | 10 | 2023

Ngày 10 tháng 10 hằng năm được lựa chọn là “Ngày Chuyển đổi số quốc gia” theo  Quyết định số 505/QĐTTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu của ngày này nói riêng cũng như việc thúc đẩy chuyển đổi số trong phạm vi cả nước nói chung là  nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia, thực hiện có hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số. Đồng thời, thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.

Chuyển đổi số quốc gia giúp tận dụng các công nghệ tiên tiến như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật... để cải thiện chất lượng, hiệu quả và tiếp cận của các dịch vụ công, tăng cường giao tiếp và hợp tác giữa các cơ quan nhà nước và người dân. Chuyển đổi số quốc gia cũng giúp tạo ra những sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh tế mới, phù hợp với nhu cầu và xu hướng của thị trường toàn cầu. Năm 2023, chủ đề của Ngày Chuyển đổi số quốc gia là "Khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị".

Trong những năm gần đây, hoạt động chuyển đổi số trong nông nghiệp góp phần không nhỏ trong việc nâng cao năng suất làm việc, lợi nhuận, tối ưu hóa sản xuất; tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp làm nền móng, kiến tạo thể chế, thúc đẩy chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.

Nắm được tầm quan trọng cũng như hưởng ứng tinh thần chung của việc đẩy mạnh các hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cũng như trong hoạt động của đơn vị, từ nhiều năm qua Viện Chính sách và Chiến lược PTNNT đã và đang xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu ngành hàng nông nghiệp nhằm phục vụ các hoạt động nghiên cứu và tham mưu chính sách. Hệ thống CSDL này được xây dựng một cách bài bản và toàn diện bao gồm các thông tin Cập nhật dữ liệu về kinh tế vĩ mô (GDP chung, chia theo các ngành kinh tế, chỉ số giá lương thực, tỷ giá, tỷ lệ nghèo, lao động nông nghiệp, GDP nông nghiệp, giá trị xuất khẩu, nhập khẩu NLTS, đất nông nghiệp, lao động nông nghiệp, số doanh nghiệp NLTS, chỉ số giá lương thực, dân số, số xã đạt chuân nông thôn mới, mã số vùng trồng, an toàn vệ sinh thực phẩm); Cập nhật dữ liệu về ngành hàng nông sản (sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, giá cả) của các ngành hàng chủ lực (lúa gạo, cà phê, cao su, tiêu, cá tra, tôm, thịt, gỗ, rau quả, chè, sắn); Cập nhật dữ liệu về doanh nghiệp nông nghiệp (số lượng, quy mô vốn, quy mô lao động, doanh thu, lợi nhuận, ...); Cập nhật dữ liệu về chính sách (chính sách chung chia thành các nhóm (sản xuất, tín dụng, đầu tư, liên kết, thương mại….) và chính sách theo các ngành hàng cụ thể.

Hệ thống cơ sở dữ liệu được cập nhật hàng năm từ nhiều nguồn khác nhau, là đầu vào vô cùng quan trọng, hỗ trợ cho các cán bộ nghiên cứu trong các hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng.

NỘI DUNG KHÁC

Một số khuyến nghị chính sách để phát triển loại hình trang trại nông nghiệp có kết hợp dịch vụ du lịch ở Việt Nam

4-10-2023

Trong những năm qua, hoạt động du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn đã được đầu tư khai thác tại nhiều địa phương, hình thành hệ thống sản phẩm du lịch phong phú, đặc thù trải dài từ Bắc tới Nam. Về loại hình du lịch nông thôn, có các loại hình như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề… Về tổ chức quản trị du lịch nông thôn, có các mô hình như mô hình hợp tác xã du lịch (như tại Tả Phìn – Sa Pa), mô hình ban quản lý du lịch cộng đồng (như tại thị xã Sa Pa), mô hình tổ hợp tác quản lý theo hướng dịch vụ kinh doanh (như tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình), mô hình hội quán du lịch cộng đồng (như tại Đồng Tháp), mô hình câu lạc bộ du lịch (như tại Bến Tre), và mô hình trang trại nông nghiệp có kết hợp dịch vụ du lịch (farmstay).

Xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản ở vùng đặc biệt khó khăn

4-10-2023

Một trong những điểm mới trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2030 là xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản ở vùng đặc biệt khó khăn. Chủ trương này được nhấn mạnh trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Đảng và được đưa vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trong các nghị quyết của Quốc hội và quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Bài viết này gợi ý một số vấn đề cần quan tâm về giải pháp chính sách để nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản ở vùng đặc biệt khó khăn.

Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam trong đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn

4-10-2023

Ngành nông, lâm, thủy sản là bệ đỡ cho nền kinh tế của Việt Nam, đóng góp 12,6% vào GDP cả nước (2021) và tạo việc làm cho 14,3 triệu lao động, chiếm khoảng 29,1% tổng lao động cả nước (2021). Tuy nhiên, chất lượng lao động nông nghiệp nông thôn vẫn còn thấp, tỷ lệ lao động ngành nông, lâm, thủy sản đã qua đào tạo đạt 4,1% (2021). Năng suất lao động ngành nông, lâm, thủy sản là 74,4 triệu đồng/ lao động (2021), chỉ bằng 62,9% năng suất lao động chung toàn xã hội (118,3 triệu đồng/ lao động). Theo đó, để đáp ứng chất lượng lao động phục vụ nhu cầu phát triển ngành nông, lâm, thủy sản và phát triển kinh tế khu vực nông thôn, đào tạo nghề và tri thức hóa cho người nông dân là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển ngành nông, lâm, thủy sản Việt Nam cũng như nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho lao động nông thôn. Dưới đây là kinh nghiệm của một số nước trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn.

Đổi mới chính sách về phát triển tổ chức khoa học công nghệ công lập trong lĩnh vực Nông nghiệp

4-10-2023

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 01/11/2012, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã nhấn mạnh phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đây là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp.

Cơ sở khoa học về xây dựng Làng thông minh trong Chương trình Nông thôn mới ở Việt Nam

4-10-2023

Phát triển nông nghiệp và nông thôn ở trên thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức của thời đại do xu thế toàn cầu hóa sâu rộng, biến đổi khí hậu ngày càng hiện hữu và cảnh báo các tác động tiêu cực đến đời sống người dân ở khu vực nông thôn nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn do đó đòi hỏi phải đáp ứng thông minh hơn, thân thiện với môi trường hơn. Trong những năm gần đây, khái niệm làng thông minh đã được nhiều quốc gia đề cập, xây dựng mô hình điểm và đưa vào khung chính sách phát triển bền vững nông thôn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như là một cơ hội và là xu hướng để xây dựng một cuộc sống tốt hơn cho khu vực nông thôn.

Hợp tác xã cần có thêm cơ chế chính sách để phát triển

4-10-2023

VOV.VN - Nguồn vốn, nhân lực và cách quản trị, thị trường tiêu thụ đang là vấn đề đặt ra cho các hợp tác xã không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới.

Hiệu quả sử dụng đất trồng trọt của hộ nông thôn

27-9-2023

Nhóm nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã thực hiện đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng trọt của hộ nông thôn thời gian qua. Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ năm 2010 đến nay, ngành trồng trọt đã tích cực triển khai tái cơ cấu theo hướng xác định cây trồng chủ lực có lợi thế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ hiệu quả thấp sang hiệu quả cao hơn, xây dựng Quy hoạch, đề án, dự án, cơ chế chính sách để thực hiện; đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tổ chức lại sản xuất; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Kết quả giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 2,28%/năm, GDP ngành đạt 1,95%/năm.  Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lĩnh vực chưa bền vững, có xu hướng giảm.

Thực trạng và định hướng phát triển nguồn nhân lực nông lâm thủy sản Việt Nam

27-9-2023

Sản xuất nông nghiệp luôn giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Nông nghiệp là nguồn sinh kế quan trọng và giúp ổn định cuộc sống cho phần lớn dân cư nông thôn, là nền tảng cho phát triển kinh tế, xã hội và ổn định chính trị, tạo tiền đề để công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để phát triển sản xuất nông nghiệp, nguồn nhân lực đóng vai trò rất lớn. Việc đào tạo nguồn nhân lực được coi là giải pháp then chốt, là một trong 3 trụ cột chiến lược trong cơ cấu lại phát triển kinh tế đất nước hiện nay. Trong đó, đào tạo nguồn nhân lực có đủ kiến thức, kĩ năng, phẩm chất và thái độ đáp ứng các yêu cầu và đòi hỏi của nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nền nông nghiệp thông minh có vai trò quan trọng, mang tính quyết định đến sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và đưa sản phẩm nông nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

27-9-2023

Thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu, nông nghiệp thuận thiên là cách mà rất nhiều quốc gia trên thế giới đã lựa chọn để phát triển nông nghiệp bền vững, nông thôn hiện đại. Để đưa Việt Nam trở thành một trong 10 nước có nền nông nghiệp phát triển nhất thế giới, ngành nông nghiệp cần phải chuyển đổi mạnh mẽ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, tập trung nâng cao hiệu quả và giá trị gia tăng cho nông sản thông qua ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới; xây dựng nền nông nghiệp sinh thái hiện đại, xanh-các bon thấp ứng dụng công nghệ cao; nông thôn văn minh, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại.

Chuỗi nông sản quá lỏng lẻo: Cần chế tài gắn kết

27-9-2023

Thời gian gần đây, nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản lại dấy lên bức xúc về tình trạng tranh mua tranh bán, “bẻ cọc, bẻ kèo”, loạn giá…Vấn nạn này gây nguy cơ và hệ lụy rất lớn, ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường xuất khẩu…

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU Ở CẤP HUYỆN

27-9-2023

Xây dựng nông thôn mới “có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc”. Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới, các xã, huyện cần tiếp tục hướng tới xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Đó là quan điểm được đề cập đến trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và các Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Hiện nay, nông thôn mới đạt chuẩn và nâng cao đã có các tiêu chí cụ thể ở cấp xã và cấp huyện, tuy nhiên nông thôn mới kiểu mẫu mới có quy định áp dụng đối với cấp xã, còn nông thôn mới kiểu mẫu ở cấp huyện chưa có quy định cụ thể mà mới chỉ đang triển khai thí điểm tại 04 huyện: huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định); huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An); huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng); huyện Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai). Bài viết này bàn luận một số vấn đề nhằm gợi ý cho việc xây dựng quy định/hướng dẫn xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu.

8 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hợp tác xã

27-9-2023

Ngày 20/6/2023, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự án Luật Hợp tác xã (HTX) sửa đổi và Luật HTX sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.