TIN TỨC-SỰ KIỆN

Xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam  tháng 9 năm 2023

Ngày đăng: 12 | 10 | 2023

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của Việt Nam tháng 9 năm 2023 ước đạt gần 4,8 tỷ Đô la Mỹ, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 9 tháng đầu năm 2023 đạt 38,48 tỷ Đô la Mỹ, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng: nông sản 19,54 tỷ Đô la Mỹ (tăng 16,7%); sản phẩm chăn nuôi 369 triệu Đô la Mỹ (tăng 26,4%); thuỷ sản 6,64 tỷ Đô la Mỹ (giảm 21,7%); lâm sản 10,44 tỷ Đô la Mỹ (giảm 20,6%); đầu vào sản xuất 1,49 tỷ Đô la Mỹ (giảm 20,2%); muối 4,1 triệu Đô la Mỹ (tăng 7%).

 

Trong 9 tháng đầu năm 2023, châu Á (thị phần 48,6%), châu Mỹ (thị phần 22,7%), và châu Âu (thị phần 10,8%), là các khu vực tiêu thụ nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Hai khu vực còn lại gồm châu Phi (chiếm 2,1%) và châu Đại Dương (chiếm 1,5%) có thị phần tương đối nhỏ. Ước tổng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản 9 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam tới khu vực châu Á tăng 4,9%, đạt 18,71 tỷ Đô la Mỹ; châu Mỹ giảm 22,5%, đạt 8,73 tỷ Đô la Mỹ; châu Âu giảm 11,2%, đạt 4,17 tỷ Đô la Mỹ; châu Phi tăng 18,8%, đạt 809 triệu Đô la Mỹ; và châu Đại Dương giảm 18,6%, đạt 570 triệu Đô la Mỹ.

Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2023. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng 22,1%, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2022; xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 20,7%, giảm 22,6%; và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng 7,6%, giảm 7,7%.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc chọn thông quan bằng đường biển, nhất là vào dịp cuối tháng 12/2021.

Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam

Xuất khẩu một số mặt hàng chính

Cà phê: Xuất khẩu cà phê tháng 9 năm 2023 ước đạt 65 nghìn tấn với giá trị 205 triệu Đô la Mỹ, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê 9 tháng đầu năm 2023 đạt 1,27 triệu tấn và 3,16 tỷ Đô la Mỹ, giảm 7,3% về khối lượng nhưng tăng 1,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Đức, Italia và Nhật Bản là 3 thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2023 với thị phần lần lượt là 11%, 8,6%, và 7,5%.

Cao su: Xuất khẩu cao su tháng 9 năm 2023 ước đạt 210 nghìn tấn với giá trị 270 triệu Đô la Mỹ, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su 9 tháng đầu năm 2023 đạt 1,42 triệu tấn và 1,89 tỷ Đô la Mỹ, tăng 1,6% về khối lượng nhưng giảm 17,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 77,6%, 6,3% và 2,8%.

Chè: Xuất khẩu chè tháng 9 năm 2023 ước đạt 12 nghìn tấn với giá trị 20 triệu Đô la Mỹ, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu chè 9 tháng đầu năm 2023 đạt 83 nghìn tấn và 142 triệu Đô la Mỹ, giảm 13,2% về khối lượng và giảm 15,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Trong 8 tháng đầu năm 2023, Pakixtan (thị phần 45,8%), Đài Loan (thị phần 12,8%), và Nga (thị phần 6,4%) là 3 thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam.

Gạo: Xuất khẩu gạo tháng 9 năm 2023 ước đạt 800 nghìn tấn với giá trị 495 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm 2023 đạt 6,61 triệu tấn và 3,66 tỷ Đô la Mỹ, tăng 23,1% về khối lượng và tăng 40,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Trong 8 tháng đầu năm 2023, Philippin là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm 38,7%, đạt 2,35 triệu tấn và 1,23 tỷ Đô la Mỹ, tăng 2,6% về khối lượng và tăng 15,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Rau quả: Giá trị xuất khẩu rau quả tháng 9 năm 2023 ước đạt 650 triệu Đô la Mỹ, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả 9 tháng đầu năm 2023 đạt gần 4,2 tỷ Đô la Mỹ, tăng 71,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong 8 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về tiêu thụ hàng rau quả của Việt Nam với 65,4% thị phần, giá trị đạt 2,26 tỷ Đô la Mỹ.

Hạt điều: Xuất khẩu hạt điều tháng 9 năm 2023 ước đạt 60 nghìn tấn với giá trị 328 triệu Đô la Mỹ, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu hạt điều 9 tháng đầu năm 2023 đạt 456 nghìn tấn và 2,61 tỷ Đô la Mỹ, tăng 19,6% về khối lượng và tăng 14,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Trong 8 tháng đầu năm 2023, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 26,5%, 16,2% và 10,2%.

Hạt tiêu: Xuất khẩu hạt tiêu tháng 9 năm 2023 ước đạt 19 nghìn tấn với giá trị 70 triệu Đô la Mỹ, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu hạt tiêu 9 tháng đầu năm 2023 đạt 207 nghìn tấn và 685 triệu Đô la Mỹ, tăng 18,7% về khối lượng nhưng giảm 11,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Trong 8 tháng đầu năm 2023, ba thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, các Tiểu vương quốc Arập Thống Nhất và Ấn Độ với tổng thị phần là 32,4%.

Sắn và các sản phẩm từ sắn: Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tháng 9 năm 2023 ước đạt 260 nghìn tấn với giá trị 124 triệu Đô la Mỹ, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 9 tháng đầu năm 2023 đạt 2,13 triệu tấn và 893 triệu Đô la Mỹ, giảm 8,5% về khối lượng và giảm 12,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Trong 8 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chính của mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 90,4% thị phần, giảm 13,4% về khối lượng và giảm 19,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Sản phẩm chăn nuôi: Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi trong tháng 9 năm 2023 ước đạt 45 triệu Đô la Mỹ, đưa tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 9 tháng đầu năm 2023 đạt 369 triệu Đô la Mỹ, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 101 triệu Đô la Mỹ, tăng 23,6%; xuất khẩu thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 106 triệu Đô la Mỹ, tăng 35,9%.

Thuỷ sản: Giá trị xuất khẩu thủy sản trong tháng 9 năm 2023 ước đạt 850 triệu Đô la Mỹ, đưa tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 9 tháng đầu năm 2023 đạt 6,64 tỷ Đô la Mỹ, giảm 21,7% so với cùng kỳ năm 2022. Trong 8 tháng đầu năm 2023, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc là 3 thị trường xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam, chiếm 50,5% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.

Gỗ và sản phẩm gỗ: Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ tháng 9 năm 2023 ước đạt 1,2 tỷ Đô la Mỹ, đưa tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này 9 tháng đầu năm 2023 đạt 9,69 tỷ Đô la Mỹ, giảm 21,3% so với cùng kỳ năm 2022. Trong 8 tháng đầu năm 2023, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc là 3 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm tổng thị phần 81,3%.

 

Đỗ Văn Hảo

Bộ môn Nghiên cứu Thị trường và Ngành hàng/Ipsard

 

NỘI DUNG KHÁC

Chất lượng thanh long tốt nhưng chưa bán được giá cao thì ai trồng

12-10-2023

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam nêu quan điểm tại Hội nghị 'Phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam' ngày 29/9 do Bộ NN-PTNT và UNDP phối hợp tổ chức.

Hoạt động Chuyển đổi số tại Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

10-10-2023

Ngày 10 tháng 10 hằng năm được lựa chọn là “Ngày Chuyển đổi số quốc gia” theo  Quyết định số 505/QĐTTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu của ngày này nói riêng cũng như việc thúc đẩy chuyển đổi số trong phạm vi cả nước nói chung là  nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia, thực hiện có hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số. Đồng thời, thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.

Một số khuyến nghị chính sách để phát triển loại hình trang trại nông nghiệp có kết hợp dịch vụ du lịch ở Việt Nam

4-10-2023

Trong những năm qua, hoạt động du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn đã được đầu tư khai thác tại nhiều địa phương, hình thành hệ thống sản phẩm du lịch phong phú, đặc thù trải dài từ Bắc tới Nam. Về loại hình du lịch nông thôn, có các loại hình như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề… Về tổ chức quản trị du lịch nông thôn, có các mô hình như mô hình hợp tác xã du lịch (như tại Tả Phìn – Sa Pa), mô hình ban quản lý du lịch cộng đồng (như tại thị xã Sa Pa), mô hình tổ hợp tác quản lý theo hướng dịch vụ kinh doanh (như tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình), mô hình hội quán du lịch cộng đồng (như tại Đồng Tháp), mô hình câu lạc bộ du lịch (như tại Bến Tre), và mô hình trang trại nông nghiệp có kết hợp dịch vụ du lịch (farmstay).

Xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản ở vùng đặc biệt khó khăn

4-10-2023

Một trong những điểm mới trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2030 là xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản ở vùng đặc biệt khó khăn. Chủ trương này được nhấn mạnh trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Đảng và được đưa vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trong các nghị quyết của Quốc hội và quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Bài viết này gợi ý một số vấn đề cần quan tâm về giải pháp chính sách để nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản ở vùng đặc biệt khó khăn.

Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam trong đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn

4-10-2023

Ngành nông, lâm, thủy sản là bệ đỡ cho nền kinh tế của Việt Nam, đóng góp 12,6% vào GDP cả nước (2021) và tạo việc làm cho 14,3 triệu lao động, chiếm khoảng 29,1% tổng lao động cả nước (2021). Tuy nhiên, chất lượng lao động nông nghiệp nông thôn vẫn còn thấp, tỷ lệ lao động ngành nông, lâm, thủy sản đã qua đào tạo đạt 4,1% (2021). Năng suất lao động ngành nông, lâm, thủy sản là 74,4 triệu đồng/ lao động (2021), chỉ bằng 62,9% năng suất lao động chung toàn xã hội (118,3 triệu đồng/ lao động). Theo đó, để đáp ứng chất lượng lao động phục vụ nhu cầu phát triển ngành nông, lâm, thủy sản và phát triển kinh tế khu vực nông thôn, đào tạo nghề và tri thức hóa cho người nông dân là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển ngành nông, lâm, thủy sản Việt Nam cũng như nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho lao động nông thôn. Dưới đây là kinh nghiệm của một số nước trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn.

Đổi mới chính sách về phát triển tổ chức khoa học công nghệ công lập trong lĩnh vực Nông nghiệp

4-10-2023

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 01/11/2012, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã nhấn mạnh phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đây là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp.

Cơ sở khoa học về xây dựng Làng thông minh trong Chương trình Nông thôn mới ở Việt Nam

4-10-2023

Phát triển nông nghiệp và nông thôn ở trên thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức của thời đại do xu thế toàn cầu hóa sâu rộng, biến đổi khí hậu ngày càng hiện hữu và cảnh báo các tác động tiêu cực đến đời sống người dân ở khu vực nông thôn nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn do đó đòi hỏi phải đáp ứng thông minh hơn, thân thiện với môi trường hơn. Trong những năm gần đây, khái niệm làng thông minh đã được nhiều quốc gia đề cập, xây dựng mô hình điểm và đưa vào khung chính sách phát triển bền vững nông thôn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như là một cơ hội và là xu hướng để xây dựng một cuộc sống tốt hơn cho khu vực nông thôn.

Hợp tác xã cần có thêm cơ chế chính sách để phát triển

4-10-2023

VOV.VN - Nguồn vốn, nhân lực và cách quản trị, thị trường tiêu thụ đang là vấn đề đặt ra cho các hợp tác xã không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới.

Hiệu quả sử dụng đất trồng trọt của hộ nông thôn

27-9-2023

Nhóm nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã thực hiện đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng trọt của hộ nông thôn thời gian qua. Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ năm 2010 đến nay, ngành trồng trọt đã tích cực triển khai tái cơ cấu theo hướng xác định cây trồng chủ lực có lợi thế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ hiệu quả thấp sang hiệu quả cao hơn, xây dựng Quy hoạch, đề án, dự án, cơ chế chính sách để thực hiện; đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tổ chức lại sản xuất; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Kết quả giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 2,28%/năm, GDP ngành đạt 1,95%/năm.  Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lĩnh vực chưa bền vững, có xu hướng giảm.

Thực trạng và định hướng phát triển nguồn nhân lực nông lâm thủy sản Việt Nam

27-9-2023

Sản xuất nông nghiệp luôn giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Nông nghiệp là nguồn sinh kế quan trọng và giúp ổn định cuộc sống cho phần lớn dân cư nông thôn, là nền tảng cho phát triển kinh tế, xã hội và ổn định chính trị, tạo tiền đề để công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để phát triển sản xuất nông nghiệp, nguồn nhân lực đóng vai trò rất lớn. Việc đào tạo nguồn nhân lực được coi là giải pháp then chốt, là một trong 3 trụ cột chiến lược trong cơ cấu lại phát triển kinh tế đất nước hiện nay. Trong đó, đào tạo nguồn nhân lực có đủ kiến thức, kĩ năng, phẩm chất và thái độ đáp ứng các yêu cầu và đòi hỏi của nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nền nông nghiệp thông minh có vai trò quan trọng, mang tính quyết định đến sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và đưa sản phẩm nông nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

27-9-2023

Thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu, nông nghiệp thuận thiên là cách mà rất nhiều quốc gia trên thế giới đã lựa chọn để phát triển nông nghiệp bền vững, nông thôn hiện đại. Để đưa Việt Nam trở thành một trong 10 nước có nền nông nghiệp phát triển nhất thế giới, ngành nông nghiệp cần phải chuyển đổi mạnh mẽ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, tập trung nâng cao hiệu quả và giá trị gia tăng cho nông sản thông qua ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới; xây dựng nền nông nghiệp sinh thái hiện đại, xanh-các bon thấp ứng dụng công nghệ cao; nông thôn văn minh, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại.

Chuỗi nông sản quá lỏng lẻo: Cần chế tài gắn kết

27-9-2023

Thời gian gần đây, nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản lại dấy lên bức xúc về tình trạng tranh mua tranh bán, “bẻ cọc, bẻ kèo”, loạn giá…Vấn nạn này gây nguy cơ và hệ lụy rất lớn, ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường xuất khẩu…