TIN TỨC-SỰ KIỆN

Chất lượng thanh long tốt nhưng chưa bán được giá cao thì ai trồng

Ngày đăng: 12 | 10 | 2023

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam nêu quan điểm tại Hội nghị 'Phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam' ngày 29/9 do Bộ NN-PTNT và UNDP phối hợp tổ chức.

Hội nghị 'Phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam'. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Hội nghị “Phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam”. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Tạo hành lang pháp lý bền vững cho phát triển thanh long

Hội nghị do Bộ NN-PTNT và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp tổ chức. Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy đầu tư của tư nhân vào nông nghiệp các bon thấp và ứng phó biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện NDC của Việt Nam”.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho biết, vấn đề kinh tế xanh, giảm phát thải, phát triển bền vững đang là chủ đề được Chính phủ Việt Nam, các Bô, ngành, tổ chức quốc tế rất quan tâm.

Theo Thứ trưởng Nam, thanh long là một trong những mặt hàng chủ lực của Việt Nam, với diện tích khoảng 55.000ha và sản lượng khoảng 1,3 triệu tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 1 tỷ USD.

"Đây là lợi thế rất lớn tập trung ở Bình Thuận, Long An, Tiền Giang và một số vùng nhỏ ở một số địa phương khác. Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là nâng cao chất lượng, giá trị hiệu quả thanh long để tạo hành lang pháp lý bền vững cho sự phát triển. Vấn đề đặt ra là thực hiện quy trình như thế nào để đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá trị thương hiệu", Thứ trưởng Trần Thanh Nam đặt vấn đề.

Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, Bộ NN-PTNT đang quan tâm đến vấn đề chỉ đạo về các mặt hàng nông lâm thủy sản, đặc biệt là các mặt hàng chủ lực, trong đó có thanh long.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, để phát triển ngành thanh long bền vững thì điều đầu tiên là phải thực hiện quy trình sản xuất an toàn, giảm phát thải và nâng cao chất lượng giá trị của sản phẩm. Do đó, Thứ trưởng đề nghị, Hội nghị tập trung bàn để triển khai được các mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn và giảm phát thải, nhưng phải đảm bảo chất lượng và giá trị sản phẩm.

Thứ hai, phải tổ chức lại sản xuất thanh long theo chuỗi liên kết. “Dù giống tốt, trái tốt, nhưng tổ chức không tốt thì không hiệu quả, không đem lại giá trị gia tăng. Chất lượng thanh long tốt nhưng chưa bán được với giá cao thì ai trồng làm gì”, Thứ trưởng nói và cho biết thêm, thanh long hiện nay vẫn đạt chuẩn, vẫn có chất lượng nhưng chưa làm gia tăng giá trị. Do đó, cần xác định vai trò của từng thành phần tham gia trong chuỗi.

Thứ ba, phải tập trung kết nối chuỗi cung ứng thị trường, bảo đảm an toàn thực phẩm, đảm bảo giá trị gia tăng.

"Đó là 3 vấn đề, là bộ khung cơ bản để xây dựng một vùng thanh long phát triển bền vững tại Việt Nam", Thứ trưởng Trần Thanh Nam khẳng định và cho biết thêm, hiện Bộ NN-PTNT vừa trình Chính phủ Đề án xây dựng chuỗi giá trị cung ứng nông sản đến năm 2030 - 2050, do đó, vấn đề cấp thiết hiện nay là phải có các vùng nguyên liệu lớn, đảm bảo cung cấp đầu vào đầu ra trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Ông Patrick Haverman, Phó Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Patrick Haverman, Phó Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Hệ thống theo dõi việc giảm phát thải các bon trong toàn chuỗi

Theo ông Patrick Haverman, Phó Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam, UNDP đã hỗ trợ cho chương trình chuyển đổi xanh để chuỗi thanh long trở thành chuỗi giá trị xanh từ năm 2020 đến nay. Nhiều nhà sản xuất thanh long, HTX đã tiếp nhận và thực thi chương trình sản xuất xanh, dẫn đến chất lượng sản phẩm thanh long cao hơn.

"Hiện nay, chúng ta đã có quy trình về tưới tiêu, sử dụng các biện pháp chiếu sáng ra hoa sử dụng đèn led để tiết kiệm năng lượng, cũng như nhiều kỹ thuật mới đang sử dụng, đang được áp dụng. Nhiều nhà sản xuất cũng đang quan tâm đến việc thực hiện các chương trình truy xuất nguồn gốc trên điện tử để có thể tăng thêm giá trị của thanh long khi đưa ra thương mại trên thị trường", ông Patrick Haverman nói và cho biết thêm, hiện nay nhiều sản phẩm thanh long đã có mã QR và nhiều mô hình sản xuất thanh long bền vững, sản xuất xanh là một hình mẫu tuyệt vời.

Từ đó, giúp có những ý tưởng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang sản xuất xanh của ngành thanh long ở Việt Nam.

Ông Patrick Haverman khẳng định, UNDP muốn mở rộng thông lệ và cách sản xuất thanh long xanh bền vững, giảm phát thải và thích nghi với biến đổi khí hậu ở các vùng sản xuất chính của thanh long Việt Nam, từ đó cũng chính là giúp cho ngành thanh long tham gia chuỗi giá trị cấp toàn cầu.

Theo Phó Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam, để phát triển thanh long bền vững, Việt Nam cần phải cân bằng các vùng sản xuất thanh long ở Việt Nam tập trung vào chất lượng hơn là sản lượng, số lượng; cần phải duy trì mức độ sản xuất tập trung, và có thể áp dụng các biện pháp về canh tác đạt chuẩn GAP, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, cần phải chuyển sang tư duy sản xuất hướng đến thị trường và thiết lập các vùng sản xuất chuyên biệt về thanh long phù hợp với nhu cầu xuất khẩu ở các thị trường chính. Song song đó, cần sản xuất xanh, có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu.

Bà Lê Phương Chi, Giám đốc HTX DVSX thanh long Hàm Minh 30 (Bình Thuận) giới thiệu các sản phẩm với Thứ trưởng Trần Thanh Nam tại Hội nghị. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Bà Lê Phương Chi, Giám đốc HTX DVSX thanh long Hàm Minh 30 (Bình Thuận) giới thiệu các sản phẩm với Thứ trưởng Trần Thanh Nam tại Hội nghị. Ảnh: Nguyễn Thủy.

"Người sản xuất thanh long cần phải có các chứng nhận về sản xuất và thông lệ sản xuất tốt, cần có áp dụng các hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử, hợp tác công tư quan trọng để giúp chúng ta nâng cấp được mối liên kết trong chuỗi giá trị từ nhà sản xuất, chế biến, xuất khẩu và cùng nhau có thể xây dựng cơ sở hàm logictis hoàn chỉnh để hỗ trợ cho ngành thanh long.

Theo ông Patrick Haverman, dựa trên một số nghiên cứu, 4 trên 5 người tiêu dùng ở châu Âu khi mua thực phẩm muốn thấy các sản phẩm nông nghiệp có nhãn giảm phát thải. Do đó, việc thực hiện các biện pháp sản xuất giảm phát thải, tối thiểu chi phí sản xuất cũng như tăng cường chất lượng của sản phẩm, an toàn sản phẩm và tăng cường giá trị kinh tế của sản phẩm trong toàn chuỗi là điều cấp thiết phải triển khai hiện nay.

Đại diện HTX Thanh long sạch Hòa Lệ giới thiệu sản phẩm làm từ thanh long với Thứ trưởng Trần Thanh Nam. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Đại diện HTX Thanh long sạch Hòa Lệ giới thiệu sản phẩm làm từ thanh long với Thứ trưởng Trần Thanh Nam. Ảnh: Nguyễn Thủy.

"UNDP tự hào khi cùng Bộ NN-PTNT giới thiệu các phương pháp luận và các phương pháp điện tử để có thể theo dõi lượng phát thải của chuỗi cung ứng ngành thanh long. Đây là lần đầu tiên chúng ta có một hệ thống để theo dõi việc giảm phát thải các bon trong toàn chuỗi từ nhà sản xuất, tiêu dùng.

Đây là công cụ rất quan trọng cho các nhà sản xuất ở Việt Nam và các công ty Việt Nam có thể theo dõi mức độ phát thải ở mỗi công đoạn khác nhau trong chuỗi sản xuất để có thể đạt được những yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính, thị trường phát triển cao đòi hỏi sản xuất và sản phẩm các bon thấp", ông Patrick Haverman thông tin.

Hội nghị còn tập trung trao đổi những thông lệ tốt nhất về thương mại thanh long trên thế giới cũng như các phương pháp, chuẩn mực tốt về sản xuất thanh long xanh, bền vững, để tìm các ý tưởng mới giúp gia tăng giá trị chuỗi thanh long ở Việt Nam.

nongnghiep.vn

NỘI DUNG KHÁC

Hoạt động Chuyển đổi số tại Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

10-10-2023

Ngày 10 tháng 10 hằng năm được lựa chọn là “Ngày Chuyển đổi số quốc gia” theo  Quyết định số 505/QĐTTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu của ngày này nói riêng cũng như việc thúc đẩy chuyển đổi số trong phạm vi cả nước nói chung là  nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia, thực hiện có hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số. Đồng thời, thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.

Một số khuyến nghị chính sách để phát triển loại hình trang trại nông nghiệp có kết hợp dịch vụ du lịch ở Việt Nam

4-10-2023

Trong những năm qua, hoạt động du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn đã được đầu tư khai thác tại nhiều địa phương, hình thành hệ thống sản phẩm du lịch phong phú, đặc thù trải dài từ Bắc tới Nam. Về loại hình du lịch nông thôn, có các loại hình như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề… Về tổ chức quản trị du lịch nông thôn, có các mô hình như mô hình hợp tác xã du lịch (như tại Tả Phìn – Sa Pa), mô hình ban quản lý du lịch cộng đồng (như tại thị xã Sa Pa), mô hình tổ hợp tác quản lý theo hướng dịch vụ kinh doanh (như tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình), mô hình hội quán du lịch cộng đồng (như tại Đồng Tháp), mô hình câu lạc bộ du lịch (như tại Bến Tre), và mô hình trang trại nông nghiệp có kết hợp dịch vụ du lịch (farmstay).

Xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản ở vùng đặc biệt khó khăn

4-10-2023

Một trong những điểm mới trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2030 là xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản ở vùng đặc biệt khó khăn. Chủ trương này được nhấn mạnh trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Đảng và được đưa vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trong các nghị quyết của Quốc hội và quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Bài viết này gợi ý một số vấn đề cần quan tâm về giải pháp chính sách để nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản ở vùng đặc biệt khó khăn.

Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam trong đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn

4-10-2023

Ngành nông, lâm, thủy sản là bệ đỡ cho nền kinh tế của Việt Nam, đóng góp 12,6% vào GDP cả nước (2021) và tạo việc làm cho 14,3 triệu lao động, chiếm khoảng 29,1% tổng lao động cả nước (2021). Tuy nhiên, chất lượng lao động nông nghiệp nông thôn vẫn còn thấp, tỷ lệ lao động ngành nông, lâm, thủy sản đã qua đào tạo đạt 4,1% (2021). Năng suất lao động ngành nông, lâm, thủy sản là 74,4 triệu đồng/ lao động (2021), chỉ bằng 62,9% năng suất lao động chung toàn xã hội (118,3 triệu đồng/ lao động). Theo đó, để đáp ứng chất lượng lao động phục vụ nhu cầu phát triển ngành nông, lâm, thủy sản và phát triển kinh tế khu vực nông thôn, đào tạo nghề và tri thức hóa cho người nông dân là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển ngành nông, lâm, thủy sản Việt Nam cũng như nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho lao động nông thôn. Dưới đây là kinh nghiệm của một số nước trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn.

Đổi mới chính sách về phát triển tổ chức khoa học công nghệ công lập trong lĩnh vực Nông nghiệp

4-10-2023

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 01/11/2012, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã nhấn mạnh phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đây là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp.

Cơ sở khoa học về xây dựng Làng thông minh trong Chương trình Nông thôn mới ở Việt Nam

4-10-2023

Phát triển nông nghiệp và nông thôn ở trên thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức của thời đại do xu thế toàn cầu hóa sâu rộng, biến đổi khí hậu ngày càng hiện hữu và cảnh báo các tác động tiêu cực đến đời sống người dân ở khu vực nông thôn nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn do đó đòi hỏi phải đáp ứng thông minh hơn, thân thiện với môi trường hơn. Trong những năm gần đây, khái niệm làng thông minh đã được nhiều quốc gia đề cập, xây dựng mô hình điểm và đưa vào khung chính sách phát triển bền vững nông thôn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như là một cơ hội và là xu hướng để xây dựng một cuộc sống tốt hơn cho khu vực nông thôn.

Hợp tác xã cần có thêm cơ chế chính sách để phát triển

4-10-2023

VOV.VN - Nguồn vốn, nhân lực và cách quản trị, thị trường tiêu thụ đang là vấn đề đặt ra cho các hợp tác xã không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới.

Hiệu quả sử dụng đất trồng trọt của hộ nông thôn

27-9-2023

Nhóm nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã thực hiện đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng trọt của hộ nông thôn thời gian qua. Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ năm 2010 đến nay, ngành trồng trọt đã tích cực triển khai tái cơ cấu theo hướng xác định cây trồng chủ lực có lợi thế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ hiệu quả thấp sang hiệu quả cao hơn, xây dựng Quy hoạch, đề án, dự án, cơ chế chính sách để thực hiện; đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tổ chức lại sản xuất; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Kết quả giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 2,28%/năm, GDP ngành đạt 1,95%/năm.  Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lĩnh vực chưa bền vững, có xu hướng giảm.

Thực trạng và định hướng phát triển nguồn nhân lực nông lâm thủy sản Việt Nam

27-9-2023

Sản xuất nông nghiệp luôn giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Nông nghiệp là nguồn sinh kế quan trọng và giúp ổn định cuộc sống cho phần lớn dân cư nông thôn, là nền tảng cho phát triển kinh tế, xã hội và ổn định chính trị, tạo tiền đề để công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để phát triển sản xuất nông nghiệp, nguồn nhân lực đóng vai trò rất lớn. Việc đào tạo nguồn nhân lực được coi là giải pháp then chốt, là một trong 3 trụ cột chiến lược trong cơ cấu lại phát triển kinh tế đất nước hiện nay. Trong đó, đào tạo nguồn nhân lực có đủ kiến thức, kĩ năng, phẩm chất và thái độ đáp ứng các yêu cầu và đòi hỏi của nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nền nông nghiệp thông minh có vai trò quan trọng, mang tính quyết định đến sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và đưa sản phẩm nông nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

27-9-2023

Thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu, nông nghiệp thuận thiên là cách mà rất nhiều quốc gia trên thế giới đã lựa chọn để phát triển nông nghiệp bền vững, nông thôn hiện đại. Để đưa Việt Nam trở thành một trong 10 nước có nền nông nghiệp phát triển nhất thế giới, ngành nông nghiệp cần phải chuyển đổi mạnh mẽ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, tập trung nâng cao hiệu quả và giá trị gia tăng cho nông sản thông qua ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới; xây dựng nền nông nghiệp sinh thái hiện đại, xanh-các bon thấp ứng dụng công nghệ cao; nông thôn văn minh, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại.

Chuỗi nông sản quá lỏng lẻo: Cần chế tài gắn kết

27-9-2023

Thời gian gần đây, nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản lại dấy lên bức xúc về tình trạng tranh mua tranh bán, “bẻ cọc, bẻ kèo”, loạn giá…Vấn nạn này gây nguy cơ và hệ lụy rất lớn, ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường xuất khẩu…

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU Ở CẤP HUYỆN

27-9-2023

Xây dựng nông thôn mới “có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc”. Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới, các xã, huyện cần tiếp tục hướng tới xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Đó là quan điểm được đề cập đến trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và các Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Hiện nay, nông thôn mới đạt chuẩn và nâng cao đã có các tiêu chí cụ thể ở cấp xã và cấp huyện, tuy nhiên nông thôn mới kiểu mẫu mới có quy định áp dụng đối với cấp xã, còn nông thôn mới kiểu mẫu ở cấp huyện chưa có quy định cụ thể mà mới chỉ đang triển khai thí điểm tại 04 huyện: huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định); huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An); huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng); huyện Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai). Bài viết này bàn luận một số vấn đề nhằm gợi ý cho việc xây dựng quy định/hướng dẫn xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu.