TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông dân, doanh nghiệp lời khủng từ khí thải carbon

6-12-2023

Nông dân, chủ rừng, doanh nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn xanh hoặc công nghệ cao có thể thu lợi không nhỏ từ khí thải carbon

Hội thảo lấy ý kiến về hoàn thiện chính sách pháp luật phát triển thương hiệu nông sản

6-12-2023

Ngày 04/12/2023, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức hội thảo “Hoàn thiện chính sách pháp luật phát triển thương hiệu nông sản”. Hội thảo được đồng chủ trì bởi Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường và Ông Nguyễn Anh Phong, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. Hội thảo được tổ chức nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia, các cơ quan liên quan về sự cần thiết, nội hàm cơ chế chính sách pháp luật cần bổ sung và phương thức xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định hay Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) về thương hiệu nông sản.

GEAPP cam kết hợp tác thực hiện chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

5-12-2023

Liên minh Năng lượng vì hành tinh và con người (GEAPP) cam kết hợp tác thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng tại Việt Nam, bà Kitty Bu, Phó Chủ tịch phụ trách khu vực châu Á của GEAPP khẳng định tại cuộc gặp ngày 03/12/2023 với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE). Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh trân trọng cảm ơn GEAPP đã hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam trong quá trình đàm phán Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) năm 2022. Bộ trưởng nhấn mạnh, Bản ghi nhớ hợp tác được Bộ Tài nguyên và Môi trường và GEAPP ký kết vào tháng 02/2023 là cơ sở để Bộ Tài nguyên và Môi trường và GEAPP thực hiện các hoạt động hợp tác liên quan đến thực hiện JETP, phát triển thị trường tín chỉ các-bon.

Chi Bộ Viện CLCSTN&MT tham dự Hội nghị toàn quốc trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 khóa XIII

4-12-2023

Ngày 4/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu Trung ương tại Phòng họp Diên Hồng (Nhà Quốc hội) kết nối với các điểm cầu của tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương và đường truyền mở rộng đến cơ sở. Dự và chỉ đạo Hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai. Cùng dự Hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII cùng các cán bộ chủ chốt các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội trong toàn hệ thống chính trị và đông đảo cán bộ, đảng viên. Hội nghị được kết nối tới 16.242 điểm cầu các ban, bộ, ngành, đoàn thể, đơn vị ở Trung ương và các địa phương trên toàn quốc; có hơn 1.441.200 cán bộ, đảng viên tham dự nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết. Chi bộ Viện CLCSTN&MT có 77 đảng viên, tham gia học tập đầy đủ.

Quy định mới về hành nghề khoan nước dưới đất

1-12-2023

Bộ TN&MT vừa ban hành Văn bản hợp nhất Thông tư quy định về hành nghề khoan nước dưới đất. Thông tư này quy định việc cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại, đình chỉ hiệu lực, thu hồi giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan cấp phép và cơ quan tiếp nhận, thẩm định, quản lý hồ sơ cấp phép; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp phép; mẫu hồ sơ, giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất. Thông tư được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài hành nghề khoan điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác nước dưới đất trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo Thông tư, Cơ quan cấp phép có trách nhiệm cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại, đình chỉ hiệu lực, thu hồi giấy phép; chỉ đạo thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ của chủ giấy phép theo quy định. Cơ quan tiếp nhận, thẩm định, quản lý hồ sơ cấp phép có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục cấp phép; tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại giấy phép; Yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ khi hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ theo quy định; Thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép, nêu rõ lý do trong trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại giấy phép; Trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định hồ sơ cấp phép.

Vẫn nan giải 'bài toán' nhân lực cho HTX

1-12-2023

Có một thực tế nan giải thường thấy ở các HTX hiện nay là thiếu nhân lực, nhân lực “già hóa” trong khi đó lại khó tuyển thêm được nhân lực mới đã qua đào tạo. Điều này khiến cho nhiều HTX khó khăn trong phát triển sản xuất, mở rộng quy mô thị trường...

HTX vẫn khó tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX

1-12-2023

Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX trung ương và địa phương đang là kênh tín dụng hỗ trợ tích cực cho các HTX, tổ hợp tác và thành viên vay vốn. Tuy nhiên, việc tháo gỡ những khó khăn trong quá trình tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX là mong muốn của nhiều HTX.

Kết quả giám sát của Quốc hội đối với việc thực hiện ba Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025

1-12-2023

Ngày 14/6/2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 52/2022/QH15 về thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”. Đây là lần đầu tiên Quốc hội giám sát giữa kỳ đồng thời với ba Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Ngày 30/10/2023, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Đoàn giám sát của Quốc hội đã có báo cáo tóm tắt kết quả giám sát đối với việc thực hiện ba Chương trình mục tiêu quốc gia.

Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài NCKH cấp Bộ: Nghiên cứu đề xuất chính sách thúc đẩy xã hội hóa trong bảo vệ tài nguyên nước, tài nguyên địa chất, khoáng sản

30-11-2023

Vừa qua, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Nghiên cứu đề xuất chính sách thúc đẩy xã hội hóa trong bảo vệ tài nguyên nước, tài nguyên địa chất, khoáng sản do ThS. Lương Thị Thùy Linh làm chủ nghiệm. Hội đồng do Phó Viện trưởng - TS. Mai Thanh Dung làm Chủ tịch Hội đồng. Mục tiêu của đề tài là cung cấp cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế về xã hội hóa, về huy động nguồn lực xã hội bảo vệ tài nguyên nước, tài nguyên địa chất, khoáng sản; Đánh giá được tổng quan thực trạng hệ thống và thực tiễn triển khai các chủ trương, chính sách thúc đẩy xã hội hóa trong bảo vệ tài nguyên nước, tài nguyên địa chất, khoáng sản. Đồng thời, đề xuất được chính sách thúc đẩy xã hội hóa trong trong bảo vệ tài nguyên nước, tài nguyên địa chất, khoáng sản phục vụ sửa đổi Luật tài nguyên nước 2012 và Luật Khoáng sản 2010.

Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm xác lập đầy đủ quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản là quyền khai thác, sử dụng TN đất, nước và khoáng sản trong nền KTTT ở Việt Nam

30-11-2023

Vừa qua, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm xác lập đầy đủ quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản là quyền khai thác, sử dụng tài nguyên đất, nước và khoáng sản trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam do ThS. làm chủ nghiệm. Hội đồng do Phó Viện trưởng - TS. Mai Thanh Dung làm Chủ tịch Hội đồng. Mục tiêu của đề tài đề xuất hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản là quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản và quyền khai thác tài nguyên nước phục vụ xây dựng, sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013, Luật Khoáng sản 2010, Luật Tài nguyên nước 2012; Cung cấp cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế về quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản là quyền khai thác, sử dụng tài nguyên đất, nước và khoáng sản. Đồng thời đánh giá thực trạng thực thi các quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản là quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản, quyền khai thác tài nguyên nước.

Việt Nam quyết tâm chung tay cùng thế giới giải quyết khủng hoảng khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính

28-11-2023

Tại Hội nghị lần thứ 26, Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26) diễn ra tại TP. Glasgow, (Vương quốc Anh) vào năm 2021, Việt Nam đã tuyên bố đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Tuyên bố này đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trong việc đẩy mạnh giảm phát thải khí nhà kính (KNK) góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu, đạt mục tiêu của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Đây là tiền đề để Việt Nam tái khẳng định nỗ lực và quyết tâm của mình để chung tay cùng thế giới trong cuộc chiến chống BĐKH tại Hội nghị COP 28 diễn ra tại Dubai (Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất - UAE) vào tháng 12/2023. Thích ứng với BĐKH là ưu tiên của Việt Nam, giảm phát thải khí nhà kính vừa là trách nhiệm vừa là cơ hội để Việt Nam thực hiện chuyển đổi xanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Việt Nam trong khả năng của mình sẽ ưu tiên thực hiện các hoạt động thích ứng với BĐKH, cùng cộng đồng quốc tế giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng, phát triển kinh tế các-bon thấp hướng tới nền kinh tế tuần hoàn. Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ và đang tích cực triển khai các hành động khí hậu, kêu gọi các nước phải thực hiện các cam kết bằng những hành động cụ thể để đóng góp vào nỗ lực chung của toàn cầu.

Chính phủ phê duyệt Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

28-11-2023

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030.