Ngày đăng:
30 | 11 | 2023
Vừa qua, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm xác lập đầy đủ quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản là quyền khai thác, sử dụng tài nguyên đất, nước và khoáng sản trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam do ThS. làm chủ nghiệm. Hội đồng do Phó Viện trưởng - TS. Mai Thanh Dung làm Chủ tịch Hội đồng. Mục tiêu của đề tài đề xuất hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản là quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản và quyền khai thác tài nguyên nước phục vụ xây dựng, sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013, Luật Khoáng sản 2010, Luật Tài nguyên nước 2012; Cung cấp cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế về quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản là quyền khai thác, sử dụng tài nguyên đất, nước và khoáng sản. Đồng thời đánh giá thực trạng thực thi các quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản là quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản, quyền khai thác tài nguyên nước.
Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài NCKH cấp Bộ: Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm xác lập đầy đủ quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản là quyền khai thác, sử dụng tài nguyên đất, nước và khoáng sản trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Trên thế giới và cũng như tại Việt Nam, vấn đề sở hữu tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên cũng như quy định về địa vị pháp lý của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong quan hệ với tài nguyên thiên nhiên. Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định sở hữu toàn dân về tài nguyên thiên nhiên là một đặc thù của Việt Nam. Tuy nhiên, đặc thù này không phải là bất biến mà nội dung của nó luôn có sự thay đổi do sự tác động của chủ trương chuyển nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Các nghiên cứu khẳng định việc tiếp tục duy trì sở hữu toàn dân về đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước là phù hợp với lý luận và điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam hiện nay.
Mặc dù thời gian qua có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên nói chung, quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên nước, khoáng sản nói riêng và áp dụng các quy định pháp luật về các quyền này nhưng chưa có nghiên cứu đầy đủ, khái quát về quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, còn nhiều vấn đề liên quan đến quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên nước, quyền sử dụng đất chưa được nghiên cứu làm sáng tỏ.
Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định “Xác định giải pháp đối với việc hoàn thiện pháp luật cũng như tổ chức thi hành pháp luật về quyền sở hữu tài sản thông qua việc rà soát, đánh giá mức độ thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 về quyền sở tài sản của tổ chức, cá nhân trong hệ thống pháp luật; vai trò của pháp luật cũng như thực tiễn thi hành về quyền đối với tài sản trong việc thúc đẩy phát triển giao dịch trong đời sống xã hội.” và yêu cầu “Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá pháp luật; xác định các vấn đề vướng mắc, bất cập cụ thể; xác định giải pháp khắc phục và triển khai các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật về đất đai, tài nguyên thiên nhiên”
Quyết định số 2763/QĐ-BTNMT ngày 04/12/2021, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quy định, trong giai đoạn 2020-2025 cần nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ đề xuất sửa đổi, bổ sung một số luật hiện hành (Đất đai; Tài nguyên nước; Khoáng sản; Đa dạng sinh học; Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo) cũng như nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn dựa trên tiếp cận thị trường trong quản lý tài nguyên.
Xuất phát từ tình hình nêu trên, việc thực hiện Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật xác lập quyền tài sản đối với quyền khai thác thác tài nguyên khoáng sản nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam” thực sự vô cùng cần thiết.
Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ tài nguyên và môi trường