TIN TỨC-SỰ KIỆN

Việt Nam tích cực, chủ động triển khai bài bản các cam kết tại COP26

27-11-2023

Việt Nam đang tích cực, chủ động triển khai một cách bài bản các cam kết quốc tế, đặc biệt là các cam kết kể từ Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) đến nay và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Báo cáo về tình hình triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, tại COP26, Việt Nam đã cùng 147 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về "0" vào giữa thế kỷ; cùng với 103 quốc gia tham gia Cam kết giảm phát thải khí methanol toàn cầu; cùng 140 quốc gia tham gia Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất; cùng 48 quốc gia tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; cùng 150 quốc gia tham gia Liên minh hành động thích ứng toàn cầu. Việt Nam đang tích cực, chủ động triển khai một cách bài bản các cam kết quốc tế, đặc biệt là các cam kết kể từ Hội nghị COP26 đến nay và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Sau COP26 và COP27, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia đã triển khai thực hiện cam kết; các bộ, ngành, cơ quan liên quan đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều đề án, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hành động. Lãnh đạo Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành cũng đã làm việc với lãnh đạo của các tổ chức quốc tế, các quốc gia và các định chế tài chính quốc tế để thúc đẩy tiếp cận các nguồn lực tài chính, tri thức và công nghệ, mở nhiều cơ hội hợp tác phát triển, hướng tới chuyển đổi xanh, phát thải carbon thấp.

Kết quả thí điểm và bài học kinh nghiệm trong xây dựng mô hình thí điểm cà phê chất lượng cao Việt Nam

27-11-2023

Việt Nam là một trong những nước sản xuất cà phê lớn nhất và đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê nhân Robusta. Năm 2022, xuất khẩu cà phê đạt 1,78 triệu tấn, trị giá 3,9 tỷ USD. Cà phê Việt Nam cũng đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam cũng như tăng trưởng GDP ngành nông lâm thủy sản. Mặt khác, ngành cà phê đã tạo việc làm và thu nhập chính cho trên 500 nghìn hộ nông dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo ở Tây Nguyên, Tây Bắc và một số vùng trồng cà phê khác.

Kinh tế tuần hoàn giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển bền vững

24-11-2023

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023 do Bộ TN&MT tổ chức ngày 16/11, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã có nhiều tham luận về thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Đa phần các ý kiến chia sẻ, thay vì các hoạt động kinh tế tiêu thụ nhiều tài nguyên và nguy cơ ô nhiễm cao trước đây, Việt Nam hoàn toàn có thể tạo ra các chuỗi giá trị gia tăng mới, hiệu quả cao, hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế với bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện các cam kết về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, trung hòa các bon và phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Việt Nam sẵn sàng đóng góp vào những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong ứng phó với BĐKH, bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ và cứu trợ nhân đạo quốc tế

22-11-2023

Phát biểu tại buổi tiếp các đại biểu là lãnh đạo của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế nhân dịp Hội nghị Hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 11 (AP11) tại Việt Nam, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam coi ứng phó biến đổi khí hậu là ưu tiên trong quyết sách phát triển quốc gia và cam kết mạnh mẽ đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, giảm phát thải nhà kính, bảo vệ rừng và chuyển đổi năng lượng, kèm theo nhiều giải pháp về hoàn thiện thể chế và hành động trong thực tế. Việt Nam sẵn sàng đóng góp vào những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và cứu trợ nhân đạo quốc tế.

ISPONRE tiếp đoàn công tác Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn (DEFRA), Vương Quốc Anh về chương trình NTSP (Nature Transition Support Programme)

21-11-2023

Ngày 17/11/2023, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) đã có buổi gặp và tiếp đoàn đoàn công tác Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn (DEFRA), Vương Quốc Anh về chương trình NTSP (Nature Transition Support Programme). PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng và TS. Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng cùng một số cán bộ của Viện tham gia buổi làm việc. Về phía DEFRA có ông Alex White – Trưởng nhóm thực hiện cùng với các cố vấn về chính sách và chuyên gia phân tích. Chương trình NTSP nhằm mục đích hỗ trợ các nước đối tác phát triển và áp dụng các hành động cụ thể của từng quốc gia để hòa nhập nền kinh tế với thiên nhiên. Đây là chương trình nghiên cứu và sẽ tích hợp, xây dựng dựa trên dữ liệu kinh tế và lý sinh hiện có, đồng thời áp dụng các khung mô hình đối mới để phát triển dữ liệu cho quy hoạch kinh tế và phát triển. Chương trình do UNEP-WCMC thực hiện với sự hỗ trợ trong nước của UNDP. UNEP-WCMC hiện đang thực hiện thí điểm đợt đầu tiên tại Ecuador và Colombia, đồng thời đang mở rộng chương trình sang Việt Nam và Ghana.

Việt Nam cùng các nước tham gia đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa tại Nairobi, Kenya

21-11-2023

Trong các ngày 13-19/11, Việt Nam cùng với gần 170 nước tham gia Phiên đàm phán thứ 3 xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ họp tại Trụ sở Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Thủ đô Nairobi, Kenya. Đây là phiên đàm phán tiếp nối các phiên đàm phán tại Uruguay năm 2022 và Pháp tháng 6/2023.Tại phiên đàm phán này, lần đầu tiên Việt Nam cùng với các nước chính thức thảo luận nội dung của Thỏa thuận sau khi dự thảo số 0 được Ủy ban đàm phán liên chính phủ đưa ra vào tháng 9/2023.Phát biểu tại Phiên khai mạc, Bà Inger Andersen - Giám đốc điều hành UNEP, một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của Thỏa thuận - văn kiện ràng buộc pháp lý để giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa trên phạm vị toàn cầu theo Nghị quyết số 5/14 được thông qua tại Hội nghị Môi trường Liên hợp quốc lần thứ 5 (UNEA 5) tại Nairobi.

Hợp tác công – tư ngành hàng quế nhằm củng cố vị thế xuất khẩu số 1 thế giới

21-11-2023

Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu quế của Việt Nam đạt gần 300 triệu USD, chiếm 18,2% sản lượng và chiếm 34,4% về thị phần xuất khẩu quế toàn cầu. Với kết quả này, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu quế số 1 trên thế giới…

Phát triển kinh tế tuần hoàn không thể bàn mãi về lý thuyết

21-11-2023

Ngày 16/11, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023 với chủ đề “Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn”. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự và phát biểu ý kiến.

Thái Lan, Việt Nam khó bắt tay nâng giá gạo

21-11-2023

Một thỏa thuận giữa Thái Lan và Việt Nam để nâng giá gạo sẽ “không khả thi”, theo lãnh đạo hàng đầu của ngành gạo cho hay – một góc nhìn khác với kế hoạch mà chính phủ Thái Lan dự định đề xuất về thành lập cartel gạo giữa bối cảnh khủng hoảng thực phẩm toàn cầu. Chính phủ Thái Lan hồi cuối tuần trước bày tỏ kế hoạch hợp tác với Việt Nam tạo thành một khối giữa nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới để củng cố sức mạnh đàm phán và giúp giảm nhẹ gánh nặng chi phí sản xuất đang tăng. Việt Nam vẫn chưa xác nhận kế hoạch như vậy đã được thảo luận.

Thuốc bảo vệ thực vât: đánh giá rủi ro và các vấn đề an toàn

21-11-2023

Theo dự báo của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc, đến năm 2050 dân số thế giới sẽ vào khoảng 9,1 tỷ người. Diện tích đất canh tác đang ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa, phát triển giao thông, công nghiệp, xây dựng nhà ở. Một trong các giải pháp bảo vệ an ninh lương thực và đảm bảo năng suất cây trồng là thuốc bảo vệ thực vật. Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp để ngăn ngừa hoặc kiểm soát sâu bệnh, bệnh tật, cỏ dại và các mầm bệnh thực vật khác nhằm giảm hoặc loại bỏ tổn thất năng suất và duy trì chất lượng sản phẩm cao. Bên cạnh những lợi ích với cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật cũng gây tác động khôn lường đến đến môi trường và con người.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Phát triển kinh tế tuần hoàn để giữ tài nguyên mãi trường tồn

16-11-2023

Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn 2023 sáng 16/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc phát triển kinh tế tuần hoàn không thể bàn mãi về lý thuyết, nếu không có mục tiêu rõ ràng thì không thể thực hiện. Mục tiêu kinh tế tuần hoàn cần được nhìn trong toàn bộ chuỗi từ tài nguyên đến thiết kế, sản xuất, tiêu dùng. Phải phát triển và giữ được tài nguyên mãi trường tồn, ở đây là tài nguyên tái tạo, tài nguyên trí thức.Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023 với chủ đề “Xây dựng Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện KTTH” do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 16/11, tại Hà Nội. Sự kiện nhằm triển khai những định hướng, chính sách lớn, quan trọng của Đảng, Nhà nước về thúc đẩy thực hiện KTTH tại Việt Nam, xác định lộ trình, thúc đẩy hợp tác công - tư, huy động các nguồn lực song phương và đa phương từ các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp nhằm thực hiện Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện KTTH tại Việt Nam hiệu quả trong thời gian tới.