TIN TỨC-SỰ KIỆN

Việt Nam – Hà Lan: Hợp tác"tổng lực" tìm giải pháp cho vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu và môi trường

20-3-2024

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh và Bộ trưởng Mark Harbers kỳ vọng Việt Nam và Hà Lan sẽ có thể hợp tác "tổng lực" để tìm ra những giải pháp dựa vào tự nhiên giải quyết vấn đề về thích ứng biến đổi khí hậu và môi trường. Chiều 18/3, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã có buổi tiếp song phương với Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng và Quản lý nước Hà Lan Mark Harbers để trao đổi về các chương trình hợp tác trong thời gian tới. Tham gia buổi làm việc có Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hương Nam; lãnh đạo các đơn vị Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT): Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Lê Ngọc Tuấn; Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Tăng Thế Cường; Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh; Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam Trần Bình Trọng; Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học Nguyễn Văn Tài; Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường Nguyễn Đình Thọ; Chánh Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam Nguyễn Thị Thu Linh.

Một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở vùng ven biển Việt Nam

20-3-2024

Nhằm phát triển kinh tế biển ổn định và bền vững, cũng như hạn chế những sự cố và thiên tai trên biển, nghiên cứu của TS. Trần Bắc Bộ - trường Đại học Mỏ - Địa chất, đã đưa ra một số giải pháp cho người dân vùng ven biển trong việc phát triển các ngành nghề chính mang lại nguồn kinh tế chủ lực và tập trung khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên biển. Việt Nam là một quốc gia ven biển có bờ biển kéo dài 3260 km, đi qua 28 tỉnh thành phố, có trên 30 cảng biển với 166 bến cảng, 350 cầu cảng cùng tổng chiều dài khoảng 45.000m; 112 cửa sông, 47 vùng vịnh, 2770 đảo lớn, nhỏ ven bờ với diện tích khoảng 1720 km2, phân bố rải rác trên các vùng biển ven bờ vịnh Bắc Bộ, biển Tây Nam và phía Nam... Có thể thấy, nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển là rất lớn. Ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho các ngành thực phẩm và công nghiệp, biển còn là nguồn cung cấp hoá chất và khoáng sản với trữ lượng lớn; cùng nguồn năng lượng sạch từ biển và đại dương như năng lượng thuỷ triều, năng lượng sóng,… hiện đang được khai thác sử dụng trong vận tải biển, chạy máy phát điện và phục vụ cho nhiều lợi ích khác của con người.

Hội thảo Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030

19-3-2024

Ngày 18/03/2024 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc tổ chức Hội thảo Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030. Mục tiêu của hội thảo là trình bày kết quả Báo cáo Tầm nhìn hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp đến năm 2030. Báo cáo này nhằm làm rõ các ưu tiên, định hướng và giải pháp thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030.

Chi đoàn TNCS HCM Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tham gia, hưởng ứng hưởng ứng Ngày Chủ nhật Xanh năm 2024

18-3-2024

Chào mừng Tháng Thanh niên, hướng đến kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024), ngày 15/3/2024, Chi đoàn TNCS HCM Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tham gia, hưởng ứng hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh năm 2024. Trong buổi sáng, các đoàn viên Chi đoàn cùng với các đoàn viên cơ sở Đoàn thuộc Đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã ra quân tổng vệ sinh, chỉnh trang khuôn viên vườn hoa, cây cảnh,…, góp phần điểm tô thêm màu xanh trong không gian trụ sở Bộ TN&MT. Ngày Chủ nhật Xanh là hoạt động ý nghĩa được Trung ương Đoàn triển khai nhằm huy động thanh niên cả nước chung tay bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Chương trình “Ngày Chủ nhật Xanh” không chỉ dừng lại ở phong trào mà trở thành một nếp sống đẹp, dần xây dựng ý thức, thói quen của các đoàn viên, thanh niên, là hoạt động thường xuyên tại mỗi Chi đoàn, cơ sở Đoàn trực thuộc Bộ TN&MT.

Hội thảo “Triển khai Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam”

18-3-2024

Ngày 14/3/2024, tại Hà Nội, Vụ Hợp tác quốc tế Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng với Cơ quan hệ thống thực phẩm bền vững Ireland đã tổ chức cuộc họp tham vấn kỹ thuật về “Triển khai Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm ở Việt Nam”. Cuộc họp được thực hiện nhằm thúc đẩy việc triển khai “Kế hoạch hành động quốc gia Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030” theo Quyết định số 300/QĐ-TTg ngày 28/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Kế hoạch hành động). Đây cũng là một trong những nội dung nằm trong Chương trình hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Hàng hải Ireland – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm giai đoạn 2023-2028.

Phân nhóm thu tiền sử dụng khu vực biển

15-3-2024

Từ ngày 7/3/2024, TP.Hồ Chí Minh áp dụng Quyết định quy định về mức thu tiền sử dụng khu vực biển trên địa bàn giai đoạn 2024 – 2029. Về phạm vi điều chỉnh, quyết định này quy định mức thu tiền sử dụng khu vực biển trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2024 - 2029 thuộc thẩm quyền giao khu vực biển của UBND TPHCM theo quy định tại Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10/2/2021 của Chính phủ. Quyết định này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại Điều 31 Nghị định số 11/2021/NĐ-CP. Về đối tượng áp dụng, quy định này áp dụng cho tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để khai thác, sử dụng tài nguyên biển; cơ quan quản lý nhà nước, cấp có thẩm quyền giao khu vực biển; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Ngoài tiền bán lúa, nông dân còn có thêm 100 USD/ha khi bán tín chỉ các bon

15-3-2024

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cho biết, theo tính toán ban đầu, khi thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL, ngoài tiền lời từ việc bán lúa, nông dân có khả năng được thêm 100 USD/ha từ việc bán tín chỉ các bon.

Mọi hoạt động về địa chất, khoáng sản phải được quản lý chặt chẽ, công khai

14-3-2024

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này tại cuộc họp rà soát, hoàn thiện Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, sáng 13/3. Theo Báo cáo của Bộ TN&MT, Dự thảo Luật thể chế hoá đầy đủ các quan điểm của Đảng, Nhà nước về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Các quy định của Luật Địa chất và Khoáng sản bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, đồng bộ với các pháp luật liên quan; rõ ràng, dễ hiểu và mang tính khả thi cao, thúc đẩy đầu tư, xã hội hóa đi đôi với tăng cường bảo vệ, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên địa chất, khoáng sản, gắn với yêu cầu phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch; cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, hiệu quả. Tạo hành lang pháp lý toàn diện trong việc bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản chưa khai thác; tăng cường công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản; hài hòa lợi ích giữa Nhà nước với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản và cộng đồng dân cư nơi có hoạt động khoáng sản. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương.

Cơ quan giám sát Malaysia theo dõi lượng phát thải của các dự án nhiên liệu hóa thạch ở Đông Nam Á

14-3-2024

Cơ quan giám sát khí hậu Malaysia RimbaWatch ước tính việc khai thác 70 dự án lượng nhiên liệu hóa thạch ở Malaysia, Singapore và Brunei tương đương với khoảng 10 tỷ tấn CO2 thải ra khí quyển.Cơ quan giám sát khí hậu Malaysia RimbaWatch mới đây đã công bố một cơ sở dữ liệu về lượng khí thải của các dự án nhiên liệu hoá thạch ở Đông Nam Á gọi là Cơ sở dữ liệu phát thải trong tương lai. Cơ sở dữ liệu này theo dõi lượng khí thải từ các hoạt động phát thải cao theo kế hoạch như khai thác nhiên liệu hóa thạch và cơ sở hạ tầng, nhà máy điện, giao thông vận tải và nhà máy thép và xi măng ở Đông Nam Á. Theo đó,  RimbaWatch ước tính việc khai thác 70 dự án khai thác nhiên liệu hóa thạch ở Malaysia, Singapore và Brunei có thể tạo ra khoảng 9,9 tỷ tấn  CO2. RimbaWatch đã đưa số liệu phát thải hàng năm và xác định phạm vi phát thải 1, 2 và 3 lấy từ dữ liệu của các công ty đại chúng để đưa vào cơ sở dữ liệu. Qua đó, tính toán lượng khí thải từ các dự án phát thải ở Malaysia, Singapore và Brunei. Đồng thời, tổ chức cho biết đang có kế hoạch đưa các quốc gia Đông Nam Á khác vào danh sách đánh giá cuối cùng.

Sửa đổi một số tiêu chí nông thôn mới và quy trình xét công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới

12-3-2024

Ngày 01/3/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg về việc “Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; Bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025” (sau đây gọi tắt là Quyết định 211). Tiếp đó, ngày 07/3/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 03/2024/QĐ-TTg về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025” (sau đây gọi tắt là Quyết định 03). Một số điểm chính của hai Quyết định này như sau:

Tác động của Biến đổi khí hậu lên người nghèo, phụ nữ và người trẻ ở khu vực nông thôn

12-3-2024

Ngày 5/3/2023, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc mới công bố một báo cáo về tác động của biến đối khí hậu lên các nhóm đối tượng là người nghèo, phụ nữ và trẻ em ở khu vực nông thôn. Báo cáo có tựa đề “The unjust climate” (tạm dịch là “Khí hậu không công bằng”). Theo báo cáo, biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng không cân đối đến thu nhập của phụ nữ nông thôn, người sống trong nghèo đói và người cao tuổi vì khả năng thích ứng với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt của các nhóm đối tượng này không đồng đều