TIN TỨC-SỰ KIỆN

Phân nhóm thu tiền sử dụng khu vực biển

Ngày đăng: 15 | 03 | 2024

Từ ngày 7/3/2024, TP.Hồ Chí Minh áp dụng Quyết định quy định về mức thu tiền sử dụng khu vực biển trên địa bàn giai đoạn 2024 – 2029. Về phạm vi điều chỉnh, quyết định này quy định mức thu tiền sử dụng khu vực biển trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2024 - 2029 thuộc thẩm quyền giao khu vực biển của UBND TPHCM theo quy định tại Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10/2/2021 của Chính phủ. Quyết định này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại Điều 31 Nghị định số 11/2021/NĐ-CP. Về đối tượng áp dụng, quy định này áp dụng cho tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để khai thác, sử dụng tài nguyên biển; cơ quan quản lý nhà nước, cấp có thẩm quyền giao khu vực biển; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

bien6324
Mô hình nuôi đặc sản cá dứa tại Cần Giờ. Ảnh: Theo báo Nông nghiệp Việt Nam

Mức thu tiền sử dụng khu vực biển cụ thể đối với từng nhóm hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển:

Nhóm 1: Sử dụng khu vực biển để nhận chìm: 20.000 đồng/m3.

Nhóm 2: Sử dụng khu vực biển để làm cảng biển, cảng nổi, cảng dầu khí ngoài khơi và các cảng, bến khác; làm vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, luồng hàng hải chuyên dùng, các công trình phụ trợ khác; vùng nước phục vụ hoạt động của cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, xây dựng cảng tàu vận tải hành khách; vùng nước phục vụ hoạt động nhà hàng, khu dịch vụ vui chơi, giải trí, thể thao trên biển; khu neo đậu, trú nghỉ đêm của tàu thuyền du lịch; khai thác dầu khí; khai thác khoáng sản; trục vớt hiện vật, khảo cổ: 7.500.000 đồng/ha/năm.

Nhóm 3: Sử dụng khu vực biển để xây dựng cáp treo, các công trình nổi, ngầm, lấn biển, đảo nhân tạo, xây dựng dân dụng và các công trình khác trên biển: 7.500.000 đồng/ha/năm.

Nhóm 4: Sử dụng khu vực biển để xây dựng hệ thống đường ống dẫn ngầm, lắp đặt cáp viễn thông, cáp điện: 7.500.000 đồng/ha/năm.

Nhóm 5: Sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thủy sản, xây dựng cảng cá: 7.500.000 đồng/ha/năm.

Nhóm 6: Sử dụng khu vực biển để khai thác năng lượng gió, sóng, thủy triều, dòng hải lưu và các hoạt động sử dụng khu vực biển khác: 7.500.000 đồng/ha/năm;

Trường hợp trong cùng một khu vực biển có nhiều hoạt động sử dụng khu vực biển theo các mục đích khác nhau nhưng không xác định được diện tích riêng cho mỗi mục đích sử dụng thì áp dụng mức thu cao nhất trong số các mục đích sử dụng để tính tiền sử dụng khu vực biển trong khu vực biển được giao cho tổ chức, cá nhân.

Đối với những hoạt động sử dụng khu vực biển chưa có quy định mức thu tiền sử dụng khu vực biển cụ thể theo mức thu tiền sử dụng khu vực biển tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều này, giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan tham mưu UBND TP xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể nhưng không thấp hơn 3.000.000 đồng/ha/năm và không cao hơn 7.500.000 đồng/ha/năm.

Theo Monre

NỘI DUNG KHÁC

Chi đoàn TNCS HCM Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tham gia, hưởng ứng hưởng ứng Ngày Chủ nhật Xanh năm 2024

18-3-2024

Chào mừng Tháng Thanh niên, hướng đến kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024), ngày 15/3/2024, Chi đoàn TNCS HCM Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tham gia, hưởng ứng hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh năm 2024. Trong buổi sáng, các đoàn viên Chi đoàn cùng với các đoàn viên cơ sở Đoàn thuộc Đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã ra quân tổng vệ sinh, chỉnh trang khuôn viên vườn hoa, cây cảnh,…, góp phần điểm tô thêm màu xanh trong không gian trụ sở Bộ TN&MT. Ngày Chủ nhật Xanh là hoạt động ý nghĩa được Trung ương Đoàn triển khai nhằm huy động thanh niên cả nước chung tay bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Chương trình “Ngày Chủ nhật Xanh” không chỉ dừng lại ở phong trào mà trở thành một nếp sống đẹp, dần xây dựng ý thức, thói quen của các đoàn viên, thanh niên, là hoạt động thường xuyên tại mỗi Chi đoàn, cơ sở Đoàn trực thuộc Bộ TN&MT.

Việt Nam – Hà Lan: Hợp tác"tổng lực" tìm giải pháp cho vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu và môi trường

20-3-2024

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh và Bộ trưởng Mark Harbers kỳ vọng Việt Nam và Hà Lan sẽ có thể hợp tác "tổng lực" để tìm ra những giải pháp dựa vào tự nhiên giải quyết vấn đề về thích ứng biến đổi khí hậu và môi trường. Chiều 18/3, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã có buổi tiếp song phương với Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng và Quản lý nước Hà Lan Mark Harbers để trao đổi về các chương trình hợp tác trong thời gian tới. Tham gia buổi làm việc có Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hương Nam; lãnh đạo các đơn vị Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT): Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Lê Ngọc Tuấn; Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Tăng Thế Cường; Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh; Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam Trần Bình Trọng; Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học Nguyễn Văn Tài; Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường Nguyễn Đình Thọ; Chánh Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam Nguyễn Thị Thu Linh.

Một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở vùng ven biển Việt Nam

20-3-2024

Nhằm phát triển kinh tế biển ổn định và bền vững, cũng như hạn chế những sự cố và thiên tai trên biển, nghiên cứu của TS. Trần Bắc Bộ - trường Đại học Mỏ - Địa chất, đã đưa ra một số giải pháp cho người dân vùng ven biển trong việc phát triển các ngành nghề chính mang lại nguồn kinh tế chủ lực và tập trung khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên biển. Việt Nam là một quốc gia ven biển có bờ biển kéo dài 3260 km, đi qua 28 tỉnh thành phố, có trên 30 cảng biển với 166 bến cảng, 350 cầu cảng cùng tổng chiều dài khoảng 45.000m; 112 cửa sông, 47 vùng vịnh, 2770 đảo lớn, nhỏ ven bờ với diện tích khoảng 1720 km2, phân bố rải rác trên các vùng biển ven bờ vịnh Bắc Bộ, biển Tây Nam và phía Nam... Có thể thấy, nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển là rất lớn. Ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho các ngành thực phẩm và công nghiệp, biển còn là nguồn cung cấp hoá chất và khoáng sản với trữ lượng lớn; cùng nguồn năng lượng sạch từ biển và đại dương như năng lượng thuỷ triều, năng lượng sóng,… hiện đang được khai thác sử dụng trong vận tải biển, chạy máy phát điện và phục vụ cho nhiều lợi ích khác của con người.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tham gia giao lưu thể thao Chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024)

21-3-2024

Hòa chung không khí thi đua sôi nổi triển khai Kế hoạch hoạt động Tháng Thanh niên năm 2024 của Đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngày 21/3/2024, được sự đồng ý của Chi ủy, Lãnh đạo Viện, Chi đoàn thanh niên Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Đoàn thanh niên của 03 đơn vị là Cục chuyển đổi số và thông tin dữ liệu tài nguyên và môi trường; Cục đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam và Viện Khoa học đo đạc và bản đồ đồng tổ chức giao lưu thể thao Chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024). Tại buổi giao lưu thể thao, các đơn vị tham gia tranh tài ở các môn như bóng đá nam, kéo co, chạy tập thể, chuyền bóng bay. Chi đoàn Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã nhận phần thưởng từ Ban Tổ chức dành cho Giải Nhì môn Bóng đá Nam và Giải Ba môn Kéo co. Buổi giao lưu đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi, tạo sân chơi lành mạnh, rèn luyện thể dục thể thao, xây dựng tinh thần đoàn kết giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn cũng như công tác đoàn giữa đoàn viên trong các Chi đoàn, góp phần khơi dậy niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Chi bộ Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức học tập chuyên đề tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 2024

25-3-2024

Ngày 23/3/2024, thực hiện Chương trình công tác năm 2024 của Chi ủy, được sự đồng ý của Bí thư Chi bộ, Viện trưởng, Chi ủy phối hợp với Công đoàn Viện tổ chức sinh hoạt Chi bộ ngoại khóa Chuyên đề Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 cho toàn thể cán bộ, đảng viên, viên chức, người lao động tại Tuyên Quang. Khu Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào (xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) được biết đến như là “Thủ đô Khu giải phóng”, “Thủ đô kháng chiến” khi được Bác Hồ và Trung ương Đảng chọn làm căn cứ cách mạng để chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Điểm dừng chân đầu tiên của đoàn Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường là làng Tân Lập - “vùng lõi” của Khu di tích với lán Nà Nưa, cây đa Tân Trào, đình Tân Trào... Nếu như cây đa Tân Trào đã đi vào thi ca như biểu tượng cách mạng của “Thủ đô Khu giải phóng” thì lán Nà Nưa là nơi Bác Hồ đã ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến ngày 22-8-1945. Tới đây, đoàn được nghe những câu chuyện về phong cách giản dị của Bác. Trong chiếc lán đơn sơ được dựng theo kiểu nhà sàn của đồng bào miền núi, Bác đã soạn thảo nhiều văn kiện, chỉ thị, chủ trương... liên quan đến Cách mạng Tháng Tám.

Ứng dụng khoa học công nghệ để đảm bảo an ninh nguồn nước

27-3-2024

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Quyết định số 2846/QĐ-BKHCN phê duyệt Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước” (mã số KC.14/21-30) nhằm mục tiêu đến năm 2030, góp phần giải quyết những vấn đề liên quan đến an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn tài nguyên nước khá phong phú, dồi dào. Tổng lượng nước mặt trung bình khoảng 840 tỷ m3/năm. Với hơn 7.500 đập, hồ chứa đã tạo nên dung tích trữ nước chủ động trên 70 tỷ m3. Nguồn nước là sự sống, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển của đất nước, sinh kế của người dân. Do đó, bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đạt được nhiều kết quả tích cực, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đời sống, sinh hoạt của người dân qua các thời kỳ.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường làm việc với Hiệp hội đánh giá tác động môi trường Nhật Bản (JEAS) về các quy định mới liên quan đến đánh giá tác động môi trường và giấy phép môi trường tại Việt Nam

29-3-2024

Ngày 28/3/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) làm việc với Hiệp hội đánh giá tác động môi trường Nhật Bản (JEAS) nhằm cung cấp thông tin giúp các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam, cũng như các doanh nghiệp Nhật Bản dự kiến đầu tư tại Việt Nam hiểu hơn về các quy định pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt là các điểm mới quy định về đánh giá tác động môi trường và giấy phép môi trường tại Việt Nam thông qua Hội thảo trực tuyến “Các quy định về đánh giá tác động môi trường và giấy phép môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường 2020”. Tham dự Hội thảo có các đại diện của JEAS, về phía ISPONRE có Phó Viện trưởng Mai Thanh Dung cùng một số các cán bộ liên quan đến lĩnh vực cần trao đổi. Hội thảo đã thu hút hơn 300 doanh nghiệp Nhật Bản có ý định đầu tư tại Việt Nam và đang hoạt động tại Việt Nam đăng ký tham gia.

Lộ trình chuyển đổi cho các nhà máy nhiệt điện than lớn của Việt Nam

1-4-2024

Việc loại bỏ dần điện than là điều cần phải làm chứ không phải một lựa chọn, nhằm giảm lượng phát thải carbon cho nền kinh tế Việt Nam và đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng “0”. Sự phụ thuộc vào sản xuất điện than đặt ra những thách thức đáng kể đối với sự phát triển bền vững và an ninh năng lượng. Đây là chia sẻ của bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của UNDP Việt Nam cuộc họp kỹ thuật về lộ trình chuyển đổi từ sản xuất nhiệt điện than sang các giải pháp thay thế bền vững do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) Việt Nam tổ chức ngày 28/3. Mục tiêu của cuộc họp kỹ thuật này là cung cấp thông tin cập nhật về chính sách và công nghệ cho quá trình chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện than, kinh nghiệm quốc tế về công nghệ tốt nhất hiện có (BAT), chi phí, lợi ích và tác động tiềm tàng của quá trình chuyển đổi, đồng thời thảo luận các phương án khác nhau cho việc ngừng hoạt động, chuyển đổi mục đích sử dụng và cải tạo các loại hình nhà máy nhiệt điện than khác nhau.

Thu phí chất thải rắn sinh hoạt

1-4-2024

Khoản 7 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường quy định việc thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng được thực hiện chậm nhất trước ngày 31/12/2024. Hiện nay, môi trường nước ta đang tiếp tục chịu sức ép lớn từ nguồn chất thải rắn sinh hoạt. Ước tính khoảng trên 60.000 tấn thải ra mỗi ngày. Một số địa phương đã xuất hiện các điểm “nóng” về môi trường và rõ hơn ở các khu đô thị lớn với nhiều hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều nguyên nhân dẫn đến tính trạng này, trong đó, công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn chưa áp dụng triệt để nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Đến thời điểm này, việc phân loại rác tại nguồn còn gặp nhiều khó khăn. Trước hết từ phía người dân, do thói quen đổ chung tất cả rác thải vào cùng thùng rác; chưa có kinh nghiệm, kỹ năng phân loại rác. Các đơn vị thực hiện công tác thu gom rác cũng chưa có hệ thống xe chuyên dụng riêng cho từng loại rác. Thu phí rác thải theo khối lượng được nhiều nước tiên tiến thực hiện; với tác động giảm lượng rác thải.

Phân trách nhiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt

8-4-2024

Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định rõ về việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt, phân rõ trách nhiệm của Bộ TN&MT và các địa phương. Đến nay, việc hướng dẫn thực hiện đã khá rõ ràng. Theo Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: Quy định yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt (khoản 2 Điều 76); quy định yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; ban hành tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; xây dựng hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy định định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường (khoản 5 Điều 79); hướng dẫn đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt (khoản 4 Điều 80).

Nhân rộng những cánh đồng bán tín-chỉ các-bon

8-4-2024

Để triển khai mục tiêu 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, nhiều địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long đang tích cực triển khai các mô hình, kỹ thuật canh tác tiên tiến, vừa giúp tăng lợi nhuận cho nông dân trồng lúa, vừa giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với thời tiết bất thường. Đặc biệt, sự tham gia của doanh nghiệp ngay từ đầu mùa vụ giúp hai bên có thể đảm bảo chất lượng hạt lúa, gạo đầu ra, cũng như đo đếm số lượng tín chỉ các-bon được tạo thành ở mỗi đồng ruộng. Mùa vụ Đông Xuân năm 2024, ấp Hồng Kỳ, xã Phú Cường, huyện Tam Nông của tỉnh Đồng Tháp có 32 ha lúa tham gia canh tác theo hướng giảm phát thải khí nhà kính. Dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam (VinaRice), nông dân áp dụng các biện pháp sạ lúa giống thưa, 1 phải 5 giảm (Phải sử dụng giống lúa xác nhận; 5 Giảm: giống, nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thất thoát sau thu hoạch) , 3 giảm 3 tăng (3 Giảm: giống gieo sạ, thuốc trừ sâu, phân đạm; 3 Tăng: năng suất lúa, chất lượng lúa gạo, hiệu quả kinh tế), tưới khô ướt xen kẽ...

Sở Du lịch phối hợp với ISPONRE tổ chức cho gần 100 học viên tham gia khóa tập huấn “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai” năm 2024

15-4-2024

Vừa qua, cuối tháng 3/2024, tại thị xã Sa Pa, Sở Du lịch phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), Bộ Tài nguyên và môi trường tổ chức chương trình tập huấn “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai” năm 2024. Chương trình được tổ chức nhằm tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách pháp luật về công tác bảo vệ tài nguyên du lịch; nâng cao nhận thức về tác hại của chất thải nhựa và các giải pháp quản lý chất thải tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực du lịch. Bà Dương Thị Phương Anh - Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ tài nguyên và môi trường, đại điện Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tham trực tiếp giảng dạy cùng với gần 100 học viên là đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn toàn tỉnh.