TIN TỨC-SỰ KIỆN

Phân trách nhiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Ngày đăng: 08 | 04 | 2024

Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định rõ về việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt, phân rõ trách nhiệm của Bộ TN&MT và các địa phương. Đến nay, việc hướng dẫn thực hiện đã khá rõ ràng. Theo Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: Quy định yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt (khoản 2 Điều 76); quy định yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; ban hành tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; xây dựng hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy định định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường (khoản 5 Điều 79); hướng dẫn đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt (khoản 4 Điều 80).

Triển khai hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP , Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, trong đó đã quy định: Nội dung về yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt; Yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; Tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; Hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng hoặc thể tích chất thải; Phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng đối với nhà đầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi kết thúc hoạt động.

2mtr5424
Địa phương tổ chức tập huấn về phân loại rác cho người dân

Bộ cũng đã ban hành hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt đưa ra nhận diện tối đa chủng loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân và phân loại thành 3 nhóm chất thải chính theo đúng quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường gồm: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; Chất thải thực phẩm; Chất thải rắn sinh hoạt khác.

Về phía các địa phương, Luật Bảo vệ môi trường quy định rõ UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm: Quyết định việc phân loại cụ thể chất thải rắn sinh hoạt khác theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Khoản 2 Điều 75); bố trí mặt bằng điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Khoản 2 Điều 76); lựa chọn cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt (Khoản 1 Điều 77); lựa chọn cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt (Khoản 2 Điều 78); quy hoạch, bố trí quỹ đất cho khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thực hiện việc giao đất kịp thời để triển khai xây dựng và vận hành khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; bố trí kinh phí cho việc đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hệ thống các công trình, biện pháp, thiết bị công cộng phục vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn (Khoản 6 Điều 78); quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; quy định giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy định cụ thể hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại (khoản 6 Điều 79).

Theo Monre

NỘI DUNG KHÁC

Nhân rộng những cánh đồng bán tín-chỉ các-bon

8-4-2024

Để triển khai mục tiêu 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, nhiều địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long đang tích cực triển khai các mô hình, kỹ thuật canh tác tiên tiến, vừa giúp tăng lợi nhuận cho nông dân trồng lúa, vừa giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với thời tiết bất thường. Đặc biệt, sự tham gia của doanh nghiệp ngay từ đầu mùa vụ giúp hai bên có thể đảm bảo chất lượng hạt lúa, gạo đầu ra, cũng như đo đếm số lượng tín chỉ các-bon được tạo thành ở mỗi đồng ruộng. Mùa vụ Đông Xuân năm 2024, ấp Hồng Kỳ, xã Phú Cường, huyện Tam Nông của tỉnh Đồng Tháp có 32 ha lúa tham gia canh tác theo hướng giảm phát thải khí nhà kính. Dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam (VinaRice), nông dân áp dụng các biện pháp sạ lúa giống thưa, 1 phải 5 giảm (Phải sử dụng giống lúa xác nhận; 5 Giảm: giống, nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thất thoát sau thu hoạch) , 3 giảm 3 tăng (3 Giảm: giống gieo sạ, thuốc trừ sâu, phân đạm; 3 Tăng: năng suất lúa, chất lượng lúa gạo, hiệu quả kinh tế), tưới khô ướt xen kẽ...

Sở Du lịch phối hợp với ISPONRE tổ chức cho gần 100 học viên tham gia khóa tập huấn “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai” năm 2024

15-4-2024

Vừa qua, cuối tháng 3/2024, tại thị xã Sa Pa, Sở Du lịch phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), Bộ Tài nguyên và môi trường tổ chức chương trình tập huấn “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai” năm 2024. Chương trình được tổ chức nhằm tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách pháp luật về công tác bảo vệ tài nguyên du lịch; nâng cao nhận thức về tác hại của chất thải nhựa và các giải pháp quản lý chất thải tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực du lịch. Bà Dương Thị Phương Anh - Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ tài nguyên và môi trường, đại điện Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tham trực tiếp giảng dạy cùng với gần 100 học viên là đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn toàn tỉnh.

Hai điều luật về đất đai có hiệu lực từ 1/4/2024

15-4-2024

Từ ngày 1/4/2024, Điều 190 và Điều 248 của Luật Đất đai có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2024. Đó là các quy định về hoạt động lấn biến và việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng. Điều 190 Luật Đất đai 2024, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng vốn, kỹ thuật, công nghệ thực hiện các hoạt động lấn biển; có chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho nhà đầu tư thực hiện hoạt động lấn biển theo quy định của pháp luật. Trong đó, các hoạt động lấn biển phải tuân thủ 5 nguyên tắc sau đây: Bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia trên biển; phù hợp với quy định của luật khác có liên quan và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Dựa trên cơ sở đánh giá đầy đủ về kinh tế, xã hội, môi trường, bảo đảm phát triển bền vững, đa dạng sinh học, các yếu tố tự nhiên, tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng; Phù hợp với quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch đô thị; Khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên biển; bảo đảm hài hòa lợi ích của tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động lấn biển và tổ chức, cá nhân khác có liên quan; bảo đảm quyền tiếp cận với biển của người dân, cộng đồng; Hoạt động lấn biển phải được lập thành dự án đầu tư hoặc hạng mục của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

Không ăn thịt thú rừng - góp thiện cho đời

15-4-2024

Đó là thông điệp hưởng ứng Ngày động thực vật hoang dã thế giới và Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia 2024 vừa được phát đi từ tỉnh Quảng Bình. Ngày 13/4, tại thành phố Đồng Hới, Ban quản lý Rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) tỉnh Quảng Bình phối hợp với Tổ chức Fauna & Flora và các cơ quan liên quan tổ chức lễ phát động chiến dịch truyền thông hưởng ứng Ngày động thực vật hoang dã thế giới và Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia 2024. Với thông điệp “Con người có cặp – thú rừng có đôi”, “Không ăn thịt thú rừng - góp thiện cho đời”, sự kiện nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và các bên liên quan về bảo tồn động thực vật hoang dã nói chung và giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm động vật hoang dã nói riêng. Sự kiện cũng nhằm hưởng ứng Ngày động, thực vật hoang dã thế giới và Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia 2024. Đồng thời, tăng cường sự tham gia của các cấp chính quyền và các ban ngành địa phương, kêu gọi thanh niên, người dân, cộng đồng cùng hành động để giảm cầu tiêu thụ, chung tay bảo tồn động, thực vật hoang dã.

Hàng trăm người tham gia “Ngày hội giảm nhựa” tại TP. Huế

15-4-2024

Sự kiện nhằm nâng cao ý thức của người dân ở TP. Huế về giảm thiểu rác thải nhựa và tích cực phân loại rác tại nguồn, góp phần tuyên truyền và thúc đẩy hành động bảo vệ môi trường, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra. Ngày 14/4, tại Trung tâm Thông tin Môi trường (46 Trần Phú, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế), Dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” với sự tài trợ của WWF-Nauy (thông qua Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam, WWF-Việt Nam và được tiếp nhận bởi UBND TP. Huế) phối hợp với Công ty CP Môi trường và Công trình Đô thị Huế (HEPCO) và Hội Sinh viên Đại học Huế tổ chức sự kiện “Reduce Plastic Day - Ngày hội giảm nhựa”. Sự kiện quy tụ gần 200 người tham gia, bao gồm sinh viên tại các trường đại học ở Huế, cán bộ công nhân viên chức và người dân của hai phường Vĩnh Ninh và Phước Vĩnh (TP. Huế).

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam: Đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh

17-4-2024

Ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Báo Điện tử VOV (Đài Tiếng nói Việt Nam) tổ chức “Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam: Đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh”, với mong muốn Diễn đàn là nơi trao đổi, chia sẻ, lắng nghe giữa cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, địa phương, các chuyên gia, nhà nghiên cứu để tiếp tục cụ thể hóa các hành động về chính sách cũng như các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi xanh nền kinh tế của Việt Nam. Tham dự Diễn đàn có Ông Đỗ Tiến Sỹ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên - Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cùng đại diện các Bộ, ngành ở Trung ương và các chuyên gia, nhà khoa học và diện lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp. Đại diện Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Viện trưởng Nguyễn Đình Thọ cũng đã tham dự và đóng góp ý kiến tại Diễn đàn. Qua Diễn đàn, có thể thấy bên cạnh chủ trương, chính sách của Nhà nước, thì các doanh nghiệp cũng cần phải thấy rõ được bối cảnh, thách thức cũng như cơ hội trong phát triển xanh để tự xác định, dự liệu chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án của chính doanh nghiệp mình để nắm bắt được cơ hội, vượt qua được những khó khăn, thách thức trong quá trình chuyển đổi xanh, có những đóng góp thiết thực vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) tiếp đoàn cán bộ Chương trình Chuyển đổi bền vững, thích ứng khí hậu và đại dương (COAST) của Vương Quốc Anh

23-4-2024

Ngày 22/4/2024, tại Trụ sở Viện, Viện trưởng Nguyễn Đình Thọ cùng một số cán bộ thuộc Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) đã có buổi tiếp đoàn cán bộ Chương trình Chuyển đổi bền vững, thích ứng khí hậu và đại dương (COAST) của Vương Quốc Anh. Phía COAST gồm có đại diện Đại sứ quán Anh tại Hà Nội, Quỹ Hành tinh Xanh, Khối thịnh vượng chung và Phát triển. Chương trình này là một Hợp phần của Quỹ Hành tinh xanh, giá trị 500 triệu bảng Anh. Quỹ Hành tinh Xanh (BPF) trị giá 500 triệu bảng Anh của Vương quốc Anh được thành lập vào năm 2021 để hỗ trợ các nước đang phát triển bảo vệ môi trường biển và giảm nghèo. BPF là một danh mục các chương trình song phương và đa phương hoạt động trên toàn cầu. Danh mục đầu tư của BPF tập trung vào bảy lĩnh vực: i) hỗ trợ các nước đang phát triển thiết lập và quản lý các khu bảo tồn biển (MPA), ii) tăng cường quản lý nghề cá quy mô lớn, iii) giải quyết nạn đánh bắt cá bất hợp pháp, không được kiểm soát và không báo cáo, iv) tăng cường đầu tư vào bảo vệ và khôi phục môi trường sống ven biển và biển, v) hỗ trợ năng suất và khả năng phục hồi khí hậu của nghề cá thủ công, vi) mở rộng quy mô nuôi trồng thủy sản bền vững và vii) giải quyết ô nhiễm biển.

Thương mại điện tử bền vững: Phải giảm rác thải nhựa

25-4-2024

Những năm gần đây, thương mại điện tử (TMĐT) của Việt Nam tăng trưởng nhanh dẫn tới việc sử dụng ngày càng lớn bao bì và vật liệu nhựa, gây tác động tiêu cực đến môi trường. Chính vì vậy, cần có giải pháp đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn, giảm mức độ sử dụng, tăng tỷ lệ thu gom, tái sử dụng, tái chế bao bì, vật liệu nhựa, góp phần phát triển TMĐT bền vững. Theo báo cáo chất thải nhựa bao bì từ TMĐT tại Việt Nam, quy mô thị trường bán lẻ hàng hóa trực tuyến năm 2023 của Việt Nam ước tính khoảng 17,3 tỷ USD với tổng số gói, kiện hàng hoá là 1,84 tỷ USD. Đồng thời, quy mô của dịch vụ gọi đồ ăn công nghệ ước đạt trên 1,4 tỷ USD. Ước tính năm 2023, TMĐT ở Việt Nam sử dụng 332 nghìn tấn bao bì, trong đó khối lượng bao bì nhựa các loại là 171 nghìn tấn. Như vậy, quy mô sử dụng bao bì với thành phần vật liệu, dụng cụ nhựa trong đóng gói rất cao. Với tốc độ tăng trưởng trên 25% mỗi năm thì đến năm 2030, lượng rác thải nhựa từ TMĐT sẽ lên tới 800 nghìn tấn.

Họp Kỹ thuật tham vấn kết quả Kiểm kê KNK cho 3 thành phố Huế, Hà Giang, Vĩnh Yên

25-4-2024

Trong khuôn khổ Dự án “Lồng ghép chống chịu biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường để phát triển các đô thị xanh loại II” (gọi tắt là Dự án Thành phố Xanh, ngày 25/4/2024, tại trụ sở Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Ban quản lý dự án (QLDA) tổ chức họp Kỹ thuật tham vấn kết quả Kiểm kê KNK cho 3 thành phố Huế, Hà Giang, Vĩnh Yên. Mục tiêu của Dự án nhằm tăng cường năng lực thể chế bảo vệ môi trường và chống chịu biến đổi khí hậu phục vụ phát triển xanh các đô thị này. Dự án được tài trợ bởi Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Tham dự cuộc họp Ban Lãnh đạo quản lý Dự án, các thành viên nhóm chuyên gia. Cuộc họp do Phó Viện trưởng, Phó Giám đốc Dự án Nguyễn Trung Thắng chủ trì.

Ứng dụng công nghệ dự báo tiềm năng nước ngầm

25-4-2024

Nhóm các nhà khoa học từ Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã hợp tác nghiên cứu ứng dụng học máy dựa trên mô hình lai để dự báo tiềm năng nước ngầm vùng Bắc Trung Bộ nhằm góp phần quan trọng trong công tác quản lý, sử dụng và bảo vệ hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này. Nguồn nước ngầm (nước dưới đất) vô cùng quý giá, có tác dụng lớn trong việc cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, trước sức ép về tăng trưởng kinh tế, dân số tăng nhanh, ô nhiễm môi trường… khiến nguồn nước đang dần bị suy giảm và cạn kiệt. Theo kết quả nghiên cứu của Hội Địa chất thủy văn Việt Nam cho thấy, mỗi năm mực nước ngầm của Đồng bằng sông Cửu Long tụt giảm 40cm, kéo theo lún sụt mặt đất, tạo điều kiện cho nước biển dâng cao, mặn nhập sâu. Nếu như trước đây, giếng khoan cần độ sâu khoảng 100m là có thể khai thác được nguồn nước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thì nay phải khoan sâu gấp đôi.

Quản lý rác thải điện tử - Bài học từ thế giới

25-4-2024

Rác thải điện tử khó tái chế, xử lý với chi phí cao nên việc xử lý ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thể là bài học hữu ích cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam trong xử lý loại chất thải này. Theo nghiên cứu mới nhất của TS. Nguyễn Thuý Quỳnh – Khoa Kinh tế Quốc tế, Đại học Ngoại Thương và cộng sự về “Thực trạng hoạt động quản lý rác thải điện tử ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” cho thấy, rác thải điện tử vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ tại các nước Đông Nam Á. Đây là những thiết bị điện tử đã qua sử dụng và sắp hết thời gian sử dụng, bị loại bỏ hoặc đưa vào tái chế, bao gồm các loại thiết bị bất kỳ, được sản xuất, kinh doanh với mạch điện hay các cấu phần điện tử với nguồn điện hay pin. Trong rác thải điện tử có chứa rất nhiều kim loại nặng, hầu hết các thiết bị điện tử đều chứa các nguyên tố độc hại cao như: Chì, thuỷ ngân, các chất chống cháy,… Sau khi bị hỏng hoặc không được sử dụng và bị thải bỏ ra môi trường, các chất độc hại trong rác thải điện tử sẽ thấm vào lòng đất, đặc biệt là những tháng mùa hè khi nhiệt độ tăng cao.

Bộ Công Thương hoàn thành Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

2-5-2024

Tin từ Văn phòng Bộ Công Thương, cơ quan này vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (cơ chế DPPA). Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 103/2023/QH15 ngày 9/11/2023 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngày 9/4/2024, Bộ Công Thương đã ký quyết định thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA). Theo báo cáo của Cục Điều tiết Điện lực, tính đến ngày 25/4, Ban soạn thảo, Tổ biên tập nhận được văn bản góp ý của 30 đơn vị. Trên cơ sở ý kiến góp ý, Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã nghiên cứu tiếp thu giải trình Dự thảo 2 Nghị định quy định cơ chế DPPA theo hướng rút gọn, hoàn thiện hồ sơ thẩm định (Tờ trình Chính phủ về Dự thảo Nghị định; Dự thảo 3 Nghị định quy định cơ chế DPPA; Báo cáo Chính phủ đánh giá tác động của chính sách; Bảng tổng hợp tổng hợp các góp ý, đề xuất sửa đổi, bổ sung và giải trình của Bộ Công Thương) gửi Bộ Tư pháp, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.