TIN TỨC-SỰ KIỆN

Việt Nam – Hà Lan: Hợp tác"tổng lực" tìm giải pháp cho vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu và môi trường

Ngày đăng: 20 | 03 | 2024

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh và Bộ trưởng Mark Harbers kỳ vọng Việt Nam và Hà Lan sẽ có thể hợp tác "tổng lực" để tìm ra những giải pháp dựa vào tự nhiên giải quyết vấn đề về thích ứng biến đổi khí hậu và môi trường. Chiều 18/3, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã có buổi tiếp song phương với Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng và Quản lý nước Hà Lan Mark Harbers để trao đổi về các chương trình hợp tác trong thời gian tới. Tham gia buổi làm việc có Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hương Nam; lãnh đạo các đơn vị Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT): Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Lê Ngọc Tuấn; Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Tăng Thế Cường; Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh; Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam Trần Bình Trọng; Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học Nguyễn Văn Tài; Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường Nguyễn Đình Thọ; Chánh Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam Nguyễn Thị Thu Linh.

small 20240318 bo truong hop song phuong voi bt ha lan 1
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh và Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng và Quản lý nước Hà Lan Mark Harbers tại buổi tiếp song phương chiều ngày 18/3

Tham gia Đoàn công tác của Bộ trưởng Mark Harbers có Cục trưởng Cục quản lý hàng không và hàng hải Brigit Gijsbers; Giám đốc phụ trách đất đai, quy hoạch không gian và thích ứng biến đổi khí hậu Rene Vrugt; Giám đốc chương trình, điều phối viên đồng bằng Việt Nam Sander Carpaij; Chuyên viên cao cấp về chính sách, hợp tác quốc tế và đa dạng sinh thái Gijs van den Berg; Bí thư thứ nhất, Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam Willem Timmerman; Cố vấn chính sách, Đại sứ quán Hà Lan Phạm Minh Uyên.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh thông tin tới Bộ trưởng Mark Harbers, sau phiên họp thứ 8 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Hà Lan của Khuôn khổ Đối tác Chiến lược về Thích ứng với Biến đổi Khí hậu và Quản lý Nước, Bộ TN&MT đang chủ động tích cực triển khai các hoạt động: Hoàn thiện khung pháp lý về quản lý tài nguyên nước theo Luật Tài nguyên nước 2023; Triển khai Kế hoạch hợp tác chung trong tìm kiếm, khai thác cát ngoài khơi bền vững; Xây dựng chương trình hợp tác về giáo dục, đào tạo và nghiên cứu về biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên nước…

Bộ trưởng Mark Harbers ghi nhận việc triển khai nhanh chóng của Bộ TN&MT, đồng thời cho rằng, sau phiên họp thứ 8 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Hà Lan, những nội dung nào còn vướng, khó khăn, hai bên cần lập danh sách ưu tiên và đưa ra những hành động sớm để việc hợp tác có được kết quả tốt. Từ kết quả này, đưa ra cho các quốc gia trong Ủy ban quốc tế về đồng bằng và ven biển (IPDC), tham vấn, học hỏi và xây dựng những chương trình thực hiện về thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, đánh giá cao những hoạt động tích cực của Bộ TN&MT trong các vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là có những giải pháp "thuận thiên" để thích ứng với biến đổi khí hậu. Để triển khai tốt hơn nữa việc hợp tác giữa Việt Nam và Hà Lan trong những chương trình chung, Bộ trưởng Mark Harbers trao đổi chương trình hợp tác về khai thác cát ngoài khơi bền vững; quản lý nước ngầm bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long; khai thác khoáng sản thiết yếu; các hoạt động tại Ủy ban quốc tế về đồng bằng và ven biển (IPDC); … Đây là những thế mạnh của Hà Lan và Bộ trưởng Mark Harbers cho biết sẵn sàng hỗ trợ, hợp tác cũng như chia sẻ với Việt Nam về chính sách, kinh nghiệm, kỹ thuật cũng như các giải pháp tài chính.

Trao đổi với Bộ trưởng Mark Harbers, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, hiện nay với việc Việt Nam cam kết rất mạnh mẽ tại COP26 và đã thực hiện rất nhiều chương trình hành động để thực hiện cam kết, như: Đưa ra các Quy hoạch; kế hoạch phát triển kinh tế xanh kinh tế tuần hoàn; Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP)… do đó rất cần sự đồng hành của các đối tác quốc tế về chia sẻ kinh nghiệm, khoa học công nghệ cũng như tài chính hỗ trợ…

 

small 20240318 bo truong hop song phuong voi bt ha lan 11
Toàn cảnh buổi tiếp và làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh và Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng và Quản lý nước Hà Lan Mark Harbers.

Đối với những nhóm vấn đề mà Bộ trưởng Mark Harbers trao đổi, về khai thác cát ngoài khơi bền vững, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đồng ý cần phải nhanh chóng đưa ra những hướng dẫn cho các dự án tìm nguồn cung ứng cát ngoài khơi. Để củng cố thêm năng lực quản lý việc khai thác, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh giao Cục Địa chất Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để triển khai với trọng tâm là xây dựng hành lang pháp lý, chính sách quy hoạch, đánh giá tác động môi trường và xã hội…

Về quản lý nước ngầm bền vững tại Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, với vị trí địa chính trị đã làm vùng Đồng bằng trở nên dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Hiện nay Bộ TN&MT đang thực hiện một số nghiên cứu liên quan như các giải pháp tổng thể trữ nước nhằm giải quyết vấn đề thừa nước vào mùa lũ, thiếu nước vào mùa khô ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Về vấn đề này, Việt Nam mong muốn Hà Lan có thể hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm nhằm giúp cân bằng nguồn tài nguyên nước, đưa Đồng bằng sông Cửu Long tới trạng thái phát triển bền vững.

Đối với hoạt động tại Ủy ban quốc tế về đồng bằng và ven biển (IPDC), Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đánh giá đây là một nền tảng tốt để chia sẻ kiến thức về thích ứng khí hậu ở các đồng bằng. Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh giao Cục Biến đổi khí hậu, Cục Quản lý tài nguyên nước và Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam phối hợp với phía Hà Lan để đưa ra những đề xuất nâng cao năng lực quốc gia trong vấn đề tận dụng tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu, biến nguy thành cơ, hỗ trợ kinh tế cho người dân của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Về khai thác khoáng sản thiết yếu, hiện nay Bộ TN&MT đã giao Cục Địa chất Việt Nam phối hợp với các bên liên quan để xây dựng danh mục các hoạt động có thể triển khai trong khuôn khổ này. Ngoài ra, có thể mở một dự án chia sẻ công nghệ trong lĩnh vực khai thác và đánh giá tác động của khai thác cát ngoài khơi giữa Việt Nam và Hà Lan.

Cũng tại buổi làm việc, hai Bộ trưởng cùng trao đổi về xây dựng chương trình đánh dấu 15 năm thành lập Khuôn khổ về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên nước giữa hai quốc gia. Đây cũng là dịp để bạn bè trong khu vực và thế giới biết được hai quốc gia đang nỗ lực tuân thủ những cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu.

Theo Monre

NỘI DUNG KHÁC

Một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở vùng ven biển Việt Nam

20-3-2024

Nhằm phát triển kinh tế biển ổn định và bền vững, cũng như hạn chế những sự cố và thiên tai trên biển, nghiên cứu của TS. Trần Bắc Bộ - trường Đại học Mỏ - Địa chất, đã đưa ra một số giải pháp cho người dân vùng ven biển trong việc phát triển các ngành nghề chính mang lại nguồn kinh tế chủ lực và tập trung khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên biển. Việt Nam là một quốc gia ven biển có bờ biển kéo dài 3260 km, đi qua 28 tỉnh thành phố, có trên 30 cảng biển với 166 bến cảng, 350 cầu cảng cùng tổng chiều dài khoảng 45.000m; 112 cửa sông, 47 vùng vịnh, 2770 đảo lớn, nhỏ ven bờ với diện tích khoảng 1720 km2, phân bố rải rác trên các vùng biển ven bờ vịnh Bắc Bộ, biển Tây Nam và phía Nam... Có thể thấy, nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển là rất lớn. Ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho các ngành thực phẩm và công nghiệp, biển còn là nguồn cung cấp hoá chất và khoáng sản với trữ lượng lớn; cùng nguồn năng lượng sạch từ biển và đại dương như năng lượng thuỷ triều, năng lượng sóng,… hiện đang được khai thác sử dụng trong vận tải biển, chạy máy phát điện và phục vụ cho nhiều lợi ích khác của con người.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tham gia giao lưu thể thao Chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024)

21-3-2024

Hòa chung không khí thi đua sôi nổi triển khai Kế hoạch hoạt động Tháng Thanh niên năm 2024 của Đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngày 21/3/2024, được sự đồng ý của Chi ủy, Lãnh đạo Viện, Chi đoàn thanh niên Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Đoàn thanh niên của 03 đơn vị là Cục chuyển đổi số và thông tin dữ liệu tài nguyên và môi trường; Cục đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam và Viện Khoa học đo đạc và bản đồ đồng tổ chức giao lưu thể thao Chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024). Tại buổi giao lưu thể thao, các đơn vị tham gia tranh tài ở các môn như bóng đá nam, kéo co, chạy tập thể, chuyền bóng bay. Chi đoàn Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã nhận phần thưởng từ Ban Tổ chức dành cho Giải Nhì môn Bóng đá Nam và Giải Ba môn Kéo co. Buổi giao lưu đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi, tạo sân chơi lành mạnh, rèn luyện thể dục thể thao, xây dựng tinh thần đoàn kết giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn cũng như công tác đoàn giữa đoàn viên trong các Chi đoàn, góp phần khơi dậy niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Chi bộ Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức học tập chuyên đề tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 2024

25-3-2024

Ngày 23/3/2024, thực hiện Chương trình công tác năm 2024 của Chi ủy, được sự đồng ý của Bí thư Chi bộ, Viện trưởng, Chi ủy phối hợp với Công đoàn Viện tổ chức sinh hoạt Chi bộ ngoại khóa Chuyên đề Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 cho toàn thể cán bộ, đảng viên, viên chức, người lao động tại Tuyên Quang. Khu Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào (xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) được biết đến như là “Thủ đô Khu giải phóng”, “Thủ đô kháng chiến” khi được Bác Hồ và Trung ương Đảng chọn làm căn cứ cách mạng để chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Điểm dừng chân đầu tiên của đoàn Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường là làng Tân Lập - “vùng lõi” của Khu di tích với lán Nà Nưa, cây đa Tân Trào, đình Tân Trào... Nếu như cây đa Tân Trào đã đi vào thi ca như biểu tượng cách mạng của “Thủ đô Khu giải phóng” thì lán Nà Nưa là nơi Bác Hồ đã ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến ngày 22-8-1945. Tới đây, đoàn được nghe những câu chuyện về phong cách giản dị của Bác. Trong chiếc lán đơn sơ được dựng theo kiểu nhà sàn của đồng bào miền núi, Bác đã soạn thảo nhiều văn kiện, chỉ thị, chủ trương... liên quan đến Cách mạng Tháng Tám.

Ứng dụng khoa học công nghệ để đảm bảo an ninh nguồn nước

27-3-2024

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Quyết định số 2846/QĐ-BKHCN phê duyệt Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước” (mã số KC.14/21-30) nhằm mục tiêu đến năm 2030, góp phần giải quyết những vấn đề liên quan đến an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn tài nguyên nước khá phong phú, dồi dào. Tổng lượng nước mặt trung bình khoảng 840 tỷ m3/năm. Với hơn 7.500 đập, hồ chứa đã tạo nên dung tích trữ nước chủ động trên 70 tỷ m3. Nguồn nước là sự sống, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển của đất nước, sinh kế của người dân. Do đó, bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đạt được nhiều kết quả tích cực, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đời sống, sinh hoạt của người dân qua các thời kỳ.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường làm việc với Hiệp hội đánh giá tác động môi trường Nhật Bản (JEAS) về các quy định mới liên quan đến đánh giá tác động môi trường và giấy phép môi trường tại Việt Nam

29-3-2024

Ngày 28/3/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) làm việc với Hiệp hội đánh giá tác động môi trường Nhật Bản (JEAS) nhằm cung cấp thông tin giúp các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam, cũng như các doanh nghiệp Nhật Bản dự kiến đầu tư tại Việt Nam hiểu hơn về các quy định pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt là các điểm mới quy định về đánh giá tác động môi trường và giấy phép môi trường tại Việt Nam thông qua Hội thảo trực tuyến “Các quy định về đánh giá tác động môi trường và giấy phép môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường 2020”. Tham dự Hội thảo có các đại diện của JEAS, về phía ISPONRE có Phó Viện trưởng Mai Thanh Dung cùng một số các cán bộ liên quan đến lĩnh vực cần trao đổi. Hội thảo đã thu hút hơn 300 doanh nghiệp Nhật Bản có ý định đầu tư tại Việt Nam và đang hoạt động tại Việt Nam đăng ký tham gia.

Lộ trình chuyển đổi cho các nhà máy nhiệt điện than lớn của Việt Nam

1-4-2024

Việc loại bỏ dần điện than là điều cần phải làm chứ không phải một lựa chọn, nhằm giảm lượng phát thải carbon cho nền kinh tế Việt Nam và đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng “0”. Sự phụ thuộc vào sản xuất điện than đặt ra những thách thức đáng kể đối với sự phát triển bền vững và an ninh năng lượng. Đây là chia sẻ của bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của UNDP Việt Nam cuộc họp kỹ thuật về lộ trình chuyển đổi từ sản xuất nhiệt điện than sang các giải pháp thay thế bền vững do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) Việt Nam tổ chức ngày 28/3. Mục tiêu của cuộc họp kỹ thuật này là cung cấp thông tin cập nhật về chính sách và công nghệ cho quá trình chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện than, kinh nghiệm quốc tế về công nghệ tốt nhất hiện có (BAT), chi phí, lợi ích và tác động tiềm tàng của quá trình chuyển đổi, đồng thời thảo luận các phương án khác nhau cho việc ngừng hoạt động, chuyển đổi mục đích sử dụng và cải tạo các loại hình nhà máy nhiệt điện than khác nhau.

Thu phí chất thải rắn sinh hoạt

1-4-2024

Khoản 7 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường quy định việc thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng được thực hiện chậm nhất trước ngày 31/12/2024. Hiện nay, môi trường nước ta đang tiếp tục chịu sức ép lớn từ nguồn chất thải rắn sinh hoạt. Ước tính khoảng trên 60.000 tấn thải ra mỗi ngày. Một số địa phương đã xuất hiện các điểm “nóng” về môi trường và rõ hơn ở các khu đô thị lớn với nhiều hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều nguyên nhân dẫn đến tính trạng này, trong đó, công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn chưa áp dụng triệt để nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Đến thời điểm này, việc phân loại rác tại nguồn còn gặp nhiều khó khăn. Trước hết từ phía người dân, do thói quen đổ chung tất cả rác thải vào cùng thùng rác; chưa có kinh nghiệm, kỹ năng phân loại rác. Các đơn vị thực hiện công tác thu gom rác cũng chưa có hệ thống xe chuyên dụng riêng cho từng loại rác. Thu phí rác thải theo khối lượng được nhiều nước tiên tiến thực hiện; với tác động giảm lượng rác thải.

Phân trách nhiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt

8-4-2024

Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định rõ về việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt, phân rõ trách nhiệm của Bộ TN&MT và các địa phương. Đến nay, việc hướng dẫn thực hiện đã khá rõ ràng. Theo Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: Quy định yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt (khoản 2 Điều 76); quy định yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; ban hành tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; xây dựng hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy định định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường (khoản 5 Điều 79); hướng dẫn đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt (khoản 4 Điều 80).

Nhân rộng những cánh đồng bán tín-chỉ các-bon

8-4-2024

Để triển khai mục tiêu 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, nhiều địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long đang tích cực triển khai các mô hình, kỹ thuật canh tác tiên tiến, vừa giúp tăng lợi nhuận cho nông dân trồng lúa, vừa giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với thời tiết bất thường. Đặc biệt, sự tham gia của doanh nghiệp ngay từ đầu mùa vụ giúp hai bên có thể đảm bảo chất lượng hạt lúa, gạo đầu ra, cũng như đo đếm số lượng tín chỉ các-bon được tạo thành ở mỗi đồng ruộng. Mùa vụ Đông Xuân năm 2024, ấp Hồng Kỳ, xã Phú Cường, huyện Tam Nông của tỉnh Đồng Tháp có 32 ha lúa tham gia canh tác theo hướng giảm phát thải khí nhà kính. Dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam (VinaRice), nông dân áp dụng các biện pháp sạ lúa giống thưa, 1 phải 5 giảm (Phải sử dụng giống lúa xác nhận; 5 Giảm: giống, nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thất thoát sau thu hoạch) , 3 giảm 3 tăng (3 Giảm: giống gieo sạ, thuốc trừ sâu, phân đạm; 3 Tăng: năng suất lúa, chất lượng lúa gạo, hiệu quả kinh tế), tưới khô ướt xen kẽ...

Sở Du lịch phối hợp với ISPONRE tổ chức cho gần 100 học viên tham gia khóa tập huấn “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai” năm 2024

15-4-2024

Vừa qua, cuối tháng 3/2024, tại thị xã Sa Pa, Sở Du lịch phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), Bộ Tài nguyên và môi trường tổ chức chương trình tập huấn “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai” năm 2024. Chương trình được tổ chức nhằm tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách pháp luật về công tác bảo vệ tài nguyên du lịch; nâng cao nhận thức về tác hại của chất thải nhựa và các giải pháp quản lý chất thải tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực du lịch. Bà Dương Thị Phương Anh - Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ tài nguyên và môi trường, đại điện Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tham trực tiếp giảng dạy cùng với gần 100 học viên là đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn toàn tỉnh.

Hai điều luật về đất đai có hiệu lực từ 1/4/2024

15-4-2024

Từ ngày 1/4/2024, Điều 190 và Điều 248 của Luật Đất đai có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2024. Đó là các quy định về hoạt động lấn biến và việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng. Điều 190 Luật Đất đai 2024, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng vốn, kỹ thuật, công nghệ thực hiện các hoạt động lấn biển; có chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho nhà đầu tư thực hiện hoạt động lấn biển theo quy định của pháp luật. Trong đó, các hoạt động lấn biển phải tuân thủ 5 nguyên tắc sau đây: Bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia trên biển; phù hợp với quy định của luật khác có liên quan và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Dựa trên cơ sở đánh giá đầy đủ về kinh tế, xã hội, môi trường, bảo đảm phát triển bền vững, đa dạng sinh học, các yếu tố tự nhiên, tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng; Phù hợp với quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch đô thị; Khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên biển; bảo đảm hài hòa lợi ích của tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động lấn biển và tổ chức, cá nhân khác có liên quan; bảo đảm quyền tiếp cận với biển của người dân, cộng đồng; Hoạt động lấn biển phải được lập thành dự án đầu tư hoặc hạng mục của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

Không ăn thịt thú rừng - góp thiện cho đời

15-4-2024

Đó là thông điệp hưởng ứng Ngày động thực vật hoang dã thế giới và Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia 2024 vừa được phát đi từ tỉnh Quảng Bình. Ngày 13/4, tại thành phố Đồng Hới, Ban quản lý Rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) tỉnh Quảng Bình phối hợp với Tổ chức Fauna & Flora và các cơ quan liên quan tổ chức lễ phát động chiến dịch truyền thông hưởng ứng Ngày động thực vật hoang dã thế giới và Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia 2024. Với thông điệp “Con người có cặp – thú rừng có đôi”, “Không ăn thịt thú rừng - góp thiện cho đời”, sự kiện nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và các bên liên quan về bảo tồn động thực vật hoang dã nói chung và giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm động vật hoang dã nói riêng. Sự kiện cũng nhằm hưởng ứng Ngày động, thực vật hoang dã thế giới và Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia 2024. Đồng thời, tăng cường sự tham gia của các cấp chính quyền và các ban ngành địa phương, kêu gọi thanh niên, người dân, cộng đồng cùng hành động để giảm cầu tiêu thụ, chung tay bảo tồn động, thực vật hoang dã.