TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tháo gỡ vướng mắc liên quan đến kiến nghị của Hiệp hội Điều

Ngày đăng: 31 | 07 | 2017

Liên quan đến việc Hiệp hội Điều kêu khó vì bị ách tắc hàng ở cửa khẩu, ngày 27/7, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hải quan Vũ Ngọc Anh đã ký công văn chính thức lên tiếng về vấn đề này.

Theo đó, Tổng Cục Hải quan cho biết, về địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa thuộc Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 15/2017/QĐ- TTg được quy định cụ thể như sau: Đối với nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng xuất khảu, DN được lựa chọn làm thủ tục nhập khẩu tại một Chi cục Hải quan sau: Chi cục Hải quan nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất; Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan cảng xuất khảu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu thuộc Cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất hoặc nơi có cửa khẩu nhập.

Đối với nguyên liệu, vật tư, thiết bị máy móc, linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để sản xuất tiêu thụ trong nước, Tổng Cục Hải quan cho biết, thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 Quyết định số 15/2017/QĐ-TTg, theo đó DN được lựa chọn làm thủ tục hại quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập hoặc tại Chi cục Hải quan nơi có nhà máy, cơ sở sản xuất. Đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện dự án đầu tư miễn thuế, Tổng Cục Hải quan nêu rõ: Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 85 Thông tư 38/2015/TT-BTC, theo đó DN làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp đồng vận chuyển hoặc Chi cục Hải quan quản lý hàng dầu tư thuộc Cục Hải quan nơi hàng hóa nhập khẩu. Công văn của Tổng Cục hải quan cho rằng, đối với hàng hóa nhập khẩu kinh doanh tiêu dùng thì phải làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập. Do đó, yêu cầu Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh kiểm tra nội dung báo chí phản ánh, trường hợp phát hiện cán bộ công chức hải quan thực hiện không đúng quy định, cố tình gây phiền hà, khó khăn cho DN trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan thì tiến hành xử lý kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan theo quy định và báo cáo kết quả về Tổng cục Hải quan trong ngày 31/7/2017.

Trước đó, như Kinh tế & Đô thị đưa tin, ngày 25/7, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) Đặng Hoàng Giang đã ký công văn gửi các cơ quan chức năng kiến nghị về thủ tục hải quan đang làm khó việc xuất nhập khẩu điều thô. Cụ thể, trước tình trạng hàng trăm container điều thô nhập khẩu và điều nhân xuất khẩu khi về tới cảng TP Hồ Chí Minh buộc phải lưu công, lưu bãi chờ thông quan do vướng mắc các quy định mới về khai báo hải quan, Vinacas đã có Công văn 115/2017/CV-HHĐ gửi các Bộ: Tài chính, Công Thương, NN&PTNT, cùng Tổng cục, Chi cục Hải quan các tỉnh, thành đề xuất giải pháp xử lý. Công văn nêu rõ, trước đây doanh nghiệp được phép làm thủ tục khai báo hải quan và kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu nơi hàng đến (một cửa) thông qua Chi cục Hải quan tại TP Hồ Chí Minh với thời gian và thủ tục thông quan nhanh chóng. Tuy nhiên hiện nay, sau khi Công văn số 4828/TCHQ-GSQL ngày 27/06/2017 và Công văn số 4824/TCHQ-GSQL ngày 20/7/2017 của Tổng cục Hải quan về việc thực hiện Quyết dịnh số 15/2017/QĐ-TTg ngày 12/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ) có hiệu lực, các doanh nghiệp bắt buộc phải khai báo hải quan tại Chi cục Hải quan của tỉnh, thành nơi cơ sở đặt cơ sở sản xuất (như ở Bình Phước và Đồng Nai).

Hiệp hội này cho rằng, quy định mới này đã phát sinh thêm “một cửa thứ 2”, vì việc kiểm dịch thực vật vẫn bắt buộc thực hiện tại TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, cơ quan kiểm dịch thực vật vùng II không thể lấy mẫu kiểm dịch ngay khi hàng về tới cảng TP Hồ Chí Minh, cơ quan này phải đợi hàng hóa đã được kiểm tra xong bởi Chi Cục Hải quan của tỉnh/thành phố nơi có doanh nghiệp đặt cơ sở sản xuất sau đó mới tiến hành lấy mẫu kiểm dịch. “Việc làm này gây lãng phí thời gian và chi phí liên quan cho doanh nghiệp xã hội (cho phí lưu công, lưu bãi, gia tăng thời gian vận chuyển hàng hóa từ cảng về kho của doanh nghiệp; trì hoãn thời gian xếp dỡ và tiến độ sản xuất, giao hàng cho khách…)” – ông Giang nêu rõ.

NỘI DUNG KHÁC

Nông nghiệp công nghệ cao: Doanh nghiệp là “đầu tàu” của chuỗi giá trị

17-7-2017

Trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cần có chính sách tăng cường phổ biến kiến thức, năng lực quản trị cho người nông dân.

Đầu tư vào nông nghiệp loay hoay trong giấc mơ ngàn tỷ

24-7-2017

Các doanh nghiệp nông nghiệp của Việt Nam đang loay hoay mơ giấc mơ ngàn tỷ bởi những rào cản chính sách khó vượt qua.

TTCK phái sinh đã sẵn sàng

24-7-2017

Dự kiến đầu tháng 8 tới đây, thị trường chứng khoán (TTCK) phái sinh sẽ chính thức đi vào hoạt động. Trải qua một chặng đường khá dài chuẩn bị về cơ sở vật chất, điều kiện thị trường cũng như trình độ nhân lực, đến thời điểm này, có thể thấy tất cả mọi thứ đã đạt đến điểm chín muồi cho sự ra đời của TTCK phái sinh.

Mục tiêu 250 triệu USD và 10.000 tỷ đồng của ngành chè

14-7-2017

Mục tiêu ngành chè Việt Nam năm 2017 là xuất khẩu chính ngạch đạt trên 150.000 tấn với kim ngạch trên 250 triệu USD, đồng thời chiếm lĩnh được thị trường trong nước với sản lượng khoảng 50.000 tấn và doanh thu khoảng 10.000 tỷ đồng.

Cải cách kiểm tra chuyên ngành: còn khoảng cách rất lớn với yêu cầu của Chính phủ

14-7-2017

TS Nguyễn Đình Cung cho rằng “danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành quá nhiều, thông thường cứ dài ra, nhiều lên”.

VCCI đề nghị tiếp tục giảm quy định về xuất khẩu gạo

13-7-2017

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị thay đổi nhiều điểm trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo và đang đưa ra lấy ý kiến.

Những "sự thật" mới về thị trường nông thôn

13-7-2017

22,5 triệu người đang sử dụng mạng xã hội Facebook; tăng trưởng của dòng sản phẩm cao cấp tới 38,5%... là hai trong những “sự thật” đáng chú ý về thị trường nông thôn vừa được một công ty nghiên cứu thị trường chỉ ra buộc các nhà sản xuất phải có cái nhìn khác về thị trường luôn được đánh giá là tiềm năng này.

Hộ kinh doanh ngại lên doanh nghiệp

13-7-2017

Lý do các hộ kinh doanh chưa thực sự muốn chuyển đổi lên doanh nghiệp là vì ngại phát sinh chi phí nhiều hơn, thủ tục kế toán, báo cáo thuế.

Hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ bền vững

5-7-2017

Khi tâm lý sợ hãi đẩy người tiêu dùng đi tìm kiếm cho mình và gia đình nguồn thực phẩm sạch, thì cũng là lúc những sản phẩm mang tên gọi “hữu cơ” xuất hiện như nấm sau mưa.

Lấy lại đà tăng trưởng: Ngành nông nghiệp vững bước tới mục tiêu

7-7-2017

Những tháng đầu năm 2016, lần đầu tiên ghi nhận ngành nông nghiệp tăng trưởng âm, sau đó, nhờ những giải pháp chủ động, sáng tạo, tăng trưởng được phục hồi. Và trong 6 tháng đầu năm 2017, ngành nông nghiệp đã lấy lại đà tăng trưởng. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức sáng ngày 30/6, tại Hà Nội.

Ngành nông nghiệp Việt Nam cần tập trung vào mục tiêu chính

6-7-2017

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Việt Nam Nguyễn Xuân Cường, ngàn hnông nghiệp sẽ phải tăng cường nỗ lực trong nhiều lĩnh vực để đạt 3 mục tiêu chính đặt ra cho năm 2017. Phát biểu tại một cuộc hội thảo tổ chức hồi tuần trước tại Hà Nội, ông Cường đã công bố tổng quan tình hình hoạt động ngành nông nghiệp trong nửa đầu năm 2017 và đặt ra các định hướng cho nửa cuối năm 2017.

Bốn tháng xin 1 giấy phép: Còn thời gian đâu làm ăn?

7-7-2017

Luật An toàn thực phẩm (ATTP) quy định một kiểu, Nghị định lại yêu cầu làm một kiểu khác với quy trình và thủ tục rườm rà, phức tạp khiến các DN trong ngành chật vật xin đủ các loại giấy phép. Quy định trong Nghị định chưa rõ ràng khiến cán bộ làm việc theo “cảm tính”, gây ra tình trạng nhũng nhiễu DN.