TIN TỨC-SỰ KIỆN

Cải cách kiểm tra chuyên ngành: còn khoảng cách rất lớn với yêu cầu của Chính phủ

Ngày đăng: 14 | 07 | 2017

TS Nguyễn Đình Cung cho rằng “danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành quá nhiều, thông thường cứ dài ra, nhiều lên”.

images1356895_kinhdoanh1

Theo TS Nguyễn Đình Cung, trong cải cách các quy định về kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu, vẫn còn có khoảng cách rất lớn từ yêu cầu của Chính phủ tới kết quả thực tế.

 

 

 

Danh mục hàng hóa phải kiểm tra cứ “dài ra, nhiều lên’

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã nhắc tới yêu cầu phải đẩy mạnh cải cách các quy định về kiểm tra chuyên ngành (gồm kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng và kiểm dịch) với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Theo Phó Thủ tướng, hiện tỷ lệ hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành lên tới 35% là quá cao, dù Chính phủ đã đặt mục tiêu kéo giảm xuống còn 15%. Trong khi đó, tỷ lệ lô hàng phát hiện vi phạm rất ít, như ở Cục Hải quan TPHCM chỉ phát hiện 0,04% lô hàng vi phạm an toàn thực phẩm. Hơn nữa, theo Bộ Tài chính, nhiều bộ đưa danh mục hàng hóa phải kiểm tra nhưng không có tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể, gây khó cho doanh nghiệp.

Trước đó trong tháng 6, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã yêu cầu các cơ quan rà soát, thống nhất danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành theo hướng không chồng chéo đối với cùng một mặt hàng phải qua kiểm tra của nhiều cơ quan.

Phó Thủ tướng cũng giao các Bộ quản lý chuyên ngành liên quan khẩn trương ban hành danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành tại khâu thông quan theo đúng Nghị quyết số 19 năm 2017.

Đồng thời rà soát, làm rõ căn cứ pháp lý và mục đích yêu cầu của từng loại giấy tờ kiểm tra chuyên ngành. Trường hợp xác định loại chứng từ có tên gọi khác nhau nhưng bản chất nội dung kiểm tra tương tự nhau thì sửa đổi, điều chỉnh theo hướng thống nhất dùng một loại chứng từ để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Theo TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, văn bản quy phạm pháp luật quy định về kiểm tra chuyên ngành có khá nhiều vấn đề.

Thứ nhất, danh mục hàng hóa kiểm tra quá nhiều, thông thường cứ dài ra, nhiều lên.

Thứ hai, các thủ tục về kiểm tra chuyên ngành nhìn chung phức tạp và chồng chéo nhau.

Thứ ba, có sự chồng chéo trong quản lý, một sản phẩm do hai, ba, thậm chí là bốn bộ cùng quản lý, không phải bằng một quy trình thủ tục giống nhau, bằng một tiêu chí chất lượng giống nhau mà thường khác đi và từ đó chi phí (gồm cả chi phí chính thức và không chính thức) tăng lên, dẫn đến mục tiêu quản lý Nhà nước không đạt được và chi phí quản lý tăng lên.

Vị Viện trưởng cho rằng Chính phủ đã nhận ra những bất cập này và đã yêu cầu thay đổi nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cho đến nay, một số bộ, ngành đã triển khai thực hiện, nhưng nhìn chung những yêu cầu về quản lý đặt ra trong Nghị quyết 19,  nghị quyết thường kỳ của Chính phủ và những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với kết quả đạt được còn xa. “Kết quả cải cách còn có khoảng cách rất lớn với yêu cầu của Chính phủ”, ông Cung khẳng định.

Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh là vị trí then chốt để cải cách

Theo ông Cung, việc cần làm trước tiên, mang tính mấu chốt là cần phải thu hẹp danh mục hàng hóa phải quản lý chuyên ngành. Việc này chưa thực hiện được thì chưa thể làm được các việc tiếp theo.

“Theo tôi, phải cắt được một nửa hoặc 2/3 danh mục để kéo giảm tỷ lệ lô hàng xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành từ mức 35% hiện nay xuống còn 20%. Nếu giảm được cái này sẽ giảm được chi phí hàng tỷ USD/năm, góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế hiệu quả”, ông Cung nói.

Cũng theo ông Cung, có thể không cần ban hành thêm nghị quyết nữa mà chỉ cần triển khai thực hiện quyết liệt các nghị quyết đã có. Trong đó, những người đứng đầu các bộ, cơ quan gồm Bộ trưởng và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố là hai vị trí then chốt để thực hiện.

Cùng với đó, các cơ quan báo chí, chuyên gia, các cơ quan phản biện độc lập, các hiệp hội, phải chủ động hơn trong việc đề xuất, tranh luận, gây áp lực để các cơ quan thay đổi.

Trên thực tế, sự chồng chéo trong quản lý và kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất – nhập khẩu là vấn đề khiến doanh nghiệp phàn nàn nhiều nhất. Theo báo cáo khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp năm 2016 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện, có đến 93% doanh nghiệp được hỏi cho biết, quy định về kiểm tra chuyên ngành quá nhiều, lại nằm ở nhiều văn bản khác nhau nên doanh nghiệp khó nắm bắt thông tin và tuân thủ. 89% doanh nghiệp cho rằng, nhiều quy định không phù hợp thực tế và 82% doanh nghiệp nhận thấy sự phối hợp giữa các cơ quan chưa tốt.

Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB), trong năm 2016, 60% hàng hóa thông quan qua luồng xanh với 10 triệu tờ khai hải quan, chứng tỏ doanh nghiệp Việt Nam tuân thủ tốt quy định, nhưng lại chịu giám sát của 346 văn bản quy phạm pháp luật nên dễ phát sinh vi phạm.

WB cũng cho rằng hàng hóa qua luồng vàng chiếm 34,8% là quá cao so với các nước khác, chủ yếu là kiểm tra chuyên ngành, không thực hiện cắt giảm được theo tinh thần Nghị quyết số 19 của Chính phủ. Hàng hóa qua luồng đỏ chiếm 5,3%, đã giảm so với trước, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần đánh giá kỹ.

Thành Đạt
Theo Chinhphu.vn

images1356895_kinhdoanh1

Theo TS Nguyễn Đình Cung, trong cải cách các quy định về kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu, vẫn còn có khoảng cách rất lớn từ yêu cầu của Chính phủ tới kết quả thực tế.

Danh mục hàng hóa phải kiểm tra cứ “dài ra, nhiều lên’

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã nhắc tới yêu cầu phải đẩy mạnh cải cách các quy định về kiểm tra chuyên ngành (gồm kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng và kiểm dịch) với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Theo Phó Thủ tướng, hiện tỷ lệ hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành lên tới 35% là quá cao, dù Chính phủ đã đặt mục tiêu kéo giảm xuống còn 15%. Trong khi đó, tỷ lệ lô hàng phát hiện vi phạm rất ít, như ở Cục Hải quan TPHCM chỉ phát hiện 0,04% lô hàng vi phạm an toàn thực phẩm. Hơn nữa, theo Bộ Tài chính, nhiều bộ đưa danh mục hàng hóa phải kiểm tra nhưng không có tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể, gây khó cho doanh nghiệp.

Trước đó trong tháng 6, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã yêu cầu các cơ quan rà soát, thống nhất danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành theo hướng không chồng chéo đối với cùng một mặt hàng phải qua kiểm tra của nhiều cơ quan.

Phó Thủ tướng cũng giao các Bộ quản lý chuyên ngành liên quan khẩn trương ban hành danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành tại khâu thông quan theo đúng Nghị quyết số 19 năm 2017.

Đồng thời rà soát, làm rõ căn cứ pháp lý và mục đích yêu cầu của từng loại giấy tờ kiểm tra chuyên ngành. Trường hợp xác định loại chứng từ có tên gọi khác nhau nhưng bản chất nội dung kiểm tra tương tự nhau thì sửa đổi, điều chỉnh theo hướng thống nhất dùng một loại chứng từ để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Theo TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, văn bản quy phạm pháp luật quy định về kiểm tra chuyên ngành có khá nhiều vấn đề.

Thứ nhất, danh mục hàng hóa kiểm tra quá nhiều, thông thường cứ dài ra, nhiều lên.

Thứ hai, các thủ tục về kiểm tra chuyên ngành nhìn chung phức tạp và chồng chéo nhau.

Thứ ba, có sự chồng chéo trong quản lý, một sản phẩm do hai, ba, thậm chí là bốn bộ cùng quản lý, không phải bằng một quy trình thủ tục giống nhau, bằng một tiêu chí chất lượng giống nhau mà thường khác đi và từ đó chi phí (gồm cả chi phí chính thức và không chính thức) tăng lên, dẫn đến mục tiêu quản lý Nhà nước không đạt được và chi phí quản lý tăng lên.

Vị Viện trưởng cho rằng Chính phủ đã nhận ra những bất cập này và đã yêu cầu thay đổi nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cho đến nay, một số bộ, ngành đã triển khai thực hiện, nhưng nhìn chung những yêu cầu về quản lý đặt ra trong Nghị quyết 19,  nghị quyết thường kỳ của Chính phủ và những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với kết quả đạt được còn xa. “Kết quả cải cách còn có khoảng cách rất lớn với yêu cầu của Chính phủ”, ông Cung khẳng định.

Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh là vị trí then chốt để cải cách

Theo ông Cung, việc cần làm trước tiên, mang tính mấu chốt là cần phải thu hẹp danh mục hàng hóa phải quản lý chuyên ngành. Việc này chưa thực hiện được thì chưa thể làm được các việc tiếp theo.

“Theo tôi, phải cắt được một nửa hoặc 2/3 danh mục để kéo giảm tỷ lệ lô hàng xuất nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành từ mức 35% hiện nay xuống còn 20%. Nếu giảm được cái này sẽ giảm được chi phí hàng tỷ USD/năm, góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế hiệu quả”, ông Cung nói.

Cũng theo ông Cung, có thể không cần ban hành thêm nghị quyết nữa mà chỉ cần triển khai thực hiện quyết liệt các nghị quyết đã có. Trong đó, những người đứng đầu các bộ, cơ quan gồm Bộ trưởng và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố là hai vị trí then chốt để thực hiện.

Cùng với đó, các cơ quan báo chí, chuyên gia, các cơ quan phản biện độc lập, các hiệp hội, phải chủ động hơn trong việc đề xuất, tranh luận, gây áp lực để các cơ quan thay đổi.

Trên thực tế, sự chồng chéo trong quản lý và kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất – nhập khẩu là vấn đề khiến doanh nghiệp phàn nàn nhiều nhất. Theo báo cáo khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp năm 2016 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện, có đến 93% doanh nghiệp được hỏi cho biết, quy định về kiểm tra chuyên ngành quá nhiều, lại nằm ở nhiều văn bản khác nhau nên doanh nghiệp khó nắm bắt thông tin và tuân thủ. 89% doanh nghiệp cho rằng, nhiều quy định không phù hợp thực tế và 82% doanh nghiệp nhận thấy sự phối hợp giữa các cơ quan chưa tốt.

Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB), trong năm 2016, 60% hàng hóa thông quan qua luồng xanh với 10 triệu tờ khai hải quan, chứng tỏ doanh nghiệp Việt Nam tuân thủ tốt quy định, nhưng lại chịu giám sát của 346 văn bản quy phạm pháp luật nên dễ phát sinh vi phạm.

WB cũng cho rằng hàng hóa qua luồng vàng chiếm 34,8% là quá cao so với các nước khác, chủ yếu là kiểm tra chuyên ngành, không thực hiện cắt giảm được theo tinh thần Nghị quyết số 19 của Chính phủ. Hàng hóa qua luồng đỏ chiếm 5,3%, đã giảm so với trước, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần đánh giá kỹ.

Thành Đạt
Theo Chinhphu.vn

NỘI DUNG KHÁC

VCCI đề nghị tiếp tục giảm quy định về xuất khẩu gạo

13-7-2017

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị thay đổi nhiều điểm trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo và đang đưa ra lấy ý kiến.

Những "sự thật" mới về thị trường nông thôn

13-7-2017

22,5 triệu người đang sử dụng mạng xã hội Facebook; tăng trưởng của dòng sản phẩm cao cấp tới 38,5%... là hai trong những “sự thật” đáng chú ý về thị trường nông thôn vừa được một công ty nghiên cứu thị trường chỉ ra buộc các nhà sản xuất phải có cái nhìn khác về thị trường luôn được đánh giá là tiềm năng này.

Hộ kinh doanh ngại lên doanh nghiệp

13-7-2017

Lý do các hộ kinh doanh chưa thực sự muốn chuyển đổi lên doanh nghiệp là vì ngại phát sinh chi phí nhiều hơn, thủ tục kế toán, báo cáo thuế.

Hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ bền vững

5-7-2017

Khi tâm lý sợ hãi đẩy người tiêu dùng đi tìm kiếm cho mình và gia đình nguồn thực phẩm sạch, thì cũng là lúc những sản phẩm mang tên gọi “hữu cơ” xuất hiện như nấm sau mưa.

Lấy lại đà tăng trưởng: Ngành nông nghiệp vững bước tới mục tiêu

7-7-2017

Những tháng đầu năm 2016, lần đầu tiên ghi nhận ngành nông nghiệp tăng trưởng âm, sau đó, nhờ những giải pháp chủ động, sáng tạo, tăng trưởng được phục hồi. Và trong 6 tháng đầu năm 2017, ngành nông nghiệp đã lấy lại đà tăng trưởng. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức sáng ngày 30/6, tại Hà Nội.

Ngành nông nghiệp Việt Nam cần tập trung vào mục tiêu chính

6-7-2017

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Việt Nam Nguyễn Xuân Cường, ngàn hnông nghiệp sẽ phải tăng cường nỗ lực trong nhiều lĩnh vực để đạt 3 mục tiêu chính đặt ra cho năm 2017. Phát biểu tại một cuộc hội thảo tổ chức hồi tuần trước tại Hà Nội, ông Cường đã công bố tổng quan tình hình hoạt động ngành nông nghiệp trong nửa đầu năm 2017 và đặt ra các định hướng cho nửa cuối năm 2017.

Bốn tháng xin 1 giấy phép: Còn thời gian đâu làm ăn?

7-7-2017

Luật An toàn thực phẩm (ATTP) quy định một kiểu, Nghị định lại yêu cầu làm một kiểu khác với quy trình và thủ tục rườm rà, phức tạp khiến các DN trong ngành chật vật xin đủ các loại giấy phép. Quy định trong Nghị định chưa rõ ràng khiến cán bộ làm việc theo “cảm tính”, gây ra tình trạng nhũng nhiễu DN.

Chi 8.500 tỷ nhập trái cây: Mua về không ăn, tái xuất đi Trung Quốc

7-7-2017

“Hầu hết các mặt hàng trái cây mà Việt Nam nhập từ các nước khác, đặc biệt từ Thái Lan gần như không tiêu thụ trong nước mà chúng ta xuất đi nước thứ ba, bởi nhu cầu sử dụng trái cây các nước khác rất lớn trong khi cung của chúng ta chưa đủ để đáp ứng”.

Lúa chưa gặt giá đã tăng, gạo xuất khẩu hút hàng

7-7-2017

Các DN kinh doanh lúa gạo ở ĐBSCL cho biết, từ sau vụ lúa ĐX 2016 - 2017 đến nay lúa tăng giá ở mức cao. Thời điểm này lúa HT sớm trong vùng vừa thu hoạch ở Hậu Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ nhưng theo dự báo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) giá lúa có thể còn duy trì mức cao đến tháng 9/2017.

Ưu tiên hỗ trợ DN phát triển nông nghiệp

5-7-2017

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhằm tăng nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy sản xuất, hàng hóa khu vực này, phát triển kinh tế xã hội bền vững trên địa bàn nông thôn.

Ngành nông nghiệp phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 33 tỷ USD trong năm 2017

5-7-2017

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong 6 tháng đầu năm 2017, GDP toàn ngành nông nghiệp tăng 2,65%, đồng thời nhiều mặt hàng xuất khẩu tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Những tháng cuối năm 2017, ngành nông nghiệp phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt tối thiểu 33 tỷ USD.

Thúc đẩy cơ cấu lại nông nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm

4-7-2017

Trong hai ngày 03-04/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2017.