TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bốn tháng xin 1 giấy phép: Còn thời gian đâu làm ăn?

Ngày đăng: 07 | 07 | 2017

Luật An toàn thực phẩm (ATTP) quy định một kiểu, Nghị định lại yêu cầu làm một kiểu khác với quy trình và thủ tục rườm rà, phức tạp khiến các DN trong ngành chật vật xin đủ các loại giấy phép. Quy định trong Nghị định chưa rõ ràng khiến cán bộ làm việc theo “cảm tính”, gây ra tình trạng nhũng nhiễu DN.

Mất 4 tháng để xin tờ giấy phép

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), “Công bố phù hợp quy định ATTP” tại Nghị định 38/2012/NĐ-CP là quy định không có trong Luật ATTP, nhưng lại là quy định đang được áp dụng rộng rãi, phổ biến hơn nhiều so với quy định “công bố hợp quy” - một quy định chính thức của Luật ATTP.

Đáng chú ý, đây được cho là thủ tục hành chính phức tạp, tốn rất nhiều thời gian và chi phí cho DN.

Ông Nam dẫn chứng, Nghị định quy định DN nộp hồ sơ xin Giấy Tiếp nhận hợp quy mất tối đa 15 ngày, song thực tế nhiều DN mất tới hơn 4 tháng mới xin được mặc dù sản phẩm đã có phiếu kiểm nghiệm đạt chất lượng theo quy chuẩn khi nộp hồ sơ.

Tại Hội thảo “An toàn thực phẩm từ quy định đến thực tiễn: Vấn đề vướng mắc và kỳ vọng sửa đổi tại Nghị định 38/2012/NĐ-CP” vừa diễn ra, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban pháp chế VCCI, cho biết, thời gian qua đơn vị này đã nhận được rất nhiều ý kiến của các DN sản xuất thực phẩm bao gói liên quan tới thủ tục “công bố phù hợp ATTP”.

Giấy phép con, doanh nghiệp, điều kiện kinh doanh, môi trường kinh doanh

Công bố quy định hợp quy ATTP quy định trong Nghị định 38 đang khiến DN tốn nhiều thời gian và chi phí

Theo ông Tuấn, khảo sát mới nhất của VCCI cho thấy, thủ tục thông quan một lô hàng hóa hết 48 tiếng theo đúng thông lệ quốc tế ở Việt Nam chỉ đạt khoảng 38%. Trong đó, thủ tục hải quan chiếm 28% thời gian, 78% còn lại là thủ tục chuyên ngành. Đặc biệt, việc thông quan đối với hàng hóa cần kiểm tra ATTP, dữ liệu hải quan lấy 104 mẫu thì có trường hợp mất tới 16 ngày.

“Liệu đây có phải 'đóng góp' của Nghị định 38, tạo hàng rào cho các DN?”, ông Tuấn đặt câu hỏi. Nếu soi chiếu về mặt pháp luật thì yêu cầu xác nhận “công bố phù hợp quy định ATTP” trong Nghị định 38 chưa phù hợp với pháp luật, theo ông Tuấn.

Cụ thể, Luật ATTP 2010 quy định: “Thực phẩm đã qua chế biến bao gói vẫn phải đăng ký bản công bố phù hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường, không quy định về biện pháp công bố hợp quy quy định ATTP. Bên cạnh đó, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cũng không hề có biện pháp này”.

Ông Tuấn cho rằng, các căn cứ của Nghị định chưa rõ rằng dẫn tới việc cán bộ trực tiếp thực hiện làm việc theo “cảm tính”, gây ra tình trạng nhũng nhiễu DN,...

“Như sản phẩm socola của một DN được sản xuất từ 12 loại nguyên liệu thì phải thực hiện “công bố phù hợp ATTP” cho cả 12 loại nguyên liệu này và sản phẩm cuối cùng. Tính ra, có tới 13 loại giấy phép. Và trong quá trình làm, nếu chỉ thay đổi một chi tiết nhỏ, không thay đổi chất lượng thì vẫn phải làm lại toàn bộ thủ tục”, ông Tuấn chia sẻ.

Từ tiền kiểm sang hậu kiểm

Không chỉ gây phiền hà, theo các các hiệp hội, việc “Công bố quy định hợp quy ATTP” quy định tại Nghị định 38 còn không phù hợp với thông lệ quốc tế, ít hiệu quả trong việc triển khai thực hiện.

“Đây là biện pháp quản lý theo phương thức “tiền kiểm”, thực chất ít hiệu quả, gây phiền hà, tốn kém cho DN”, ông Nam nói và cho rằng cần phải áp dụng phương thức quản lý “hậu kiểm”, tức kiểm tra, thanh tra theo quy định, quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn do cơ sở công bố áp dụng nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi về môi trường đầu tư, kinh doanh của DN.

Theo ông Nam, hầu hết các nước đã chuyển sang phương thức kiểm tra “hậu kiểm”.

Đại diện Amcham (Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam) và Eurocham (Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam) thừa nhận điều này và khẳng định, họ đã bãi bỏ hình thức công bố sản phẩm trước khi lưu hành như tại Việt Nam mà quản lý hậu kiểm, kết hợp với kiểm tra điều kiện và quy trình sản xuất của nhà máy.

Tại các nước châu Á như Malaysia và Singapore cũng áp dụng hậu kiểm. Riêng với Thái Lan áp dụng hình thức kiểm tra quy trình sản xuất và kiểm tra nguồn nguyên liệu đầu vào.

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho hay, trên thực tế, những băn khoăn về quy định “công bố phù hợp ATTP” đã được các DN nhiều lần đề nghị bãi bỏ. Vào thời điểm giữa tháng 5 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cũng cho rằng kiiến nghị của VASEP về vấn đề này là hợp lý.

Thế nhưng, trong bối cảnh sửa đổi Nghị định 38, dự thảo mới nhất vẫn tiếp tục giữ lại quy định này khiến nhiều DN băn khoăn.

Thay vì quy định “công bố phù hợp ATTP”, các hiệp hội đề xuất quy trình một cửa. Cụ thể, với kiểm nghiệm và xác nhận hợp chuẩn, DN gửi mẫu sản phẩm đi kiểm nghiệm. Theo đó, các phòng kiểm nghiệm được chỉ định sẽ kiểm nghiệm sản phẩm. Nếu đạt chất lượng thì sẽ xác nhận sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng (theo tiêu chuẩn cơ sở của DN và các quy định hiện hành về ATTP của Việt Nam, công bố trên website của phòng kiểm nghiệm).

Với khâu hậu kiểm, cơ quan quản lý thay vì ngồi bàn giấy thẩm xét giấy tờ sẽ tập trung vào đi kiểm tra và lấy mẫu sản phẩm trên thị trường để kiểm nghiệm.

B.Hân

http://vietnamnet.vn

NỘI DUNG KHÁC

Chi 8.500 tỷ nhập trái cây: Mua về không ăn, tái xuất đi Trung Quốc

7-7-2017

“Hầu hết các mặt hàng trái cây mà Việt Nam nhập từ các nước khác, đặc biệt từ Thái Lan gần như không tiêu thụ trong nước mà chúng ta xuất đi nước thứ ba, bởi nhu cầu sử dụng trái cây các nước khác rất lớn trong khi cung của chúng ta chưa đủ để đáp ứng”.

Lúa chưa gặt giá đã tăng, gạo xuất khẩu hút hàng

7-7-2017

Các DN kinh doanh lúa gạo ở ĐBSCL cho biết, từ sau vụ lúa ĐX 2016 - 2017 đến nay lúa tăng giá ở mức cao. Thời điểm này lúa HT sớm trong vùng vừa thu hoạch ở Hậu Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ nhưng theo dự báo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) giá lúa có thể còn duy trì mức cao đến tháng 9/2017.

Ưu tiên hỗ trợ DN phát triển nông nghiệp

5-7-2017

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhằm tăng nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy sản xuất, hàng hóa khu vực này, phát triển kinh tế xã hội bền vững trên địa bàn nông thôn.

Ngành nông nghiệp phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 33 tỷ USD trong năm 2017

5-7-2017

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong 6 tháng đầu năm 2017, GDP toàn ngành nông nghiệp tăng 2,65%, đồng thời nhiều mặt hàng xuất khẩu tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Những tháng cuối năm 2017, ngành nông nghiệp phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt tối thiểu 33 tỷ USD.

Thúc đẩy cơ cấu lại nông nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm

4-7-2017

Trong hai ngày 03-04/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2017.

Những nút thắt nào cần tháo gỡ để tăng trưởng?

5-7-2017

Thủ tục hành chính, vay vốn, giải phóng mặt bằng…là một số nút thắt được Thủ tướng chỉ ra cần được tháo gỡ để tăng trưởng, mà “chỉ cần lơi là một chút, tăng trưởng sụt giảm ngay”.

Nông nghiệp công nghệ cao đối mặt nhiều rào cản

5-7-2017

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, theo nhiều chuyên gia, là một hướng đi đúng của ngành nông nghiệp nhưng phát triển lĩnh vực này còn gặp nhiều rào cản, trong đó có việc tiếp cận thị trường và vướng mắc về tài sản đảm bảo.

Ngay tại nông thôn, chợ cũng mất thị phần

4-7-2017

Ngay tại thị trường nông thôn, người tiêu dùng cũng đã chuyển sang mua sắm nhiều hơn ở các cửa hàng bách hóa tiện nghi khiến chợ truyền thống ngày càng mất thị phần.

Không nên "ép" hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành DN

4-7-2017

Mặc dù, nhiều hộ kinh doanh cá thể đã hiểu rõ những lợi ích có được khi chuyển đổi sang doanh nghiệp. Tuy nhiên, họ cần có thời gian để chuẩn bị cho quá trình này. Vì vậy, không thể dùng mệnh lệnh hành chính để “ép buộc”.

Điều kiện kinh doanh đang “giết chết” doanh nghiệp như thế nào?

4-7-2017

Hiện nay, mỗi ngành nghề kinh doanh có hàng trăm điều kiện con khác nhau. Chúng phức tạp và không rõ ràng nhưng lại can thiệp rất sâu vào quyền tự do kinh doanh giống như quả bom nổ chậm âm thầm “giết chết” doanh nghiệp (DN). Ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cho biết: "Tôi tham gia cuộc chiến chống giấy phép con từ khi mái tóc còn xanh, nay tóc bạc mà vẫn phải tiếp tục cuộc chiến này vì vẫn chưa biết bao giờ đến hồi kết".

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH BẰNG ÔTÔ

25-4-2017

THƯ MỜI CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH BẰNG ÔTÔ

61.276 doanh nghiệp khai sinh, 1,45 triệu tỷ đồng vốn đăng ký trong 6 tháng

30-6-2017

Báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, cả nước có 61.276 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng vốn đăng ký là 596.200 tỷ đồng, tăng 12,4% về số doanh nghiệp và tăng 39,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ.